Trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dụckĩ năng

Một phần của tài liệu GD kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 31)

5 .Giả thuyết khoa học

8. Cấu trúc của đề tài

1.1.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dụckĩ năng

nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi

1.1.3.1. Khái niệm về trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi ĐVTCĐ có bản chất, chính thức nhất, nó là loại trò chơi trung tâm của các loại trò chơi. Chính trò chơi ĐVTCĐ đã tạo ra những nét đặc trưng trong đời sống tâm lý của trẻ. Là một phần của trò chơi giả bộ ra đời sau giai đoạn trò chơi phản ánh sinh hoạt.

32

Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai cụ thể để tái tạo lại những ấn tượng, những xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ một môi trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng.

Có thể nói cách khác, trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mà khi chơi trẻ mô phỏng một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng.

Vậy chúng ta có thể hiểu: Trò chơi ĐVTCĐ là dạng trò chơi sáng tạo, đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo, phản ánh một mảng hiện thực của cuộc sống xã hội, lao động, mối quan hệ giữa con người với con người thông qua việc đóng vai người lớn mà trẻ thực hiện hành động theo chức năng xã hội mà họ đảm nhận.

1.1.3.2. Đặc điểm trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5 – 6 tuổi

Trẻ 5 – 6 tuổi đã có kĩ năng tổ chức trò chơi và chơi một cách độc lập, sáng tạo hơn. Nội dung chơi của trẻ cũng phong phú hơn, phản ánh sinh động cuộc sống xã hội của người lớn.

Khả năng phối hợp giữa các nhóm chơi ngày càng tốt hơn làm cho trò chơi ngày càng sôi nổi và nhộn nhịp hơn. Đây là giai đoạn phát triển nhất của trò chơi ĐVTCĐ. Trong khi chơi, khả năng tự tổ chức, tự đáng giá của trẻ ngày tốt hơn.

Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi mẫu giáo lớn là, trẻ đã có ý thức được chơi chỉ là giả vờ chứ không phải là thật, do vậy tính tự do, tính sáng tạo trong khi chơi ngày càng cao.

Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi giả bộ đã phát triển đến mức hoàn chỉnh, nó có một số đặc điểm đặc trưng sau:

Trò chơi ĐVTCĐ là trò chơi bao giờ cũng có chủ đề. Trong khi chơi trẻ phản ánh cuộc sống của người lớn xung quanh rất đa dạng, với những mảng hiện thực phong phú của xã hội. Các mảng hiện thực được phản ánh trong trò chơi được gọi là chủ đề của trò chơi. Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn màu, muôn vẻ, ta có thể kể đến như: Chủ đề sinh hoạt gia đình

33

(Trò chơi Mẹ con, Nấu ăn…), chủ đề bán hàng (trò chơi Cửa hàng bách hóa), chủ đề giao thông (trò chơi Chú lái xe), chủ đề trường học (trò chơi Dạy học), chủ đề bệnh viện (trò chơi Bác sĩ, Phòng khám răng)… Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng mở rộng bao nhiêu thì chủ để của trò chơi càng phong phú bấy nhiêu. Trong khi chơi mọi hành động của trẻ đều xoay quanh chủ đề, nhờ vào biểu tượng sinh động của chính trẻ về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Trẻ càng lớn thì chủ đề chơi của trẻ càng sâu rộng.

Để trò chơi ĐVTCĐ được thực hiện, trẻ cần phải đóng vai, trẻ phải ướm mình vào vị trí nào đó của người lớn nào đó và bắt trước hành động của họ như là để thực hiện chức năng xã hội. Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Trong vai chơi, trẻ thường thực hiện một công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp như dạy học, bán hàng, chữa bệnh, lái xe, xây dựng… Đóng vai là một con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh. Trò chơi ĐVTCĐ có thành công hay không, điều đó phần lớn phụ thuộc vào trẻ có đóng được vai hay không. Do đó có thể coi đóng vai là hành động chủ yếu của trò chơi này. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ nhập vào vai mình đóng: Trẻ không chỉ mô phỏng hành động của vai chơi, mà còn thể thiện thái độ, tình cảm phù hợp với vai. Khả năng nhập vai khi đóng vai của trẻ ngày một tốt hơn qua mỗi lần chơi.

Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mô phỏng cuộc sống xung quanh của người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội lại không mang tính chất riêng lẻ, đơn độc. Trong xã hội hoạt động của mỗi người bao giờ cũng liên quan đến hoạt động của nhiều người khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờ cũng mang tính hoạt động nhóm. Do vậy để tiến hành hoạt động cho trẻ thì cần phải có nhiều trẻ tham gia, từ đó “xã hội trẻ em” được hình thành. Tính hoạt động nhóm là một nét tiêu biểu trong hoạt động của trẻ mẫu giáo. Bản chất của trò chơi ĐVTCĐ là mô hình hóa những quan hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối. Đó là mối quan hệ giữa những người lớn với nhau được trẻ em quan tâm trong xã hội và trở thành đối tượng hành động của chúng. Điều quan trọng trong trò chơi ĐVTCĐ là ý nghĩa xã hội của nó được thể hiện trong các

34

quy tắc mà ai cũng phải tuân theo (những quy tắc này được trẻ mô phỏng trong trò chơi) như mua hàng thì phải trả tiền, đi đường thì phải đi bên phải… Khi chơi trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội trong những mối quan hệ của người lớn với nhau, giữa trẻ em với người lớn. Dần dần trẻ chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra sự trải nghiệm, tạo ra đời sống nội tâm. Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân mình, tức là hình thành ý thức cá nhân – cái cốt lõi trong nhân cách của mỗi người.

Trò chơi ĐVTCĐ mang tính biểu trưng cao, đó là chức năng kí hiệu – tượng trưng của trò chơi này. Trong khi chơi mỗi trẻ tự nhận cho mình một vai và hành động theo vai của mình. Nhưng tất cả những gì diễn ra trong trò chơi chỉ là ngụ ý (giả vờ), từ vai chơi, hành động chơi đến những đồ chơi đều là giả vờ, đều mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng lại rất thực đối với trẻ vì nó phản ánh một điều rất thực như vậy trong cuộc sống. Sự kiện đó đã cho ra đời một chức năng mới của ý thức: đó là chức năng kí hiệu tượng trưng, từ đó trẻ nhận thức được hiện thực thông qua hệ thống kí hiệu. Có ba chức năng kí hiệu được trẻ sử dụng khi tham gia trò chơi ĐVTCĐ là:

+ Kí hiệu về vai chơi: Mỗi trẻ nhận đóng một vai – tượng trưng cho một nhân vật cụ thể trong xã hội (Mạnh là bác sĩ, Linh là bệnh nhân, Phương là mẹ của bệnh nhân…). Kí hiệu vai chơi được trẻ thỏa thuận trước khi chơi và sử dụng trong suốt quá trình chơi. Vai chơi có thể được thay đổi trong mỗi lần chơi. Điều này tùy thuộc vào hứng thú chơi và sự thỏa thuận của trẻ. Trong thực tế có những trẻ chỉ thích đóng một vai (lúc nào cũng đóng vai cô giáo, vai chú lái xe…). Cô giáo cần gợi ý để trẻ thay đổi vai chơi trong các lần chơi, thay đổi chủ đề chơi. Bởi lẽ trẻ được đóng nhiều vai khác nhau sẽ là cần thiết để trẻ trải nghiệm cuộc sống.

+ Hệ thống kí hiệu về hành động theo vai: Đó là những hành động mô phỏng tượng trưng cho những việc làm của vai (giả vờ dạy học, giả vờ khám bệnh, giả vờ uống thuốc, giả vờ bán hàng…). Hành động này mang tính ước lệ cho những hành động thực của vai.

35

Ví dụ: Khám bệnh thì phải đeo ống nghe, đặt ống nghe lên bụng người bệnh…

+ Kí hiệu về đồ chơi: Đó là khả năng sử dụng vật thay thế thay cho vật thật khi tham gia trò chơi. Chức năng kí hiệu – tượng trưng cho phép trẻ tách hành động ra khỏi vật thật, mà hành động với những vật thay thế.

Ví dụ: Khi trẻ cưỡi ngựa bằng cây gậy. Thì cây gậy chính là vật thay thế cho con ngựa.

