Kết luận về quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng thiết bị dạy học Địa lý nhằm hình thành khái niệm, biểu tượng Địa lý cho học sinh lớp 5 (thực nghiệm tại trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ (Trang 60)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Kết luận về quá trình thực nghiệm

- Thực nghiệm đã đảm bảo được mục tiêu đề ra, các nguyên tắc và quy trình thực nghiệm đảm bảo theo thiết kế nghiên cứu

- Các dữ liệu thu thập được đảm bảo tính khách quan và chính xác. Dữ liệu liên tục và dữ liệu rời rạc là kết quả của thang đo theo tiêu chuẩn quốc tế là cơ sở để chúng tôi phân tích dữ liệu thu được từ có rút ra được kết luận về hiệu quả thực tiễn của khóa luận.

- Tuy nhiên do một số điều kiện hạn chế nhất định mà nghiên cứu chỉ bó hẹp trong khuôn khổ nhỏ, thực nghiệm chưa được thực hiện tại nhiều lớp học,

trường học khác nhau do đó kết quả thực nghiệm chưa phải là kết quả tuyệt đối với nhiều trường học cũng như địa phương khác.

*Tiểu kết chương 3:

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp 5 của trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ là một trường trung du miền núi với điều kiện đang phát triển phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các bước của quá trình thực nghiệm được chuẩn bị chu đáo, khoa học. Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp nghiên cứu tác động đảm bảo tính khách quan và lượng hóa được hiệu quả của tác động. Trên cơ sở các số liệu thống kê này thấy được hiệu quả rõ rệt trong việc sử dụng TBDH để hình thành khái niệm, biểu tượng Địa lý cho HS lớp 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ của đề tài và quá trình thực nghiệm đề tài chúng tôi có thể đưa ra các kết luận sau :

- TBDH giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình dạy học Địa lý, nó giúp HS tiếp thu tri thức một cách trực quan, sinh động và dễ hiểu hơn. Vì vậy kĩ năng sử dụng TBDH là một yêu cầu bắt buộc giáo viên phải có khi dạy học địa lý. Vì vậy nghiên cứu cách sử dụng TBDH sao cho hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay.

- Trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn nên TBDH sử dụng trong dạy học còn hạn chế với những dụng cụ thô sơ và số lượng ít. Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục cũng như sự đầu tư của nhà nước thì TBDH ngày càng được bổ sung trong trường phổ thông phong phú và chất lượng hơn. Dựa vào điều kiện thực tế này thì giáo viên và các nhà giáo dục cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để tìn ra phương pháp khai thác TBDH. đặc biệt là việc tận dụng lược đồ, bản đồ tranh ảnh có sẵn trong SGK. Vì SGK là TBDH cơ bản phổ biến ở tất cả các trường Tiểu học với nhiều hình ảnh trực quan, sinh động tuy nhiên để khai thác triệt để hiệu quả của SGK thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Hơn nữa các TBDH Địa lý được trang bị trong nhà trường Tiểu học như bản đồ treo tường, quả địa cầu cũng cần được sử dụng theo hướng tích cực hơn.

- Ở bậc Tiểu học, học sinh có ấn tượng mạnh mẽ đối với những đồ vật mang tính trực quan cao vì thế TBDH mang tính trực quan lại càng chiếm ưu thế trong việc tác động vào quá trình tri giác của học sinh. Nếu giáo viên biết khéo léo sử dụng kênh hình để hình thành những biểu tượng, khái niệm địa lý cũng như gây ấn tượng giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. Tuy nhiên do địa lý là một trong những môn học phụ trong chương trình Tiểu học nên thường ít được quan tâm và nghiên cứu. Chính vì vậy đặt ra việc phải có sự nghiên cứu và đưa ra phương pháp thích hợp để hình thành khái niệm, biểu tượng cho HS

- Khái niệm và biểu tượng địa lý là một phần quan trọng trong dạy học địa lý nhưng chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu đúng mực. Đặc biệt bậc Tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển

kiến thức sau này. Vì vậy các khái niệm, biểu tượng địa lý được hình thành phải chính xác, khách quan, cụ thể. Muốn làm được điều đó giáo viên phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, chi tiết và có hiểu biết sâu rộng, chắc chắn về các khái niệm, biểu tượng trong bài

- Thông qua việc nghiên cứu, tiếp thu những lý luận cơ bản của các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu khai thác TBDH trong dạy học địa lý và cách hình thành biểu tượng, khái niệm, chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu quy trình khai thác và vận dụng . Khóa luận đã xây dựng được các bước khai thác cụ thể cũng như một số giáo án mẫu từ đó giúp giáo viên có thể vận dụng trong thực tế giảng dạy.

- Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ. Chúng tôi áp dụng một tiêu chuẩn đo lường tương đối mới mang tính quy chuẩn quốc tế có thể đánh giá cả định tính và định lượng của quá trình thực nghiệm. Qua việc thu thập và xử lý số liệu khách quan cho thấy hiệu quả của việc sử dụng TBDH địa lý nhằm hình thành biểu tượng, khái niệm địa lý cho HS Tiểu học lớp 5.

2. Một số kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý chúng tôi có một số kiến nghị sau :

- Giáo viên cần nghiêm túc, thường xuyên thực hiện việc dạy học gắn liền với việc sử dụng TBDH, khai thác triệt để SGK và các TBDH sẵn có

- Đối với học sinh cần tạo cho các em thói quen sử dụng TBDH mang tính trực quan ngay từ đầu để hình thành kĩ năng cũng như biểu tượng khái niệm địa lý.

