3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
Một là, tạo môi trường pháp lý và môi trường xã hội ổn định cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Năm 2012 được đánh giá là năm tương đối khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, Chính
phủ cần có những chính sách tài khoá thích hợp để vừa kích thích đầu tư, giúp tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách thông thoáng, ưu đãi đối với doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này.
Hiện nay, ngân hàng nhà nước, Chính phủ đang có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; khuyến khích đầu từ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, tính hai mặt của việc kích cầu của Chính phủ có thể dẫn đến lạm phát trong tương lai. Vì vậy Chính phủ cần vận dụng linh hoạt các công cụ để có thể kích cầu nhằm phát triển kinh tế, nhưng không gây lạm phát trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Hai là, cải cách công tác tố tụng và thi hành án, bởi để khởi kiện và phát
mãi thành công một tài sản thế chấp như bất động sản thì ngân hàng phải tốn tối thiểu 2-5 năm. Công tác thi hành án thì gặp nhiều khó khăn, không thực hiện được.
Ba là, sớm ban hành và thống nhất các luật về sở hữu tài sản, trách việc
các Nghị định của Chính phủ chồng chéo, gây khó khăn đối với khách hàng và ngân hàng. Đó là việc thống nhất giữa bìa đỏ, bìa hồng; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; ....
Bốn là, cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài
chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi đưa ra những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế cho thấy, chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng luôn song hành và không thể tránh trong hoạt động tín dụng. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan,… mà bản thân ngân hàng không thể lường hết được. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh là vấn đề hàng đầu mà các ngân hàng thương mại cần quan tâm.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành các nội dung sau:
- Tìm hiểu các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại;
- Tác giả đã nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động kinh doanh của Vietcombank nói chung và của VCB Vinh nói riêng, đi sâu vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của VCB Vinh.
Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại VCB Vinh như: Hoàn thiện chính sách, quy trình cho vay và mô hình quản lý rủi ro tín dụng; nâng cao chất lượng thẩm định; mở rộng đối tượng khách hàng và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ việc tiếp cận những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, so sánh với thực tiễn đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Vinh, luận văn đã đề ra 5 nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cụ thể là VCB Vinh trong quá trình chuyển đổi mô hình quản trị tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững.
Hạn chế của đề tài là chỉ tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong doanh nghiệp – môi trường kinh doanh đặc thù của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chưa đề cập đầy đủ các rủi ro tín dụng bán lẻ - khu vực thể nhân, và những đặc thù trong các ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với nghiên cứu khảo sát công tác công tác tín dụng tại VCB Vinh. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu còn những hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn cô PGS TS Nguyễn Thị Mùi, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh, Đỗ Kim Hảo, Nguyễn Hoài Thu, Phạm Hoàng Anh,
Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Đức Trung (2006), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Tài liệu dành riêng cho các chương
trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Nxb Học viện Ngân hàng, Hà Nội
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng Thương mại, Nxb Đại học Kinh Tế
Quốc dân, Hà Nội
3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Giao
thông Vận tải, Hà Nội
4. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2007 – 2011), Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009, 2010,2011
6. Ngân hàng TMCPNT Việt Nam năm (2011), Cẩm nang tín dụng;
7. Ngân hàng TMCPNT Việt Nam chi nhánh Vinh (2007 – 2011), Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
8. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, kỷ yếu hội thảo khoa học năm
2005 về “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro”
9. Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày 12/12/1997
10. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng,
Nxb Thống kê, Hà Nội. Tiếng Anh
11. Peter S. Rose (1998), Commercial Bank Management, Texas A & M University
Phụ lục số 01: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SÁU YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG QUYẾT ĐỊNH TÍN DỤNG Tính cách (Character) Năng lực (Capacity) Thu nhập (Cash) Tài sản thế chấp (Collateral) Điều kiện (Condition) Kiểm sóat (Control) - Xem xét lịch sử thanh toán của KH. - Tham khảo ý kiến các chủ nợ khác về KH. - Xem xét mục đích vay vốn. - Mức phân hạng tín dụng của KH. - Sự có mặt của người cùng ký kết hợp đồng tín dụng/bảo lãnh. - Năng lực của KH và người bảo lãnh. - Các hồ sơ pháp lý của KH. - Lịch sử hoạt động, cơ cấu và bản chất kinh doanh, các KH và nhà cung cấp chủ yếu. - Xem xét thu nhập, cổ tức, doanh thu. - Dòng tiền lịch sử và dự kiến. - Các khoản dự trữ có khả năng thanh toán.
