Để sử dụng các dự án học tập đạt hiệu quả cao và bảo đảm HS tham gia
tích cực vào quá trình học, GV cần lên kế hoạch và chuẩn bị bài chu đáo. Nếu như mục tiêu là nhằm giúp học sinh đạt được hiệu quả cao, cho dù GV dạy theo phương pháp nào cũng cần có kế hoạch và sự chuẩn bị thích hợp. Dạy học theo dự án cũng không ngoại lệ. Để thành công GV cần phải phác họa các dự án cụ thể và bám sát các mục tiêu dạy học.Nếu không bám sát các mục tiêu dạy học, mục đích của dự án sẽ mơ hồ và kết quả học tập mong đợi từ phía HS có thể bị hiểu sai lệch. Khi thiết kế dự án, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng việc lập kế hoạch hành động sẽ giúp cho HS nhận diện được mục tiêu học tập dự kiến. Bằng việc điểm lại mục đích, mục tiêu và chuẩn của chương trình, GV sẽ lựa chọn các bài học ưu tiên trong chương trình.
Việc sử dụng các dự án học tập phải đảm quy trình dạy học theo dự án, trong đó cần đặc biệt chú tâm tới khâu lập kế hoạch. Về cơ bản khâu lập kế hoạch dự án gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách sử dụng các chuẩn nội dung và những kĩ năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được.
Bước 2: Thiết kế các câu hỏi định hướng Bước 3: Lập kế hoạch đánh giá
Bước 4: Thiết kế các hoạt động
Tiến trình 4 bước nêu trên cần luôn phải được xem xét lại theo mô hình một vòng xoáy ốc để đảm bảo đi đúng hướng. Các câu hỏi định hướng và phương pháp đánh giá nên được thực hiện cùng nhau nhằm hỗ trợ cho việc đạt mục đích dạy học và những chuẩn trọng tâm của bài học. Từ những ý tưởng và nội dung thiết kế dự án, bên cạnh đó trong suốt quá trình thực hiện dự án nên tạo nhiều cơ hội để đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
Với đặc điểm chương trình học môn Toán của Việt Nam, thời lượng dành cho ứng dụng kiến thức môn học rất ít. Vì vậy, để đảm bảo vừa đem lại kiến thức bổ ích cho người học và đảm bảo nội dung kiến thức môn học, khi sử dụng các dự án học tập cần lưu ý những vấn đề sau:
Nên bắt đầu với những dự án quy mô nhỏ, kéo dài vài tiết học.
Định nghĩa dự án và các mục tiêu thật cẩn thận và rõ ràng. Các mục tiêu cần bám sát vào tiến trình dạy học và nội dung chuẩn của chương trình học. Yêu cầu người học phải đưa ra một lộ trình thực hiện dự án để người học biết chính xác cần hoàn thành những nội dung gì vào thời điểm nào. Bám sát vào báo cáo dự án, cho điểm cho các báo cáo dự án.
Đề ra một phương thức đánh giá chi tiết và phù hợp. Cung cấp cho người học được biết các tiêu chí đánh giá trước khi tiến hành dự án. Nên đưa ra các ví dụ mẫu về các sản phẩm, các tài liệu mà người học cần hoàn thành khi kết thúc dự án.
Luôn cập nhật nhật kí dự án, ở đó nêu rõ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, nêu những câu hỏi, những phương án trả lời xuất hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Kết hợp với giáo viên môn học khác nếu đó là dự án liên môn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 này, từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã xác định trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra các đề xuất cho các công việc khi tiến hành dạy học theo dự án.
Đề xuất đầu tiên là đối với nguyên tắc xây dựng các dự án học tập. Đề xuất tiếp theo là về các nội dung đánh giá khi tiến hành dạy học theo dự án. Bên cạnh đó tôi còn đề xuất chín dự án trong dạy học một số nội dung môn toán lớp 4. Các dự án học tập này bám sát chương trình môn Toán lớp 4 và được xây dựng dựa trên quy trình DHTDA. Nội dung các DAHT thể hiện tính gắn kết cao đảm bảo sự phù hợp giữa lí luận và thực tiễn, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, mang tính tích hợp cao và các DAHT còn mang tính xã hội, thời sự, gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Mỗi DAHT thể hiện được mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bên cạnh đó, các DAHT có mỗi quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau, cùng tập trung vào việc phát triển các phẩm chất, năng lực của HS, thực hiện mục tiêu dạy học.
Ngoài ra, để dành cho các thầy cô, các bạn sinh viên tham khảo , chúng tôi cũng đề xuất thêm 9 dự án khác với các mạch kiến thức hình học, số học, một số yếu tố thống kê và hướng dẫn cách sử dụng các dự án học tập đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích cơ bản sau: - Kiểm nghiệm giả thuyết khoa học
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những nội dung sau:
Việc tổ chức DHTDA trong môn Toán lớp 4 có khả thi và hiệu quả hay không?
Các dự án học tập được xây dựng trong đề tài có thể áp dụng được trong thực tiễn để tổ chức dạy học môn Toán lớp 4 hay không?
Tổ chức DHTDA có mang lại hứng thú trong học tập, phát triển các kĩ năng cho học sinh hay không?