- Đối với nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cho TBDH tại trường học, liên tục cập nhật các phương tiện dạy học mới để bắt kịp với xu thế chung của xã hội. Đồng thời tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng TBDH. Chú trọng bồi dưỡng kĩ năng sử dụng TBDH cho giáo viên thông qua các đợt tập huấn, trao đổi, các sáng kiến

kinh nghiệm giúp giáo viên biết cách sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại và truyền đạt kiến thức trong dạy học sao cho tốt nhất.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 1.Lý do chọn đề tài ... 1

3.Mục đích nghiên cứu ... 4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 4

6.Giả thuyết khoa học ... 5

7.Phương pháp nghiên cứu ... 5

8. Cấu trúc đề tài ...6

NỘI DUNG ... 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÝ NHẰM HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM, BIỂU TƯỢNG ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 5 ... 7

1.1. Cơ sở lý luận ... 7

1.1.1.Thiết bị dạy học ... 7

1.1.1.2. Phân loại thiết bị dạy học ... 8

1.1.1.3. Vai trò của thiết bị dạy học ... 8

1.1.1.4. Yêu cầu của thiết bị dạy học ... 11

1.1.2. Hình thành biểu tượng, khái niệm Địa lý ... 13

1.1.2.1 Khái niệm biểu tượng, khái niệm Địa lý ... 13

1.1.2.2. Quá trình nhận thức của học sinh và mối liên hệ với biểu tượng, khái niệm Địa lý ... 15

1.1.2.3. Vai trò của biểu tượng, khái niệm trong dạy học Địa lý... 17

1.1.3. Một số đặc điểm về nhận thức của học sinh Tiểu học…………18

1.1.3.1. Tri giác ... 18

1.1.3.2. Chú ý ... 19

1.1.2.3. Trí nhớ ... 20

1.1.2.4. Tưởng tượng ... 20

1.2. Cơ sở thực tiễn ... 21

1.2.1. Đặc điểm chương trình Địa lý và SGK Địa lý lớp 5 ... 22

1.2.2. Tình hình thực tế sử dụng thiết bị dạy học địa lý hiện nay ở trường Tiểu học và lớp 5 ... 24

1.2.3. Tình hình thực tế việc nhận thức khái niệm, biểu tượng của học sinh lớp Tiểu học và lớp 5 ... 26

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÝ NHẰM HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM, BIỂU TƯỢNG ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 5 29

2.1.Nguyên tắc sử dụng TBDH trong dạy học Địa lý ... 29

2.1.1.Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, yêu cầu, hình thức của bài học ... 29

2.1.2. Sử dụng đúng mức độ và cường độ ... 29

2.1.3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các TBDH và các phương pháp dạy học khác nhau ... 30

2.2. Quy trình sử dụng TBDH hình thành khái niệm, biểu tượng Địa lý 30 2.2.1. Quy trình sử dụng TBDH để hình thành khái niệm địa lý ... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Quy trình sử dụng TBDH để hình thành biểu tượng địa lý ... Error! Bookmark not defined. 2.3. Cách sử dụng một số TBDH Địa lý ở Tiểu học nhằm hình thành khái niệm, biểu tượng cho HS ... 34

2.3.1. Sử dụng bản đồ giáo khoa để hỉnh thành biểu tượng, khái niệm Địa lý cho học sinh Tiểu học ... 34

2.3.1.1. Khái niệm bản đồ giáo khoa ... 34

2.3.1.2. Phân loại bản đồ giáo khoa ... 35

2.3.1.3. Vai trò của bản đồ giáo khoa ... 36

2.3.1.4. Sử dụng bản đồ để hình thành khái niệm, biểu tượng địa lý ... 37

2.3.2. Sử dụng tranh ảnh có nội dung địa lý để hình thành khái niệm, biểu tượng Địa lý ... 39

2.3.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh ảnh địa lý ... 39

2.3.2.2. Sử dụng tranh ảnh có nội dung địa lý để hình thành khái niệm, biểu tượng địa lý cho học sinh ... 40

2.3.3. Sử dụng mô hình ... 41

2.3.3.1. Khái niệm mô hình ... 41

2.3.3.2. Vai trò của mô hình ... 42

2.3.3.3. Sử dụng mô hình để hình thành khái niệm, biểu tượng địa lý cho học sinh ... 42

2.3.4. Sử dụng thiết bị dạy học hiện đại ... 43

2.3.4.1. TBDH hiện đại ... 43

2.3.4.2. Vai trò của TBDH hiện đại ... 44

2.3.4.3. Sử dụng TBDH hiện đại nhằm hình thành khái niệm, biểu tượng địa lý cho HS lớp 5 ... 45

2.4. Một số giáo án mẫu ... 45

2.4.1. Bài 2: Địa hình và khoáng sản ... 45

2.4.2. Bài 26: Châu Mĩ (tiếp theo) ... 50

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 54

3.1. Tổ chức thực nghiệm ... 54

3.1.1. Mục đích thực nghiệm ... 54

3.1.2. Nguyên tắc thực nghiệm ... 55

3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ... 55

3.1.4. Nội dung thực nghiệm ... 55

3.1.5. Quy trình thực nghiệm ... 56

3.2. Xử lý kết quả thực nghiệm ... 57

3.2.1. Mô tả dữ liệu ... 57

3.2.2. So sánh dữ liệu liên tục ... 58

3.2.3. So sánh dữ liệu rời rạc ... 59

3.3. Kết luận về quá trình thực nghiệm ... 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 61

1. Kết luận chung ... 61

2. Một số kiến nghị... 63 PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Sử dụng thiết bị dạy học Địa lý nhằm hình thành khái niệm, biểu tượng Địa lý cho học sinh lớp 5 (thực nghiệm tại trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)