Xử lý kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng thiết bị dạy học Địa lý nhằm hình thành khái niệm, biểu tượng Địa lý cho học sinh lớp 5 (thực nghiệm tại trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Xử lý kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành đo kiến thức, kĩ năng và thái độ học sinh sau tác động bằng bài kiểm tra và bảng hỏi. Các dữ liệu thu thập được đã được nhóm nghiên cứu xử lý theo các thao tác của phương pháp nghiên cứu tác động (action research). Các kết luận về kết quả thực nghiệm được đưa ra trên cơ sở phân tích các đại lượng sau :

Mode : là giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất trong một tập hợp điểm số Median: là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số theo thứ tự Mean : là giá trị trung bình cộng của các điểm số

Độ lệch chuẩn ( SD) : cho biết mức độ phân tán của các điểm số

P ( giá trị của phép kiểm chứng T-test) : xác xuất xảy ra ngẫu nhiên đối

với các dữ liệu rời rạc

p ( giá trị của phép kiểm chứng khi bình phương ): xác xuất xảy ra ngẫu

nhiên đối với các dữ liệu rời rạc

ES: mức độ ảnh hưởng của tác động

3.2.1. Mô tả dữ liệu

Kết quả điểm kiểm tra sau tác động được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. (Điểm số cụ thể xin xem phần phụ lục)

Bảng 3.1 : Mô tả dữ liệu

STT Đại lượng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

1 Mode 8 7

3 Giá trị trung bình 7,730769 6,896552

4 Độ lệch chuẩn 0,77757 1,01224

3.2.2. So sánh dữ liệu liên tục

Căn cứ vào bảng trên có thể thấy chênh lệch giá trị trung bình điểm số giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khá lớn. Giá trị chênh lệch này được

thể hiện trong bảng 3.2:

Bảng 3.2 : So sánh giá trị trung bình điểm số của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Giá trị chênh lệch

7,73 6,89 0,84

Giá trị chênh lệch là 0,87 cho thấy sự khác biệt về điểm số của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng. Tuy nhiên để khẳng định chêng lệch này là kết quả của tác động hay do các nguyên nhân ngẫu nhiên khác chúng ta cần kiểm tra bằng giá trị P của phép kiểm chứng T-test

Giá trị P trong phép kiểm chứng T-test độc lập đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho kết quả sau:

Bảng 3.3: Giá trị P của phép kiểm chứng T-test

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Giá trị P Đánh giá P Giá trị trung bình 6,96 7,84 0,001297 0,001297 < 0,05 Giá trị P được đánh giá trên cơ sở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tiêu chí đánh giá giá trị P của phép kiểm chứng T-test

Khi Giá trị trung bình của 2 nhóm P <= 0,05 Chênh lệch CÓ ý nghĩa

Giá trị P trong phép kiểm chứng T-test của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng trong nghiên cứu này là 0,001297 nhỏ hơn 0,05 cho thấy P là giá trị có ý nghĩa. Kết quả trên không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao, chênh lệch trung bình của điểm số là kết quả của tác động, các nguyên nhân ngẫu nhiên đã bị loại trừ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của việc sử dụng kênh hình trong dạy học mang lại hiệu quả rõ rệt đối với học sinh lớp 5A trường Tiểu học Thụy Vân. Tuy nhiên tác động này lớn tới đâu lại cần dựa vào giá trị ES về mức độ ảnh hưởng của tác động.

Mức độ ảnh hưởng của tác động trong nghiên cứu này được thể hiện trong bảng 3: Bảng 3.5 : Mức độ ảnh hưởng của tác động Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Giá trị trung bình 7,73 6,89 Độ lệch chuẩn 0,78 1,01 ES 0,83

Mức độ ảnh hưởng ES được đánh giá theo bảng tiêu chí Cohen :

Bảng 3.6: Bảng tiêu chí Cohen Giá trị ES Ảnh hưởng > 1,00 Rất lớn 0,08 – 1,00 Lớn 0,50 – 0,79 Trung bình 0,20 – 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ

Mức độ ảnh hưởng ES trong nghiên cứu này là 0,83 cho thấy tác động mang lại hiệu quả ở mức độ lớn

3.2.3. So sánh dữ liệu rời rạc

Kết quả đo thái độ của học sinh sau tác động bằng bảng hỏi đối với các bài giảng môn Địa lý trong học kì 2 được thể hiện trong bảng 3.7:

Bảng 3.7: Dữ liệu rời rạc Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Tổng Lớp thực nghiệm 14 10 2 0 26 Lớp đối chứng 3 9 15 2 29 Khi bình phương = 19,004 Giá trị p = 0,00027

(Giá trị p được tính tại: http://www.waent.org/Chi-Square-Test.htm)

Giá trị p của phép kiểm chứng khi bình phương (chi-square test) được đánh giá theo bảng 3.8 :

Bảng 3.8: Tiêu chí đánh giá P của phép kiểm chứng khi bình phương

Khi Liên hệ giữa thành phần nhóm và kết quả p <= 0,001 Chênh lệch CÓ ý nghĩa

p > 0,001 Chênh lệch KHÔNG có ý nghĩa

Giá trị P khi bình phương trong nghiên cứu này là 0,00027 < 0,001 cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa thành phần nhóm và kết quả. Kết quả thu được không có khả năng ngẫu nhiên cao, thái độ tích cực của học sinh nhóm thực nghiệm trong tương quan với nhóm đối chứng là kết quả của tác động. Các nguyên nhân ngẫu nhiên được loại bỏ.

Một phần của tài liệu Sử dụng thiết bị dạy học Địa lý nhằm hình thành khái niệm, biểu tượng Địa lý cho học sinh lớp 5 (thực nghiệm tại trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)