Trò chơi của trẻ mang tính hồn nhiên vô tư. Có nghĩa là trong khi chơi trẻ không chủ tâm chú ý đến một lợi ích nhất định nào cả, động cơ lôi kéo trẻ vào trò chơi nằm chính trong sự hấp dẫn của trò chơi.

Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi “Bác sĩ” là do trẻ muốn được cầm ống nghe và khám bệnh cho người bệnh, chứ không phải là bắt buộc trẻ phải chuẩn đoán đúng bệnh, kê đúng đơn thuốc cho bệnh nhân.

Trò chơi của trẻ không mang tính bắt buộc, mà mang tính tự do, tự nguyện. Trò chơi của trẻ mang tính tự do, tự nguyện, tính tự lập cao bởi trò chơi hấp dẫn trẻ, trẻ tự tạo ra nó, làm chủ được nó. Sẽ không là trò chơi nếu như nó phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực. Hơn nữa, trong hoạt động vui chơi của trẻ, xuất hiện từ nguyện vọng và hứng thú cá nhân, chứ không do sự áp đặt máy móc của người lớn.

Ví dụ: Trẻ chơi trò “Cô giáo” khi thích thì trẻ chơi, thấy chán thì chuyển nhóm chơi khác, cô giáo có ép trẻ thì cuộc chơi của trẻ cũng không vui và diễn ra không hiệu quả.

Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ mang màu sắc xúc cảm mạnh mẽ. Trẻ tham gia vào trò chơi với tất cả niềm đam mê và lòng nhiệt tình vốn có của nó. Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ chính là vì nó thâm nhập dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ, mà tình cảm với đứa trẻ là động cơ mạnh mẽ nhất. Dẫu biết rằng mọi thứ trong trò chơi của trẻ chỉ là tượng trưng, giả vờ, nhưng tình cảm mà trẻ thể hiện trong trò chơi là tình cảm chân thực, hồn nhiên mà thẳng thắn, không mang tính giả tạo.

36

Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi “Bán hàng”, các trẻ nhận cho mình vai chơi và hoạt động với vai chơi đó như thực hiện chức năng xã hội. Trẻ đóng vai người bán hàng biết vui vẻ, cởi mở với người mua hàng. Những cảm xúc đó là tình cảm thật của trẻ khi nhập vai chơi chứ không mang tính giả tạo.

Trò chơi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi. Nếu ở tuổi hài nhi, hành động chơi của trẻ chưa thể hiện rõ và thường xuất hiện sau những hành động mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, thì sang tuổi ấu nhi, những hành động chơi của trẻ được thể hiện rõ hơn khi xuất hiện những hành động mang tính chủ động, trẻ hành động nhằm khám phá thế giới đồ vật, bắt chước hành động của người lớn… Sau đó là mô phỏng những hành động ấy trong khi chơi. Cuối tuổi ấu nhi, trò chơi thao tác, giả bộ xuất hiện, thu hút tâm trí của trẻ. Đến tuổi mẫu giáo trò chơi của trẻ cang phong phú và hoàn thiện hơn. Sự thay đổi của hoạt động vui chơi của trẻ thể hiện ở chủ đề chơi, nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi và bạn chơi. Điều này rõ nét nhất trong trò chơi của trẻ mẫu giáo. Ví dụ: Trong trò chơi “Bác sĩ” ở trẻ mẫu giáo bé chỉ có vai bác sĩ và bệnh nhân, cùng là trò chơi đó ở trẻ mẫu giáo lớn thì có thêm người nhà của bệnh nhân, tài xế lái xe, bác sĩ…

1.1.3.3. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Cấu trúc của trò chơi ĐVTCĐ gồm 3 phần:

a.Chủ đề và nội dung chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi đóng vai theo chủ đề đã phán ánh thế giới xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi coi là chủ đề của trò chơi. Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn màu, muôn vẻ. Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi càng đa dạng bấy nhiêu. Số lượng chủ đề chơi của trẻ được tăng dần cùng với sự phát triển của chúng.

Chính vì thế bên cạnh các chủ đề chơi ta phải chú ý đến mặt nội dung chơi. Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứ trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hoạt động của

37

người lớn với các đồ vật, mối quan hệ giữa người với người, những yếu tố đạo đức thẩm mỹ.

