5 .Giả thuyết khoa học
8. Cấu trúc của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Mục đích điều tra
Điều tra về các biện pháp phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ mà giáo viên đã sử dụng trongtrò chơi ĐVTCĐ nhằm đánh giá thực trạng hiện nay của vấn đề nghiên cứu trong trường mầm non.
Đánh giá mức độ hoạt động nhóm của trẻ 5 - 6 tuổi như là hiệu quả của các tác động giáo dục trong trường mầm non.
1.2.2. Nội dung điều tra
Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ và các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi.
43
Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ.
Mức độ biểu hiện của kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5 - 6 tuổi.
1.2.3. Đối tượng điều tra
Tiến hành điều tra 30 giáo viên mầm non ở trường mầm non Hùng Vương và 28 giáo viên mầm non ở trường mầm non Phong Châu địa bàn thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ. Những giáo viên có trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn. Các giáo viên đều có thâm niên công tác trên 2 năm, trong đó đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm (trên 5 năm) có nhiều kinh nghiệm chiếm 80% (20 giáo viên). Những giáo viên này tham gia giảng dạy ở các lớp mẫu giáo, có nhiệt huyết với nghề, có lòng yêu trẻ, có kĩ năng và kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
Chúng tôi tiến hành điều tra 100 trẻ 5 – 6 tuổi trên địa bàn thị xã Phú Thọ. Các cháu được khảo sát đều có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động giáo dục dành cho trẻ 5 – 6 tuổi. Hiện nay các cháu đều được chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.
1.2.4. Phương pháp điều tra
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau cho từng đối tượng nghiên cứu. Cụ thể như sau:
1.2.4.1. Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm điều tra:
Nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò, vị trí của kĩ năng hoạt động nhóm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kĩ năng hoạt động nhóm, những đặc trưng của kĩ năng hoạt động nhóm, xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kĩ năng hoạt động nhóm.
Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên.
44
Chúng tôi tiến hành quan sát một số trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non. Mục đích của việc quan sát nhằm:
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ.
1.2.4.3. Đàm thoại
Song song với việc điều tra sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến và quan sát trò chơi ĐVTCĐ chúng tôi tiến hành đàm thoại, trao đổi ý kiến với các cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy về những nội dung đã có trong phiếu nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức của các cô giáo, các khó khăn của giáo viên gặp phải khi sử dụng biện pháp này hay biện pháp khác và cũng như nguyên nhân của những khó khăn đó.
1.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
1.2.5.1. Tiêu chí đánh giá
*Tiêu chí 1: Khả năng “tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm”
- Mức độ 1: Tốt (4 điểm)
Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời khác nói, tích cực trao đổi, phân công và chấp nhận phân công của nhóm.
- Mức độ 2: Khá (3 điểm)
Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời khác nói, biết trao đổi, phân công và chấp nhận phân công của nhóm. Tuy nhiên, chưa bền vững.
- Mức độ 3: Trung bình (2 điểm)
Trẻ đã biết lắng nghe, hiểu lời người khác nói. Tuy nhiên chưa biết trao đổi – phân công, chấp nhận thụ động sự phân công của nhóm.
- Mức độ 4: Yếu (1 điểm)
Trẻ không tiếp nhận nhiệm vụ của nhóm.
*Tiêu chí 2: Khả năng “thực hiện nhiệm vụ của nhóm”
- Mức độ 1: Tốt (4 điểm)
Trẻ hoàn thành công việc, biết trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
45
Trẻ biết thực hiện công việc tới cùng, biết quan tâm đến thái độ của bạn khác, biết chia sẻ giúp đỡ nhau. Tuy nhiên chưa bền vững còn nhờ sự giúp đỡ của giáo viên.
- Mức độ 3: Trung bình (2 điểm)
Trẻ thực hiện công việc nhưng dễ bỏ dở, không có mối liên kết với bạn.
- Mức độ 4: Yếu (1 điểm)
Trẻ chưa thực hiện đến cùng công việc của mình, không có mối liên hệ trong quá trình làm việc cùng nhau.
*Tiêu chí 3: Khả năng “đánh giá kết quả của nhóm”
- Mức độ 1: Tốt (4 điểm)
Trẻ biết cùng nhau kiểm tra lại kết quả công việc của nhóm theo đúng nhiệm vụ người lớn giao.
- Mức độ 2: Khá (3 điểm)
Trẻ kiểm tra lại công việc của nhóm. Tuy nhiên chỉ theo một tiêu chí nào đó.
- Mức độ 3: Trung bình (2 điểm)
Trẻ đánh giá kết quả một cách hình thức, bề ngoài, chung chung.
