Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
2.1. Xu thế đọc sách điện tử trên nhiều thiết bị
2.1.3. Bối cản hở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới của Thư viện Quốc gia thì cứ 6.500 lượt yêu cầu của bạn đọc về sách điện tử, mới có 2.000 yêu cầu sách truyền thống. Vậy có thể thấy sách điện tử đang là một xu thế tất yếu.
Kể từ năm 2010 đến nay, Việt nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số lượng người dùng internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số. Theo thống kê
của Trung tâm Internet quốc tế, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I năm 2012.
Bởi sự phát triển internet lớn như vậy, xu hướng đọc tài liệu đện tử tại Việt nam bị thay đổi cũng là điều dễ hiểu. đối với học sinh, sinh viên, những người tiếp cận thường xuyên với công nghệ thì xu thế mới là một điều lý thú.
Việc đọc sách bằng các thiết bị công nghệ đã mở ra một trang mới cho văn hóa đọc. Bắt đầu xuất hiện kể từ khi các tác phẩm văn học với hàng loạt các tên tuổi gây sốt như Trang Hạ, Trần Thu Trang, Hà Kin…được giới thiệu đến độc giả qua các trang blog. Đây là một cơ hội cho rất nhiều người đọc bởi họ được đọc hoàn toàn miễn phí, và cũng từ đây khái niệm về đọc sách mở ra với rất nhiều người. Cho đến tháng 4 năm 2011, sách điện tử chính thức được ra mắt tại Việt Nam theo con đường chính thống bởi sự ra mắt của nhà sách Alezza.com – nhà phân phối sách điện tử đầu tiên tại Việt Nam.
Sách điện tử đã ra đời, trong tương lai sẽ thay thế dần sách truyền thống. Hòa cùng xu thế này, việc xuất bản sách giáo dục, tài liệu giảng dạy và xây dựng các chương trình phần mềm, số hóa sách giáo dục cũng sẽ được thực hiện ở Việt Nam.
Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều tổ chức tiến hành số hoá sách để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo bạn đọc: hệ thống sách điện tử của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hệ thống chia sẻ tài liệu.
Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Vinapo đã chính thức cho ra mắt hệ thống phân phối sách điện tử toàn cầu tại địa chỉ Alezaa.com. Đây là kênh bán hàng sách điện tử (ebook) có bản quyền đầu tiên ở Việt Nam tính ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên bước đầu, Alezza cũng chỉ tập trung được ở mảng sách văn học.
Các Trung tâm thông tin - thư viện, các trung tâm học liệu cũng đã bắt đầu triển khai các đề án số hoá: Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, Đại học Ngoại Thương số hoá 5.000 đầu luận văn, luận án bằng nguồn kinh phí của Dự án Giáo dục đại học, Viện Thông tin Khoa học Xã hội số hoá kho Trung Quốc cổ, Nhật Bản, Hán Nôm, kho tư liệu hương ước, bảng kê thần sắc, văn hoá, địa bạ làng xã.
Tuy nhiên, việc số hoá mới chỉ tiến hành ở quy mô nhỏ trong một phạm vi tài liệu hẹp với mục đích lưu trữ và bảo quản là chủ yếu, chưa đưa ra khai thác một cách có hiệu quả nguồn tin này để phục vụ các nhu cầu đào tạo và nghiên cứu. Các hệ thống sách điện tử được cung cấp bởi các công ty thì chủ yếu nhằm mục đích thương mại, chưa chú trọng đến vấn đề bản quyền và chất lượng của tài liệu. Đối với các đơn vị chú trọng đến vấn đề bản quyền thì phạm vi tài liệu lại không đa dạng, phần lớn chỉ tập trung ở các loại hình tài liệu tham khảo, giải trí không phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của học sinh và sinh viên.
Đối với sách điện tử phục vụ cho các trường trung học và Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị tiên phong trong thí điểm xuất bản sách điện tử. Năm 2009, NXB này đã từng số hóa sách giáo viên nhưng do lần đầu tiên thực hiện nên tính tiện ích còn chưa cao.
Theo kế hoạch, từ tháng 9/2012 - 8/2013, NXB Giáo dục Việt Nam sẽ hoàn thiện xây dựng phần mềm để dạy các môn khoa học tự nhiên dành cho các cấp học phổ thông song song với việc đưa vào thử nghiệm tại một số trường học. Dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành số hóa các môn học còn lại và xuất bản các tài liệu có liên quan.
Sách điện tử đã ra đời, trong tương lai sẽ thay thế dần sách truyền thống. Hòa cùng xu thế này, việc xuất bản sách giáo dục, tài liệu giảng dạy và xây dựng các chương trình phần mềm, số hóa sách giáo dục cũng sẽ được thực hiện ở Việt Nam.
Kết luận:
Ở Việt Nam, do đặc thù hạ tầng cũng như kinh phí đầu tư chưa nhiều để làm điều này, nhưng xây dựng thư viện điện tử cho các trường học phục vụ cho đào tạo là vấn đề cấp thiết.