1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.4. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Nhận biết các dấu hiệu về rủi ro tín dụng là một điều rất quan trọng, khi ngân hàng đã nhận thấy các dấu hiệu của rủi ro tín dụng thì sẽ có các giải pháp kịp thời để quản lý theo dõi nhằm hạn hạn chế hậu quả của rủi ro tín dụng. Dấu hiệu của RRTD phát sinh từ phía khách hàng và cả từ phía ngân hàng.
Phát sinh từ phía khách hàng:
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng:
- Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.
- Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng.
- Chậm hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lí do - Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện thời điểm bất thường mà không giải thích được.
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn thanh toán.
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả vì những lí do: Tiêu thụ hàng chậm, thu hồi công nợ chậm,…
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, vượt quá nhu cầu dự kiến.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so định giá cho vay, có các dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi…
- Dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Chấp nhận nguồn sử dụng lãi suất cao với mọi điều kiện.
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
- Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý. - Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành
- Phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến đầu tư không có hiệu quả.
- Khó khăn khi tăng sản phẩm dịch vụ mới.
- Do áp lực nội bộ tung sản phẩm ra thị trường quá sớm hoặc đặt các hạn mức về thời gian sinh lời.
- Đối với khách hàng là tư nhân cá thể, có dấu hiệu của bệnh kéo dài hoặc chết.
Phát sinh từ phía Ngân hàng
Chính sách tín dụng không hợp lý:
- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. Đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so thực tế, đánh giá khách hàng thông qua thông tin do khách hàng cung cấp mà không điều tra xem xét thông tin từ các nguồn khác,…
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng.
- Soạn thảo các điều kiện tín dụng ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ thiếu sự hoàn chỉnh,…
- Khuynh hướng cạnh tranh thái quá: Giảm thấp lăi suất cho vay.
Nhưng dù sao thì việc nghiên cứu các mô hình có thể cho phép chúng ta thực hiện đánh giá rủi ro tốt hơn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay.[10]
Tóm lại: Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản của ngân hàng thương mại, phân tích quản trị rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG