Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho người dân thuộc xã Phúc Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã quyết thắng và phúc xuân, thành phố thái nguyên​ (Trang 58 - 62)

TT Hỗ trợ Số hộ Số tiền (đồng)

1 Di chuyển chỗ ở, thuê nhà 274 54.800.000

2 Hỗ trợ hộ nghèo 31 93.000.000

3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 68 468.965.000

4 Hỗ trợ ổn định đời sống 78 390.000.000

Tổng 451 1.006.765.000

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 3.12 cho thấy tổng số tiền thực hiện chính sách hỗ trợ là 1.006.765.000 đồng với tổng số hộ được hỗ trợ là 451 hộ. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp để hỗ trợ cho việc ổn định đời sống của người dân đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, chủ đầu tư tới những người dân bị thu hồi đất giúp ổn định đời sống sản xuất của mình. Trong đó:

+ Hỗ trợ di chuyển sang chỗ ở mới do mất đất ở là 274 hộ gia đình đã được hỗ trợ một khoản tiền để di chuyển và thuê nhà tổng cộng là 54.800.000 đồng.

Trong đó, mỗi hộ được hỗ trợ về đất trong khu tái định cư là 150 m2/hộ.

+ Tổng số hỗ trợ hộ nghèo cho 31 hộ dân bị thu hồi là 93.000.000 đồng. + Tổng hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho các hộ dân bị thu hồi là 468.965.000 đồng.

Như vậy cho thấy công tác hỗ trợ ổn định đời sống và tìm việc làm mới cho người dân sau khi bị thu hồi đất được tiến hành khá hiệu quả, phần lớn giúp cuộc sống của người dân ổn định. Nhà nước đã quan tâm đến mọi mặt của đời sống người dân, giúp cho người dân có thể yên tâm và cơ bản giúp các hộ gia đình giải quyết được những khó khăn trước mắt do việc mất đất sản xuất.

Mục tiêu chính của chính sách hỗ trợ đất ở (tái định cư) là đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng bởi dự án, bao gồm những người phải di dời đến nơi ở mới và những người phải di dời vì việc xây dựng khu tái định cư mới, phải được bồi thường cho những tài sản bị mất theo giá thay thế và được hưởng các chính sách hỗ trợ nhằm giúp họ khôi phục, cải thiện mức sống.

Việc hỗ trợ cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn tạo ra một nguồn kinh phí để đầu tư sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp để cuộc sống được tốt hơn.

Các chính sách hỗ trợ theo các quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên và điều kiện thực tế của địa phương, Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng của tỉnh đã có những chính sách cụ thể và thiết thực để hỗ trợ cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp nhằm phần nào bước đầu giảm bớt sự khó khăn cho họ về kinh tế, và các khoản tiền bồi thường tương ứng được sử dụng vào nhiều mục đích như mở rộng và chuyển đổi nghề nghiệp để duy trì được các điều kiện sống và khả năng tạo thu nhập như trước khi có dự án.

3.2.4. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ

Kết quả tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đường Hồ Núi Cốc đoạn qua xã Quyết Thắng và Phúc Xuân được thể hiện ở bảng 3.13 và 3.14.

- Xã Quyết Thắng:

Bảng 3.13. Tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đoạn qua xã Quyết Thắng

TT Chỉ tiêu Tiền bồi thường (đồng) Tỷ lệ (%)

1 Bồi thường về đất 191.881.880.500 83,01

2 Bồi thường về tài sản gắn liền với đất 37.604.200.202 16,27

3 Hỗ trợ 1.677.000.000 0,72

Tổng số 231.163.080.702 100

Qua bảng 3.13 cho thấy tổng kinh phí mà dự án thực hiện bồi thường để thực hiện đầu tư triển khai đường Hồ Núi Cốc đi qua địa bàn xã Quyết Thắng là 231.163.080.702 đồng. Trong đó:

+ Bồi thường về đất là 191.881.880.500 đồng, chiếm 83,01 % tổng kinh phí bồi thường của dự án.

