.Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa lí luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng các dự án học tập trong dạy học môn toán lớp 4 (Trang 34)

Các dự án mà GV tổ chức để HS thực hiện phải là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm…) để tự mình khám phá ra tri thức. Nhưng quan trọng hơn là cơ hội để các em vận dụng ngay những tri thức các em học được vào thực tế cuộc sống. Những dự án này phải là cơ hội để các em tìm hiểu, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại ngay tại địa phương các em đang sinh sống.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi GV khi xây dựng dự án cần: - Xác định rõ các mục tiêu, nội dung cụ thể, cốt lõi của từng bài học. Dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình; bám sát vào mục tiêu dạy học; liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh HS. Từ đó xây dựng những hoạt động thích hợp cho dự án.

- Lựa chọn những bài học và những tri thức cơ bản, phù hợp với điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của dự án.

- Về nội dung của dự án: phải làm cho người học nắm vững lí thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương; phải phản ánh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.

- Về phương pháp: cần khai thác vốn sống của người học để minh họa để đặt ra và giải quyết những vấn đề lí luận. Làm sao để HS vận dụng những phương pháp như: thí nghiệm, thảo luận, tranh luận, khảo sát,…để từ đó HS nắm nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyết những tình huống khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Thông qua đó, bước đầu giúp HS làm quen với những phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Về hình thức tổ chức: dự án cần kết hợp các hình thức tổ chức khác nhau như: hình thức tham quan học tập, thực hành, thực tập ở phòng thí nghiệm,…

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ thể của HS trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án

PPDH theo dự án là một trong những PPDH hiện đại, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình học tập tức “người học là trung tâm của mọi quá trình”. Điều này có nghĩa là người học phải được tham gia vào mọi quá trình của dự án từ việc đưa ra ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm đến việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của bản thân, của các bạn…Trong quá trình HS thực hiện dự án, GV đóng vai trò là người cộng tác, hỗ trợ…và không can thiệp quá nhiều đến việc quyết định sản phẩm của các em.

Đánh giá kết quả học tập là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm chất lượng và sự công bằng trong giáo dục. Nếu làm tốt khâu đánh giá sẽ tạo nên động lực thúc đẩy người học nỗ lực vươn lên và ngược lại, nếu khâu đánh giá “có vấn đề” sẽ để lại những hậu quả tai hại cho trí tuệ, nhân cách của người học.

Đảm bảo tình khách quan trong đánh giá là GV đảm bảo đánh giá công bằng, không có sự phân biệt và thiên vị khi đánh giá quá trình cũng như kết quả thực hiện dự án của HS. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ bên ngoài (địa vị kinh tế - xã hội, nguồn gốc, chủng tộc, môi trường sống,…) GV cần công khai các nội dung đánh giá.

Đảm bảo tính khoa học trong quá trình đánh giá là GV phải xây dựng và tuân thủ các bước trong quy trình đánh giá. Có sổ quan sát, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ, rõ ràng kết quả các giai đọan thực hiện dự án của HS.

Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án. Đánh giá liên tục và định kỳ là khâu cốt yếu của dạy học theo dự án, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp HS thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Nhờ đánh giá định kì thông qua các hướng dẫn trong bài học, GV biết nhiều hơn về nhu cầu của các em cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp HS đạt kết quả tốt hơn.

- Xây dựng kế hoạch đánh giá một cách chi tiết, tỉ mỉ, rõ ràng. Tất cả các tiêu chí đánh giá phải được cụ thể hóa thành từng mục xây dựng trong các phiếu phát tới tận tay HS và hướng dẫn cách sử dụng các phiếu này một cách rõ ràng.

- Hiểu, nắm rõ những mục đích và những tiêu chuẩn đánh giá.

- Đánh giá phải công bằng, phản ánh được kết quả thực của HS, không nên để những yếu tố chủ quan hay sự thiếu trung thực làm sai lệch.

- Phải thường xuyên đối chiếu kết quả thực hiện của HS với những tiêu chuẩn đánh giá đã xây dựng.

- Tiến hành đánh giá thường xuyên trong quá trình HS thực hiện dự án. - Thu thập thông tin cần diễn ra theo một quá trình để có được thông tin một cách đầy đủ đảm bảo kết quả đánh giá được chính xác.

- Lựa chọn các phương pháp đánh giá. - Hình thành cho HS kĩ năng tự đánh giá.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo bám sát chương trình, nội dung môn Toán lớp 4

Môn Toán ở trường Tiểu học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất của người học. Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt được các mục tiêu chủ yếu như hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực toán học), có những kiến thức, kỹ năng toán học phổ thông cơ bản, thiết yếu, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế. Bên cạnh đó còn giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất chung và những phẩm chất mà giáo dục toán học mang lại.

