Lịch sử phát triển của vật liệu MOFs (Meta l– Organic Frameworks).

Một phần của tài liệu Đánh giá và lựa chọn công nghệ tồn chứa H2 sử dụng vật liệu hấp phụ (Trang 27 - 29)

MOFs là loại vật liệu cơ kim mới có cấu trúc xốp mở rộng, có các lỗ nhỏ li ti giống như là tổ ong. Cấu trúc cơ bản của MOFs thuộc loại vật liệu tinh thể, nó được cấu tạo từ những cation kim loại liên kết với các phần tử hữu cơ (Ligand) tổng hợp để hình thành cấu trúc có không gian ba chiều xốp và có bề mặt riêng lớn.

Hình 16: Đơn vị cơ bản tạo ra vật liệu MOFs. [40]

Năm 1995, tác giả Yaghi công bố tổng hợp thành công vật liệu có không gian bên trong lớn bằng phương pháp nhiệt dung môi từ Cu(NO3)2 với 4,4- Bipyridine và 1,3,5- trazine .

Năm 1996, tác giả Yaghi công bố cấu trúc của những vật liệu rắn xốp tổng hợp từ phức kim loại Coban, Niken, Zine với acid 1,3,5-BTC dùng để lưu trữ Hydrogen.

Năm 1997, nhóm nghiên cứu của GS.Omar M.Yaghi đã tìm ra loại vật liệu có cấu trúc xốp và bề mặt riêng lớn đó là vật liệu xây dựng trên bộ khung hữu cơ - kim loại (Metal Organic Frameworks) gọi tắt là MOFs.

Ở Việt Nam, ngày 19-21/03/2013 diễn ra hội thảo khoa học quốc tế về “Hóa học các vật liệu khung – cơ kim và các vật liệu liên quan” do Bộ khoa học và công nghệ, Đại Học Quốc Gia TP. HCM và Đại Học California, Los Angeles (UCLA) đồng tổ chức.

Hội thảo tạo cơ hội cho các nhà khoa học, sinh viên Việt Nam tiếp xúc với các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Đặc biệt, đây là dịp để thông báo cho cộng đồng khoa học quốc tế về sự ra đời của trung tâm MANAR Việt Nam (Molecular and nano architecture ) – Mô hình mới giữa Đại Học Quốc Gia TP. HCM và UCLA.

Trung tâm được thành lập nhằm mục tiêu tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực Năng lượng và giải quyết vấn đề về Môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá và lựa chọn công nghệ tồn chứa H2 sử dụng vật liệu hấp phụ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w