Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Việc phân cấp quản lý điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương từ Thành phố đến huyện, từ huyện đến xã, thị trấn đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Thông qua việc phân cấp quản lý ngân sách đã thúc đẩy phân cấp các qui trình quản lý về ngân sách tạo sự chủ động và làm rõ trách nhiệm của từng cấp trong quản lý ngân sách trong phạm vi phân cấp.

- Công tác lập, phân bổ và giao dự toán đảm bảo công khai, minh bạch, cơ bản đảm bảo thời gian theo qui định, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán

đồng thời thực hiện việc giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Công tác quản lý điều hành và thực hiện tài chính ngân sách được nâng lên. Tất cả các khoản thu, chi ngân sách được hạch toán vào ngân sách qua hệ thống KBNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm hiệu quả theo qui trình quản lý thu nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật, xóa bỏ được các hình thức cấp phát gán thu bù chi, hạn chế ghi thu, ghi chi khắc phục tình trạng cấp phát vòng vèo nhiều kênh cấp phát cho một đối tượng, một mục đích. Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính ngân sách theo luật định.

- Thu NSNN huyện có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Chi NSNN từng bước được cơ cấu lại, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tư xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh, quốc phòng. Nâng cao năng lực quản lý góp phần thực hiện chi ngân sách ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn.

- Công tác quyết toán NSNN đã đi vào nề nếp. Việc công khai tài chính tại các đơn vị và các cấp chính quyền đã thường xuyên. Tăng cường sự giám sát của HĐND các cấp góp phần sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tiêu cực, lãng phí.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế: 3.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế:

- Công tác lập dự toán:

+ Việc xây dựng dự toán vẫn còn chưa sát với tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, chưa dự báo được hết những khó khăn, biến động của nền kinh tế gây khó khăn cho công tác chấp hành dự toán. Công tác lập dự toán thu, chi ngân sách đôi khi còn chưa chủ động, còn mang tính đối phó đối với công tác quản lý, kiểm soát chi của KBNN.

+ Lập dự toán thu, chi NSNN còn nặng về hình thức, nặng phân bổ dự toán từ trên xuống, chưa thực sự coi trọng thực tế khả năng nguồn thu và nhu cầu chi tiêu

giao dự toán thu, chi NSNN thường do phòng TCKH huyện tham mưu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu. Bên cạnh đó thì phòng TCKH huyện chưa thực hiện đầy đủ việc xem xét dự toán của các đơn vị cơ sở được tổng hợp từ dưới lên và nghe giải trình của các đơn vị thụ hưởng ngân sách để tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện xét duyệt dự toán NSNN huyện cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Công tác chấp hành dự toán:

+ Công tác phối hợp giữa Chi cục thuế huyện và các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp mạnh mẽ để khai thác hiệu quả hết các nguồn thu.

+ Thu trong cân đối ngân sách của huyện chưa đáp ứng được chi thường xuyên phải nhờ vào trợ cấp cân đối của Thành phố. Thực chi ngân sách vượt nhiều so với dự toán. Bên cạnh đó một số lĩnh vực chi thực hiện ở mức thấp hơn so với dự toán giao như chi sự nghiệp y tế, chi khác.... Những điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều hành ngân sách.

+ Tốc độ tăng chi thường xuyên lớn hơn tốc độ tăng chi phát triển không phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

+ Dự phòng chi ngân sách các năm 2011, 2012, 2013 để chi cho các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn... không đảm bảo qui định Luật NSNN là từ 2 – 5%.

- Công tác quyết toán ngân sách huyện:

+ Công tác quyết toán ngân sách huyện đã từng bước đi vào nề nếp, thực hiện đúng qui định nhưng chất lượng chưa cao. Một số đơn vị thực hiện chậm, chưa tập hợp, rà soát hết các khoản thu, nhiệm vụ chi, chưa tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để thực hiện việc khóa sổ kế toán, lập báo cáo chưa đầy đủ các biểu mẫu, có mẫu biểu lập chưa đúng, số liệu chưa chính xác, thời hạn nộp báo cáo còn chậm.

+ Việc tổ chức xét duyệt và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính thường chậm, hiệu quả chưa cao.

- Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu, chi NSNN chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng TCKH và các ngành liên quan. Kiểm tra, thanh tra trong quản

lý chi NSNN từ khâu lập dự toán còn nặng về chỉ tiêu phân bổ dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, có phần không phù hợp với thực tế. Kiểm tra, thanh tra trong khi chi NSNN khá nghiêm ngặt về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ nhưng ít quan tâm đến hiệu quả chi tiêu. Việc thanh tra, kiểm tra đôi khi còn chồng chéo. Điều này dẫn đến tình trạng đơn vị được tiến hành thanh tra, kiểm tra phải làm việc với nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra, với nhiều kết luận khác nhau, gây phiền hà cho hoạt động của đơn vị. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Việc xử lý vi phạm trong quản lý NSNN đôi khi chưa minh bạch, chưa nghiêm.

3.3.2.2. Nguyên nhân:

- Năng lực chuyên môn về tài chính kế toán của một bộ phận không nhỏ đội ngũ tài chính xã đang còn non kém cả về nhận thức và kinh nghiệm.

- Phòng TCKH huyện chưa chủ động thảo luận dự toán ngân sách với các xã trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách và xem xét lại trong những năm tiếp theo. Việc phối hợp giữa phòng TCKH với các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan trong lập dự toán ngân sách chưa được tốt. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình xét duyệt dự toán ngân sách huyện chưa được đề cao.

- Lập dự toán chưa bám sát qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện, chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao. Số liệu dự toán chủ yếu là ước thực hiện năm trước để lập dự toán cho năm kế hoạch, tình hình giá cả tăng, chế độ chi tiêu thay đổi….

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)