Đối với PPDH theo dự án việc thực hiện các DAHT đòi hỏi sự khai thác, hỗ trợ lẫn nhau của nhiều kiến thức trong một bài học nên kế hoạch bài học sẽ thể hiện sự đan cài, bổ trợ của nhiều kiến thức nội môn hoặc các môn học khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý đảm bảo trục chính vẫn là các nội dung môn Toán lớp 4 theo chương trình hiện hành thì mới đảm bảo được mục tiêu dạy học đã xác định. Vấn đề là giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo để kế hoạch bài học thể hiện rõ các kiến thức đó được khai thác, sử dụng như thế nào để tạo nên sự

hỗ trợ giá trị lẫn nhau hướng đích mục tiêu. Sau khi thực hiện các dự án học tập phải đảm bảo các em đạt được mục tiêu của bài học.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi GV cần chú ý:

- Xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình môn Toán lớp 4, nội dung của các dự án học tập đảm bảo bám sát các bài học.

- Các nhà trường và địa phương có thể vận dụng, phát triển chương trình môn Toán sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền, địa phương, từng trường và từng đối tượng HS trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình.

- Việc lựa chọn nội dung kiến thức để hình thành dự án cần xét đến tính phù hợp giữa các nội dung nhất là những dự án học tập liên môn để đảm bảo nội dung kiến thức môn học cũng như sự hứng thú của HS trong quá trình thực hiện dự án.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi trong điều kiện dạy học tại các trường tiểu học hiện nay

Dạy học môn Toán ở tiểu học nói chung, môn Toán lớp 4 nói riêng cần phải được xem xét và đặt trong yêu cầu của quá trình dạy học môn Toán. Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch bài học phải đảm bảo hướng đến mục tiêu một cách hiệu quả. Nội dung kiến thức cần sử dụng trong bài học cũng như các hoạt động thiết kế trong các DAHT phải phù hợp với điều kiện nhận thức, khả năng thực hiện của học sinh, khả thi trong điều kiện dạy học của các trường tiểu học về thời gian, nhân lực, kinh phí,…Các hoạt động của HS thể hiện trong kế hoạch bài học, đặc biệt là hoạt động nhóm cần được dự tính vừa sức học sinh, mang tư tưởng, giá trị giáo dưỡng, giáo dục cao, phát huy sự tích cực hoạt động của học sinh, có tiềm năng tạo nên sự thoải mái, tự tin cho người học, thuận lợi cho việc thực hiện,... Đây là một trong những điều kiện cơ bản để có thể đảm bảo tính khả thi cuả các DAHT.

Ngoài ra, để DAHT đạt được giá trị phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, cần xây dựng các hoạt động, các tình huống thực tiễn để học sinh được trải nghiệm thật với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống bằng việc sử dụng kiến thức

môn Toán. Như vậy, các nội dung trong DAHT nên được lựa chọn gắn với các tình huống của các lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn cuộc sống, gắn với các chủ đề liên quan tới các vấn đề quan tâm mang tính xã hội của địa phương, vùng miền, của đất nước ở mỗi giai đoạn phát triển. Như thế, các DAHT môn Toán sẽ góp phần giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng Toán học, phát triển năng lực vận dụng toán học, năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác làm việc,… tạo nên thói quen quan tâm tới việc giải quyết các tình huống thật của cuộc sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Từ đó, giáo dục chính trị, tư tưởng, trách nhiệm cá nhân với các vấn đề xã hội, với quê hương, đất nước, rèn luyện các phẩm chất, phong cách con người đáp ứng yêu cầu mới,… góp phần thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ dạy học.

2.2. Đề xuất các phương pháp đánh giá khi dạy học môn Toán theo dự án

Điểm khác biệt giữa DHTDA và các phương pháp dạy học khác là: ngoài mục đích cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn học, thì phương pháp này sẽ giúp người học có các cơ hội rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp cần có của một công dân toàn cầu thế kỉ 21. Chính vì vậy, việc đánh giá người học trong phương pháp này đòi hỏi sự phức tạp hơn so với các phương pháp khác. Người dạy ngoài việc đánh giá kiến thức của người học, còn phải đánh giá sự phát triển các kĩ năng thế kỉ 21 của người học theo mục tiêu đề ra ban đầu. Trong quá trình đánh giá, GV cần xác định được những khó khăn trong hoạt động của học sinh; những khó khăn trong điều khiển, tổ chức của chính GV; nguyên nhân ở khâu nào của quy trình, từ đó điều chỉnh các bước trong qui trình cho phù hợp hơn. Với mục tiêu đó, khi đánh giá người học thông qua DHTDA, chúng tôi đề xuất đánh giá trong DHTDA cần có các tiêu chí như sau:

