CHƯƠNG I I: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CÁC DỊCH VỤ ỨNG DỤNG P2P TRÊN THẾ GIỚ
2.4 Môi trường pháp lý của Việt Nam và điều kiện áp dụng giải pháp kiểm soát dịch vụ ứng dụng P2P
pháp kiểm soát dịch vụ ứng dụng P2P
Theo con số mục tiêu của các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin và thoại miễn phí (OTT - Over The Top) đang hoạt động rất mạnh tại Việt Nam thì đến cuối năm 2013, Việt Nam sẽ có khoảng 15 triệu người dùng dịch vụ mà các doanh nghiệp này đang cung cấp. Thậm chí, nếu thị trường Việt Nam tăng trưởng tốt có thể đạt tới con số khoảng 20 triệu người dùng dịch vụ OTT vào cuối năm nay. Như vậy, khoảng 50 - 70% thuê bao đang dùng 3G sẽ sử dụng dịch vụ OTT.
Trong “cơn lốc OTT”, một số chuyên gia bảo mật, an ninh mạng cho rằng thực tế này đang tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn thông tin, đặc biệt là thông tin nhạy cảm của các doanh nghiệp, tổ chức. Trong khi đó, các mạng di động như Viettel, MobiFone, VinaPhone cũng “đau đầu” với dịch vụ OTT khi mỗi năm họ bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Giới chuyên môn nhận định rằng, dịch vụ OTT đã tác động lớn đến người dân Việt Nam và cần chính sách quản lý dịch vụ này nhưng ở mức độ nào thì cần tiếp tục bàn bạc để không gây khó chịu với người sử dụng.
Tuy nhiên, quản lý dịch vụ OTT là vấn đề mới không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Chẳng hạn tại Hàn Quốc - quê hương của Kakao Talk - Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) mới đây đã phải đưa ra phán quyết nhà mạng có thể thu phụ phí khi sử dụng dịch vụ gọi di động bằng giao thức Internet (mVoIP) của Kakao hoặc chặn hoàn toàn các ứng dụng này. Kakao Talk là nguyên nhân khiến nhà mạng tại quốc gia này “đau đầu” bởi số lượng SMS tính trên đầu người giảm từ 1.819 tin nhắn năm 2010 xuống còn gần 429 tin nhắn vào tháng 6/2012. Theo 3 nhà mạng lớn nhất của Hàn Quốc, dịch vụ gọi miễn phí có thể dẫn tới quá tải mạng lưới, khiến
chất lượng dịch vụ giảm và nếu doanh thu giảm, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cước.
Tại Trung Quốc, ba nhà mạng China Mobile, China Unicom và China Telecom đều tuyên bố, doanh thu của họ đã bị sụt giảm nặng nề bởi sự lên ngôi của những ứng dụng như WeChat. Ba mạng này đang nghiên cứu phương án tính phí "sử dụng ứng dụng" này với lý do WeChat ngốn quá nhiều băng thông dữ liệu mà lại không phát sinh doanh thu. Trung Quốc đang cân nhắc tới khả năng xây dựng một mức phí thấp cho các nhà mạng áp dụng với những ứng dụng OTT kiểu này.
Mới đây, Ủy ban Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Ả Rập Saudi đã chính thức chặn hoạt động của dịch vụ Viber để cảnh báo Skype và WhatsApp hãy tuân theo yêu cầu của các nhà quản lý. Ứng dụng Viber đã bị chặn tại Ả Rập Saudi từ ngày 5/6/2013. Kể từ ngày đó, người dùng tại Ả Rập Saudi không thể truy cập Viber trên bất kỳ thiết bị nào, kể cả máy tính. Viber cũng thông báo trên website của hãng là dịch vụ đã bị cấm. Ủy ban Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Ả Rập Saudi (CITC) cảnh báo rằng họ sẽ có “hành động thích hợp” chống lại những “ứng dụng hoặc dịch vụ không tuân theo quy định khác”.
