1.3 .Một số vấn đề chung về dạy học môn Toán lớp 4
1.3.2 .Nội dung, mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 4
1.4. Thực trạng việc xây dựng, sử dụng các dự án học tập trong môn Toán
một số trường tiểu học
1.4.1. Thực trạng vấn đề nhận thức về dạy học theo dự án, vấn đề xây dựng, sử dụng các dự án học tập trong dạy học môn Toán cuả GV một số trường Tiểu học ở địa bàn Thị xã Phú Thọ.
Khảo sát thực trạng việc vận dụng DHTDA trong dạy học của GV, thực trạng dạy học môn Toán tại một số trường tiểu học ở địa bàn Thị xã Phú Thọ chúng tôi đã tiến hành điều tra quy mô nhỏ với 16 GV dạy các lớp 4, 5 của các trường Tiểu học Hùng Vương, trường Tiểu học Phong Châu, trường Tiểu học Lê Đồng. Việc điều tra tập trung vào các vấn đề sau:
- Tìm hiểu các PPDH GV sử dụng chủ yếu trong DH Toán ở tiểu học. - Tìm hiểu nhận thức của GV về DHTDA.
- Thực trạng xây dựng, sử dụng phương pháp DHTDA trong môn Toán ở tiểu học.
Chúng tôi thu thập thông tin qua việc phỏng vấn trao đổi trực tiếp với GV, lập phiếu điều tra thông tin,…và thu được kết quả như sau:
Về nhận thức của GV về DHTDA.
Về nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của DHTDA. Khảo sát qua phiếu điều tra.
Bảng 1.1: Nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của DHTDA trong dạy học môn Toán lớp 4 Dạy học theo dự án Đồng ý Đồng ý 1 phần Không đồng ý SL % SL % SL %
Là PPDH trong đó gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động.
16 100 0 0 0 0
Giúp HS có điều kiện củng cố, vận dụng các kĩ năng và kiến thức của bản thân vào thực tiễn.
15 93,75 1 6,25 0 0
Giúp HS liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực .
14 87,5 2 12,5 0 0
Phát huy tính chủ động, tự lập trong học tập của HS.
14 87,5 1 6,25 1 6,25
Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
13 81,25 2 12,5 1 6,25
Rèn luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS.
15 93,75 1 6,25 0 0
Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS.
13 81,25 3 12,5 0 0
Phát triển khả năng sáng tạo của HS. 16 100 0 0 0 0 Phát triển năng lực tự đánh giá. 8 50 5 31,25 3 12,5 Rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ. 11 68,75 5 31,25 0 0
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, vai trò của PPDH theo dự án trong dạy học môn Toán lớp 4 được các thầy/cô lựa chọn: Đây là PPDH trong đó có gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động và PPDH này phát triển khả năng sáng tạo của HS (100%). Sau đó, đến PPDH này rèn luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS, giúp HS có điều kiện củng cố, vận dụng các kĩ năng và kiến thức của bản thân vào thực tiễn (93,75%); giúp HS liên hệ kiến thức của nhiều lĩnh vực, phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS (87,5%).
Tiếp đó giảm dần là phương pháp này kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS, rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp (81,25%). Cuối cùng là PPDH này rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ (68,75%) và phát triển năng lực tự đánh giá (50 %).
Như vậy hầu hết các thầy cô đều nhận thức, hiểu đúng về vai trò, ý nghĩa của PPDH này. Hơn nữa, đây cũng là một phương pháp giúp HS phát triển năng lực tự đánh giá khả năng của bản thân, của các bạn và rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ cho các em trong quá trình thực hiện dự án. Nhìn chung các thầy cô tại các trường Tiểu học Hùng Vương, trường Tiểu học Phong Châu, trường Tiểu học Lê Đồng đã biết về PPDH này và hiểu được vai trò cũng như ý nghĩa của nó, nhưng thông qua điều tra rất nhiều thầy cô chưa thực sự hiểu về bản chất, cách thức thực hiện cũng như ưu điểm, nhược điểm của PPDH theo dự án.
Bảng 1.2: Kết quả điều tra về mức độ hiểu biết của GV về PPDHTDA.
Mức Tỉ lệ
Biết về PP 16/16 (100%)
Hiểu rõ bản chất PP 6/16 (37,5%) Không biết gì 0/16 (0 %)
Nhận xét: Thông qua bảng điều tra cho thấy, số lượng các thầy cô biết về phương pháp này đạt 100%, không có thầy cô nào là chưa biết đến phương pháp này. Nhưng trong số đó chỉ có 37,5% thầy cô hiểu rõ bản chất của phương pháp. Nói chung các thầy cô đã quan tâm và biết về PPDH này qua các buổi tập huấn về đổi mới PPDH ở tiểu học, tham khảo các tài liệu tuy nhiên để hiểu rõ bản chất, cách thức thực hiện ra sao để áp dụng vào dạy học cho HS thì rất ít thầy cô làm được điều này.
Về các PPDH GV sử dụng chủ yếu trong dạy học Toán ở tiểu học.
Hầu hết GV tại các trường tiểu học Hùng Vương, trường Tiểu học Phong Châu, trường Tiểu học Lê Đồng được điều tra đều có ý thức thực hiện đổi mới PPDH đối với môn Toán ở tiểu học thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới: Phương pháp trực quan, đàm thoại, thuyết trình, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, dạy học theo thuyết kiến tạo,
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác,… Kết quả điều tra được tổng hợp cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.3: Các phương pháp dạy học GV sử dụng trong giảng dạy môn Toán S T T Tên phương pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên
Đôi khi Rất hiếm khi Không bao giờ 1 Trực quan 14/16 (87,5%) 1/16 (6,25%) 1/16 (6,25%) 0/16 (0%) 2 Đàm thoại 14/16 (87,5%) 2/16 (12,5%) 0/16 (0%) 0/16 (0%) 3 Quan sát 15/16 (93,75%) 1/8 (6,25%) 0/16 (0%) 0/16 (0%) 4 Trò chơi học tập 7/16 (43,75%) 6/16 (37,5%) 3/16 (18,75%) 0/16 (0%) 5 Thuyết trình 15/16 (93,75%) 1/16 (6,25%) 0/16 (0%) 0/16 (0%) 6 Thảo luận nhóm 8/16 (50%) 4/16 (25%) 3/16 (18,75%) 1/16 (6,25%) 7 Phát hiện giải quyết vấn đề 8/16 (50%) 4/16 (25%) 4/8 (25%) 0/16 (0%) 8 Dạy học theo thuyết kiến tạo 2/16 (12,5%) 1/16 (6,25%) 3/8 (18,75%) 10/16 (62,5%) 9 Dạy học theo dự án 2/16 (12,5%) 1/16 (6,25%) 1/16 (6,25%) 12/16 (75%)
Nhận xét: Qua bảng cho thấy, PPDH được sử dụng thường xuyên nhất ở tiểu học là phương pháp thuyết trình (93,75%), quan sát (93,75%) và đàm thoại, trực quan (75%). Sau thuyết trình, đàm thoại, trực quan thì thảo luận nhóm (50%) và phát hiện và giải quyết vấn đề (50%) cũng được nhiều GV lựa chọn. Xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ sử dụng thì tiếp theo là đến phương pháp
trò chơi học tập (43,75%). Cuối cùng là nhóm các phương pháp dạy học theo thuyết kiến tạo, dạy học theo dự án (12,5%).
Hầu hết các thầy cô đã quan tâm tới đổi mới PPDH nhưng chủ yếu họ vẫn tập trung vào một số phương pháp quen thuộc như: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, dạy học theo nhóm. PPDH theo dự án được xem là một trong những phương pháp tích cực, song điều tra cho thấy mức độ sử dụng của GV còn rất hạn chế (12,5% hiếm khi sử dụng, 62,5% không sử dụng bao giờ). Ngoài ra qua phỏng vấn, 24% GV khẳng định là mình có sử dụng phương pháp này trong dạy học. Nhiều GV đã nhận thức được tác dụng của PPDH theo dự án nhưng việc xây dựng và sử dụng các dự án học tập trong dạy học nói chung và trong môn Toán nói riêng vẫn còn rất hạn chế.