Chẳng hạn, trò chơi: “Lái tàu hỏa” ở các độ tuổi khác nhau thì diễn ra khác nhau. Với mẫu giáo bé chỉ dừng lại ở chỗ bắt trước hành động của người lái tàu, người đi tàu. Nổi lên ở đây là hành động của người lớn mà trẻ bắt trước được. Việc tái tạo hành động đó trở thành nội dung cơ bản trong trò chơi của mẫu giáo bé. Cùng với trò chơi này ở mẫu giáo lớn thì nổi bật lên hàng đầu là mối quan hệ xã hội, giữa những người trên tàu hỏa: ai là người lái tàu, ai là người bán vé tàu, ai là nhân viên trên tàu, ai là hành khách và mối quan hệ của họ ra sao…Bên cạnh đó trẻ còn quan tâm đến những mối quan hệ bên trong như về mặt tình cảm, đạo đức của những mối quan hệ đó.

Chính vì vậy với nội dung trò chơi ta cần xem xét khía cạnh tích cực và tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo bởi lẽ đời sống xã hội người lớn hết sức phong phú và phức tạp. Bên cạnh những việc tốt, người tốt còn có bao yếu tố tiêu cực như: say rượu, người lớn cãi nhau hoặc đánh chửi nhau….

Vai trò của người giáo dục không những giúp trẻ có những chủ đề chơi phong phú, rộng lớn mà còn giúp trẻ nắm được những hành động của người lớn trong cuộc sống hiện thực, hiểu được những quan hệ qua lại giữa người lớn trong xã hội theo chức năng của mỗi người và đặc biệt là giúp trẻ phân biệt được cái xấu, cái đẹp, cái đúng, cái sai trong những quan hệ, nhằm giúp trẻ tái tạo lại cái đẹp, cái hay trong mảng hiện thực xung quanh và tránh bắt chước hành vi sai trái thô bạo mà trong mảng xã hội còn tồn tại.

b. Vai chơi và hành động chơi

Như chúng ta đã biết, trò chơi ĐVTCĐ xuát hiện là để thỏa mãn nhu cầu của trẻ muốn giống như người lớn. Trong thực tế, trẻ chưa thực hiện một chức năng xã hội của người nào đó mà trẻ đã trông thấy bằng cách nhập vào một vai tức là ướm mình vào vị trí của người lớn và bắt chước hành động của người đó. Vai chơi là yếu tố quan trọng tạo nên trò chơi. Đóng vai có nghĩa là tái tạo hành động của người lớn với đồ vật trong mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Trong vui chơi trẻ nhận làm chức năng xã hội của

38

một người nào đó, thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp như lái xe, dạy học, bác sĩ, công an, bán hàng…Đây chính là con đường để trẻ thâm nhập và cuộc sống của người lớn xung quanh.

Muốn trở thành một vai chơi, điều quan trọng nhất là phải biết thực hiện hành động của vai đó. Ví dụ: Bác sĩ phải biết khám bệnh, người bán hàng phải biết bán hàng…Những hành động này phải xuất phát từ thực tế mà trẻ đã trông thấy trong cuộc sống đời thực hay nghe kể lại, nhưng thao tác của đồ vật phải phụ thuộc vào đồ chơi. Chẳng hạn trẻ lấy ghế thay cho con ngựa, lấy cái gối thay cho em bé. Điều này chứng tỏ hành động chơi và cả thao tác chơi đều phải phù hợp với điều kiện thực tế. Vai chơi trong trò chơi, quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động của trẻ đối với bạn cùng chơi.

Tuy nhiên đây chỉ là hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống như hành động của người lớn, bởi vì mục đích của hành động chơi không nhằm vào kết quả nhiều mà nhằm vào quá trình chơi. Do đó hành động chơi không đòi hỏi phải thao tác đúng kĩ thuật mà chỉ cần mô phỏng theo hình thức của nó và mang tính khái quát. Chính tính khái quát mang tính ước lệ của hành động chơi cho phép trẻ tiến hành trò chơi trong các điều kiện các đồ

Một phần của tài liệu GD kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 31)