● Đánh giá việc hình thành DAHT và kế hoạch thực hiện DAHT của nhóm

dự án

Trong đó cần đánh giá khả năng lựa chọn chủ đề cũng như khả năng xác định mục tiêu, nội dung của DAHT, xác định những công việc cần thực hiện trong DAHT, những sản phẩm chính cần đạt được sau khi hoàn thành DAHT, dự kiến thời gian thực hiện DAHT, xác định những mốc thời gian quan trọng trong

quá trình thực hiện DAHT... Mặt khác trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của giáo viên cũng như mức độ tự đề xuất ý tưởng của HS trong mỗi công việc.

● Đánh giá các kĩ năng cá nhân trong quá trình thực hiện DAHT

Là đánh giá tiến độ thực hiện các công việc của nhóm, của từng thành viên trong nhóm; đánh giá khả năng, thái độ làm việc của từng cá nhân và sự hợp tác của các cá nhân với nhóm, điều đó được thể hiện qua hai luồng thông tin sau:

Đánh giá trên sự phát triển kỹ năng của từng cá nhân: Mỗi cá nhân khi bắt

đầu một dự án sẽ có điểm xuất phát khác nhau về mặt kiến thức hoặc kỹ năng. Một học sinh thành công không nhất thiết phải đạt điểm số cao ở môn học, việc vượt qua chính mình để tiếp nhận thêm những kiến thức kĩ năng mình chưa có cũng là một sự phát triển đáng ghi nhận của mỗi cá nhân. Thông qua thực tế khi học sinh thực hiện dự án và qua nhật ký dự án, ta có thể thấy được sự phát triển của mỗi một cá nhân và kết hợp với bản tự đánh giá và đánh giá nhóm ta có thể quy đổi điểm cho từng cá nhân.

Đánh giá của nhóm về cá nhân: Bên cạnh đánh giá của chính cá nhân đó

về sự phát triển của mình cần song hành với đánh giá của nhóm về từng cá nhân. Những bạn cùng nhóm sẽ là người nhận xét rõ nhất và chính xác nhất về vai trò của mỗi cá nhân với tập thể. Ta có thể tiến hành thống kê các ý kiến của nhóm về một cá nhân và dựa trên bản tự đánh giá để cân bằng giữa cái tôi cá nhân và với tập thể.

● Đánh giá trên báo cáo và bảo vệ sản phẩm của dự án

Dự án được thực hiện với mục đích giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tế. Vì vậy sản phẩm tạo ra sau khi kết thúc dự án cần có ích lợi thực tế, có khả năng ứng dụng và phù hợp với mục tiêu ban đầu, khả năng bảo vệ sản phẩm của nhóm trước hội đồng giám khảo và các khách tham quan trong các buổi giới thiệu sản phẩm.

● Đánh giá kiến thức môn học thu nhận được sau khi hình thành dự án của mỗi cá nhân

Mỗi một dự án gắn liền với một môn nội dung kiến thức và điều quan trọng khi thực hiện dự án đó là học sinh phải đảm bảo được các kiến thức cơ bản

của môn học. Và kiến thức đó sẽ được đánh giá qua bài kiểm tra cá nhân sau khi kết thúc dự án, đó có thể là bài kiểm tra viết hoặc bài kiểm tra vấn đáp với từng cá nhân theo chuẩn các mục tiêu của đơn vị kiến thức đó.

2.3. Đề xuất một số dự án trong dạy học môn Toán

2.3.1. Các bước xây dựng một dự án học tập

Bước 1: Chọn chủ đề, lên ý tưởng hình thành dự án

Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng dụng vào thực tế.

Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn đề lớn mà xã hội đang quan tâm.

Bước 2: Phân loại dự án, xác định thời gian thực hiện dự án.

GV xác định xem dự án học tập thuộc loại dự án học tập nào, thời gian thực hiện dự án trong bao lâu để đảm bảo phù hợp với chương trình, nội dung môn học.

Bước 3: Xác định mục tiêu của dự án

GV phải hướng dẫn học sinh xác định rõ HS cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án học tập.

Bước 4: Lập kế hoạch đánh giá

GV đưa ra những nội dung đánh giá và hình thức đánh giá của dự án học tập.

Bước 5: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát: Giới thiệu khái quát, đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt nội dung học tập. Câu hỏi này thường là những câu hỏi khái quát về nội dung kiến thức liên quan đến bài học.

Câu hỏi bài học: Lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng các dự án học tập trong dạy học môn toán lớp 4 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)