Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 101 - 102)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Nâng cao và hoàn thiện hơn nữa vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC). Hiện nay Trung tâm này cho phép CBTD tra thông tin khách hàng vay về diễn biến dư nợ, tài sản bảo đảm, năng lực tài chính.

Tuy nhiên, việc tham khảo năng lực tài chính về khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này bắt nguồn từ việc CIC không thể cung cấp số liệu về các doanh nghiệp đầy đủ, chi tiết và chính xác. Để có thể có được số liệu về tình hình hoạt động chung của các doanh nghiệp đòi hỏi CIC phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy CIC cần:

- Phối hợp với các TCTD để thu thập thông tin về dư nợ, tài sản bảo đảm và xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Từ đó CIC xếp hạng doanh nghiệp để cung cấp cho các bản tin của mình;

- Phối hợp với Tổng cục thống kế; Cục thuế, Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh để thu thập thông tin một cách chi tiết và chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để làm được điều này cần phải có sự trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

- Chống sự cạnh tranh không lành mạnh: Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tài tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh bảo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

- Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như hoán đổi tín dụng. Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản vay của mỗi ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước cần có định hướng và hộ trợ các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn Basel 3. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của basel đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là một vấn đề tương đối khó khăn, chi phí lớn và cần một lộ trình nhất định. Tuy nhiên nếu áp dụng các tiêu chuẩn của Basel 3 sẽ góp phần nâng cáo chất lượng vốn của các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với việc khả năng bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, điều đó giúp cho các ngân hàng thương mại “khỏe” hơn do đó có khả năng chống đỡ hơn trong thời kỳ khó khăn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)