Trong nhiều năm liền các nhà mạng châu Âu đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) ngừng quản lý giá. Năm 2012, sau khi EC mở rộng các chính sách quản lý giá, các nhà mạng châu Âu đã “tìm ra chân lý mới”, đó là: nếu họ không thể thuyết phục thành công chính phủ giải phóng họ khỏi những áp đặt mức giá, tại sao lại không thay đổi sân chơi bằng cách theo đuổi những chính sách quản lý tương tự với các dịch vụ OTT? Theo đó, các nhà mạng thúc giục EC phải áp dụng những chính sách không phân biệt đối xử với nhà mạng và phải có biện pháp quản lý OTT, vì cách quản lý thả lỏng của EC đối với các công ty OTT là “về lâu về dài sẽ gây bất ổn”.
Một câu hỏi được đặt ra đối với các nhà quản lý hiện nay liệu Việt Nam có xếp các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ OTT vào nhóm doanh nghiệp viễn thông để quản lý hay không?
Các chuyên gia cho rằng, thực tế những năm qua cơ quan quản lý đã thực thi chính sách quản lý sự phát triển của những ứng dụng thoại trên Internet bằng các
hành lang pháp lý. Vào khoảng năm 2002 - 2003 dịch vụ điện thoại Internet (Internet Telephony) phát triển khá mạnh tại Việt Nam. Dịch vụ này cho phép gọi từ máy tính đến máy tính, máy tính đến điện thoại và cả từ điện thoại đến điện thoại. Thời điểm đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet Telephony đã dồn dập tung thẻ lậu vào thị trường. Có khoảng 20 hãng cung cấp dịch vụ ở nước ngoài bán thẻ lậu trên thị trường Việt Nam như: Dialpad, Mediaring, Go2call, Net2phone, Iconnecthere... với mức cước dịch vụ rất thấp.
Khi đó, Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) khẳng định đây là dịch vụ lậu và gây thiệt hại đến cước quốc tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp viễn thông thì cho rằng nếu không mở dịch vụ này có nghĩa là chúng ta đóng cửa đối với doanh nghiệp trong nước nhưng lại không thể cản doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh lậu. Vì vậy, nếu để cho doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, Nhà nước sẽ quản lý được doanh nghiệp và thu được thuế. Đến năm 2003 thì Bộ BCVT bắt đầu cấp phép 5 doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ này và chỉ cho cung cấp theo phương thức hạn chế là máy tính đến điện thoại, máy tính đến máy tính.
Nhiều ý kiến cho rằng, các dịch vụ OTT hiện nay cũng tương tự như những dịch vụ điện thoại Internet 10 năm trước đây, chỉ có điều dịch vụ OTT bây giờ chạy trên mạng băng rộng và có chất lượng tốt hơn nhiều. Vì vậy, phải sớm có chính sách để quản lý dịch vụ này nhằm đảm bảo thị trường viễn thông phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT đang cung cấp như một nhà khai thác viễn thông. Thế nhưng, họ lại không chịu bất kỳ sự quản lý nào như thuế, giá cước, khuyến mãi… trong khi các mạng di động của Việt Nam lại bị quản lý chặt chẽ.
Từ những phân tích trên thì Việt Nam cần có một chính sách để quản lý các dịch vụ OTT và là từ các chính sách này nhà mạng sẽ áp dụng vào để quản lý các dịch vụ OTT.
2.5 Kết luận
Chương 2 đã đi sâu vào nghiên cứu về việc triển các dịch vụ ứng dụng P2P trên các nhà mạng thế giới và các giải pháp kiểm soát các dịch vụ ứng dụng P2P của
nhà cung cấp thiết bị từ đó đưa ra những khuyến nghị có thể áp dụng kiểm soát các dịch vụ ứng dụng P2P tại Việt Nam. Chương 3 sẽ áp dụng giải pháp kiểm soát các