- Các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho.
- Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính.
- Kiểm sóat chi phí, các chỉ số thanh toán.
- Xem xét chứng khoán và chỉ số giá trên thu
nhập hiện thời của người vay.
- Chất lượng quản lý. - Ngân hàng những thay đổi trong kế tóan gần đây.
- Xem xét quyền sở hữu tài sản.
- Tình trạng của tài sản thế chấp.
- Xem xét giá trị của tài sản.
- Xem xét mức độ chuyên dùng tài sản. - Quyền pháp lý, ngân hàng những hạn chế, trở ngại khi nắm giữ tài sản. - Xem xét vấn đề bảo hiểm tài sản.
- Bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản này đối với các giao dịch khác.
- Nhu cầu tài trợ tương lai đối với KH.
- Xem xét vị thế hiện thời của KH trong ngành/thị phần.
- So sánh hoạt động của KH với các công ty cùng quy mô trong ngành.
- Môi trường cạnh tranh đối với sản phẩm.
- Sự ngân hàng nhạy cảm của KH và của ngành đối với chu kỳ kinh doanh và đổi mới công nghệ. - Thị trường lao động trong ngành, thị trường của KH.
- Tác động của lạm phát đối với bảng cân đối của KH.
- Triển vọng ngành/KH trong dài hạn. - Môi trường chính trị, pháp lý ảnh hưởng đến ngành/KH. - Các quy định của ngân hàng liên quan đến khoản vay. - Những tài liệu được thanh tra sử dụng trong kiểm soát tín dụng. - Ký cam kết và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến khoản vay.
- Yêu cầu vay, trước sau phải tuân thủ đúng chính sách cho vay bằng văn bản.
- Xem xét các tài liệu bên ngoài có liên quan đến khả năng hòan trả khoản vay.
Phụ lục số 02:
NHÓM CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Các chỉ tiêu tài chính Công thức tính Ý nghĩa
1.Nhóm các chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios).
- Hệ số lưu động
- Hệ số thanh toán nhanh - Hệ số ngân quỹ
TSLĐ / Nợ ngắn hạn
(TSLĐ-tồn kho)/Nợ ngắn hạn Ngân quỹ/Nợ ngắn hạn
Khả năng DN dùng TSLĐ chuyển đổi ra tiền đáp ứng nợ ngắn hạn.
Đánh giá mức độ thanh khoản nhanh của người vay.
Khả năng tiền mặt đáp ứng nợ ngắn hạn
2. Nhóm các chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios)
- Hệ số nợ trên tổng tài sản. - Khả năng trả lãi
(TTS-Vốn CSH)/TTS
Lợi tức trước thuế và lãi/Chi phí trả lãi Cơ cấu tài trợ từ các nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ.
3. Nhóm các chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)
- Vòng quay tồn kho
- Hệ số vòng quay khoản phải thu - Hệ số vòng quay tài sản
Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân Doanh thu/khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần/TTS
Phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.
Hiệu quả của công tác quản trị công nợ phải thu
Tốc độ luân chuyển tài sản
4. Nhóm các chỉ tiêu sinh lời (Profitability ratios)
- Mức sinh lời trên doanh thu - Thu nhập trên TTS
- Thu nhập trên vốn CSH
Lợi tức sau thuế/Doanh thu thuần Lợi tức sau thuế/TTS
Lợi tức sau thuế/vốn CSH
Mức lợi tức trên 1 đồng doanh thu Hiệu quả sử dụng tài sản có Mức sinh lời vốn chủ sở hũu.