1.4.2. Những khó khăn của giáo viên khi xây dựng, sử dụng các dự án học tập trong môn Toán ở một số trường Tiểu học tại địa bàn Thị xã Phú Thọ
Kết quả điều tra về những khó khăn mà GV gặp phải khi xây dựng, sử dụng các dự án học tập trong môn Toán lớp 4.
Bảng 1.4: Kết quả điều tra về khó khăn của GV khi xây dựng, sử dụng
các dự án học tập trong môn Toán lớp 4 tại một số trường Tiểu học ở địa bàn Thị xã Phú Thọ
STT Khó khăn Tỉ lệ
1 Kiến thức môn học không thuận lợi cho việc xây dựng, sử dụng các dự án học tập.
8/16 (50%)
2 Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học 4/16 (25%)
3 Năng lực của HS hạn chế 4/16 (25%)
4 Sự hứng thú của HS không cao 8/16 (50%)
5 Thời lượng dành cho môn học hạn chế 11/16 (68,75%) 6 Thói quen sử dụng các PPDH cũ ăn sâu 11/16 (68,75%) 7 Chưa biết cách xây dựng thiết lập các dự án học tập
môn học, thiếu các tài liệu định hướng cụ thể việc vận dụng DHTDA ở tiểu học
13/16 (81,25%)
Nhận xét: Kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy thứ tự các nguyên nhân theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Khó khăn chủ yếu đầu tiên được kể đến là do GV chưa biết cách xây dựng, thiết lập các dự án học tập môn học, thiếu các tài liệu định hướng cụ thể việc vận dụng DH theo dự án ở Tiểu học (81,25%), tiếp theo là thời lượng dành cho môn học hạn chế và thói quen sử dụng các phương pháp cũ còn ăn sâu (68,75%). Một số GV còn cho rằng kiến thức môn học không thuận lợi cho việc thực hiện tích cực hoạt động người học, sự hứng thú của HS không cao (50 %) cũng là một khó khăn của GV khi sử dụng PP này. Cuối cùng là những khó khăn từ cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, năng lực của HS hạn chế và những khó khăn khác (25%). Trong đó, các thầy cô tại trường Tiểu học Hùng Vương, trường Tiểu học Phong Châu, trường Tiểu học Lê Đồng cho rằng khó khăn cơ bản nhất là GV chưa được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng cơ bản để thực hiện việc xây dựng, sử dụng các DAHT trong môn Toán ở tiểu học. Họ còn thiếu các tài liệu chỉ dẫn cách thức vận dụng PPDH này vào trong dạy học. Điều này khiến trong quá trình tổ chức cho HS thực hiện các dự án có nhiều tình huống ngoài dự kiến của GV khiến GV lúng túng khi giải quyết .Những khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ và sự tích cực học tập của HS. Việc tổ chức dạy học theo dự án chưa thực sự được chú trọng đúng mức, GV có áp dụng PP này trong dạy học môn Toán cho HS nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.
Khái quát chung về kết quả khảo sát:
- PP mà GV sử dụng để dạy học môn Toán lớp 4 cho HS chủ yếu vẫn là PP thuyết trình, đàm thoại và một số PP truyền thống khác.
- Những PPDH khai thác tính tích cực cho HS được sử dụng nhưng chưa thực sự phong phú.
- Hầu hết các GV đều cho rằng việc đổi mới PPDH theo các PPDH tích cực trong dạy môn Toán là quan trọng, sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học do đặc thù về tính thực tiễn của nội dung môn học. Tuy nhiên, nhiều GV chưa lựa chọn hoặc chưa kết hợp sử dụng một cách hiệu quả PPDH tích cực thích hợp đối với môn học này.
- Tỉ lệ GV có hiểu biết về bản chất của PP DHTDA chưa cao, rất ít GV sử dụng PPDH này trong dạy học, trong số những GV đã sử dụng DHTDA trong dạy học môn Toán ở TH thì mức độ sử dụng còn rất thấp.
Phân tích nguyên nhân
Qua tìm hiểu và phân tích, chúng tôi đánh giá thực trạng trên do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- PPDH truyền thống đã ăn sâu vào thói quen của một bộ phận không ít GV. Do đó, việc thực hiện đổi mới PPDH nói chung, PPDH môn Toán ở tiểu học nói riêng từ khâu thiết kế kế hoạch bài học, lựa chọn phối hợp các PPDH gây trở ngại về nhiều phương diện như thời gian, cách thức tiến hành nên họ ngại thực hiện.
- Những hiểu biết về lý luận của PPDH tích cực nói chung, DHTDA nói riêng của GV còn nhiều hạn chế nên việc xây dựng, sử dụng các dự án học tập còn gặp nhiều khó khăn.
- GV còn thiếu các tài liệu về lý luận, về chỉ dẫn cách thức tổ chức dạy học theo phương pháp DHTDA. Vì vậy, chưa xây dựng và thiết kế được các bài học nhằm đảm bảo lý luận về tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học này và chưa kích thích được HS tích cực tham gia hoạt động học tập. Hơn nữa, trên thực tế, việc phổ biến cơ sở lý luận và chỉ dẫn vận dụng PPDH này trong các trường tiểu học chưa được thực hiện một cách đầy đủ, hệ thống.
Tóm lại, GV đều ít hay nhiều có sự quan tâm đến việc đổi mới PPDH trong dạy học ở tiểu học nói chung, dạy học môn Toán lớp 4 nói riêng. Họ cũng đã quan tâm đến một số PPDH nhằm nâng cao tính tích cực của HS trong học tập. Thực tế đã có một số GV sử dụng DHTDA trong môn Toán. Tuy nhiên, việc làm này còn gặp khó khăn. Trong đó, khó khăn đầu tiên đối với họ là chưa được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng cơ bản để thực hiện việc vận dụng DHTDA trong môn Toán ở tiểu học. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa là họ thiếu các tài liệu chỉ dẫn cách thức tổ chức theo quy trình, những kỹ thuật, thiết kế SP cần thiết... để vận dụng DHTDA trong môn Toán ở tiếu học. Do đó, việc thực hiện xây dựng và sử dụng các DAHT trong môn Toán đối với HS tiểu học còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về lý luận làm cơ sở cho đề tài. Chúng tôi đã đưa ra một số khái niệm được dùng trong đề tài, hệ thống các luận điểm khoa học chuyên môn làm căn cứ khoa học cho giả thuyết của đề tài.
Từ các căn cứ khoa học được trình bày, chúng tôi đã chỉ rõ được những tiêu chuẩn của một tiến trình dạy và học thực sự được gọi là một DAHT từ đó giúp phân biệt phương pháp này với các phương pháp dạy học khác.
Bên cạnh đó, trong chương 1, chúng tôi cũng đưa ra những vấn đề về thực tiễn liên quan tới việc giảng dạy, xây dựng và sử dụng các dự án trong môn Toán lớp 4 tại các trường Tiểu học Hùng Vương, trường Tiểu học Phong Châu, trường Tiểu học Lê Đồng cũng như những khó khăn của giáo viên khi xây dựng và sử dụng các dự án học tập trong môn Toán lớp 4. Những kết quả thu được đã khẳng định cần có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy để đáp ứng được nguyện vọng của các em HS và nhu cầu của xã hội.
Từ những căn cứ khoa học được trình bày, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng phương pháp DHTDA sẽ tác động tích cực đến người học, giúp tạo điều kiện cho người học tìm được sợi dây liên hệ giữa những kiến thức hàn lâm trong chương trình học với thực tế xã hội sống xung quanh, và phương pháp này cũng sẽ giúp người học thể hiện được năng lực của bản thân và khám phá những khả năng trong con người mình và từ đó phát triển bản thân một cách toàn diện nhất.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ DỰ ÁN HỌC TẬP TRONG MÔN TOÁN LỚP 4
2.1. Nguyên tắc xây dựng các dự án học tập