+ Bồi thường về tài sản, kiến trúc, cây cối, bồi thường khác 37.604.200.202 đồng, chiếm 16,27 % tổng kinh phí bồi thường của dự án .

+ Kinh phí hỗ trợ chiếm 0,72 % tổng kinh phí bồi thường của dự án.

Từ số liệu thống kê cho thấy kinh phí bồi thường về đất chiếm phần lớn tổng kinh phí bồi thường của dự án trên địa bàn xã. Kinh phí chi trả về đất lớn hơn nhiều so với các loại tài sản trên đất hay hỗ trợ cho người dân.

- Xã Phúc Xuân:

Bảng 3.14. Tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đoạn qua xã Phúc Xuân

TT Chỉ tiêu Tiền bồi thường

(đồng)

Tỷ lệ (%)

1 Bồi thường về đất 310.863.726.000 86,41

2 Bồi thường về tài sản gắn liền với đất 47.900.000.000 13,31

3 Hỗ trợ 1.006.765.000 0,28

Tổng số 359.770.491.000 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 3.14 cho thấy tổng kinh phí mà dự án thực hiện bồi thường để thực hiện đầu tư triển khai đường Hồ Núi Cốc đi qua địa bàn xã Phúc Xuân là

359.770.491.000đồng. Trong đó:

+ Bồi thường về đất là 310.863.726.000 đồng, chiếm 86,41 % tổng kinh phí bồi thường của dự án.

+ Bồi thường về tài sản, kiến trúc, cây cối, bồi thường khác 47.900.000.000 đồng, chiếm 13,31 % tổng kinh phí bồi thường của dự án .

Từ số liệu thống kê cho thấy kinh phí bồi thường về đất chiếm phần lớn tổng kinh phí bồi thường của dự án trên địa bàn xã. Kinh phí chi trả về đất lớn hơn nhiều so với các loại tài sản trên đất hay hỗ trợ cho người dân.

3.3. Đánh giá tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng

3.3.1. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án

Việc làm là yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Cùng với quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân nằm trong vùng dự án.

Để đánh giá được tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án, đề tài đã tiến hành điều tra ba nhóm hộ: Nhóm hộ không bị mất đất, nhóm hộ mất 50 – 70 % đất và nhóm hộ mất 100 % đất của hai xã Quyết Thắng và Phúc Xuân. Số liệu điều tra cụ thể như sau:

- Tình hình lao động và việc làm của các hộ không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án được thể hiện qua bảng 3.15.

Bảng 3.15. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án

TT Chỉ tiêu điều tra

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) I Số hộ điều tra 40 100 40 100 II Số nhân khẩu 235 100 237 100

1 Lao động nông nghiệp 129 54,9 121 51,0

2 Buôn bán 27 11,5 31 13,0

3 Làm thuê 45 19,1 48 20,2

4 Công nhân trong các nhà máy 12 5,1 14 5,9

5 Cán bộ, công nhân viên chức 10 4,3 11 4,6

6 Hưu trí, không còn khả năng lao động 12 5,1 12 5,3

Qua bảng 3.15 cho thấy số lao động làm nông nghiệp của các hộ không bị mất đất cũng có sự giảm nhẹ từ 54,9 % xuống 51 % sau khi dự án tiến hành thu hồi giải phóng mặt trên địa bàn hai xã. Các ngành nghề khác cũng có sự dịch chuyển nhưng không đáng kể. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do tác động của của dự án tới kinh tế, xã hội, đời sống, hướng phát triển chung của cả hai xã Quyết Thắng và Phúc Xuân.

- Tình hình lao động và việc làm của các hộ bị mất 50 – 70 % đất được trình

bày tại bảng 3.16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã quyết thắng và phúc xuân, thành phố thái nguyên​ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)