- Mức độ 4: Yếu (1 điểm)
Trẻ không kiểm tra lại kết quả của nhóm
1.2.5.2. Thang đánh giá
Dựa vào các tiêu chí đánh giá biểu hiện kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ, chúng tôi phân loại theo thang điểm như sau:
Loại tốt: Trẻ đạt từ 10 – 12 điểm Loại khá: Trẻ đạt từ 7 – 9 điểm
Loại trung bình: Trẻ đạt từ 4 – 6 điểm Loại yếu: Trẻ đạt dưới 4 điểm
1.2.6. Kết quả điều tra
1.2.6.1. Thực trạng về việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên mầm non
46
a. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Qua trao đổi ý kiến, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đang giảng dạy lớp 5 - 6 tuổi, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ
Rất cần thiết 17 29.3%
Cần thiết 32 55.1%
Tương đối cần thiết 09 15.5%
Không cần thiết 0 0
Từ kết quả thu được trong bảng trên, ta thấy 100% giáo viên đều nhận thấy sự cần thiết giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đa số giáo viên cho rằng việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi là cần thiết chiếm 55.1%, bên cạnh đó 29.3% ý kiến cho rằng rất cần thiết phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi, chỉ có 15.5 % ý kiến cho rằng tương đối cần thiết phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Qua việc khảo sát trên cho thấy việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm đã được nhận thức tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ.
b. Nhận thức của giáo viên về kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi
Kết quả điều tra được thể hiện thông qua số liệu ở bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2: Nhận thức của giáo viên về kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5–6 tuổi
47
Tập hợp một số cá nhân lại và cùng nhau thực hiện một
nhiệm vụ chung 33 56.8%
Cùng nhau thảo luận, bàn bạc, phân công cho từng thành
viên trong nhóm để hoàn thành công việc 45 77.5% Kĩ năng hoạt động nhóm là kĩ năng tương tác giữa các
thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả công việc nhất định và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên
52 89.6%
Cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình
hoạt động nhóm 20 34.4%
Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung giáo viên đã có khái niệm tương đối đầy đủ về kĩ năng hoạt động nhóm. Cụ thể có 89.6 % giáo viên cho rằng kĩ năng hoạt động nhóm là kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả công việc nhất định và phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên nhận định chưa đầy đủ như 56.8% cho rằng hoạt động nhóm là tập hợp một số cá nhân lại và cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chung và77.5% giáo viên cho rằng kĩ năng hoạt động nhóm là cùng nhau thảo luận, bàn bạc, phân công cho từng thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc. Đây cũng là một nhận định chưa hoàn thiện vì chỉ đề cập một khía cạnh mang tính cách thức thực hiện mà chưa chú ý đến lợi ích khi làm việc cùng nhau, hoạt động nhóm, 34.4% nhận định kĩ năng hoạt động nhóm là cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc.
c. Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm đem lại lợi ích gì cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ
Với mục đích tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm đem lại lợi ích cho trẻ, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.3: Nhận thức của giáo viên về lợi ích của việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ
48
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ
Giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng xã hội khác như giao tiếp, trao đổi, thỏa thuận, hợp tác, chia sẻ, cảm thông, biết lắng nghe, biết thuyết phục và chấp nhận người khác
40 68.9%
Kĩ năng hoạt động nhóm là phương tiện giúp trẻ học
tập có kết quả và nâng cao cảm xúc trí tuệ 35 60.3% Kĩ năng hoạt động nhóm là một trong nhưng kĩ năng
sống cần thiết để trẻ dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội sau này
42 72.4%
Từ bảng trên cho chúng ta thấy hầu hết giáo viên đều hiểu được lợi ích của việc phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ, cụ thể:
Có 86.9% ý kiến cho rằng kĩ năng hoạt động nhóm giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng xã hội khác như giao tiếp, trao đổi, thỏa thuận, hợp tác, chia sẻ, cảm thông, biết lắng nghe, biết thuyết phục và chấp nhận người khác và 72.4% cho rằng kĩ năng hoạt động nhóm là một trong những kĩ năng sống cần thiết để trẻ dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội sau này.
Tuy nhiên, việc nhận thức về lợi ích của việc phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ chưa đồng đều chỉ có 60.3% cho rằng kĩ năng hoạt động nhóm là phương tiện giúp trẻ học tập có kết quả và nâng cao cảm xúc trí tuệ.
Qua quan sát, dự giờ trò chơi ĐVTCĐ, chúng tôi nhận thấy giáo viên còn chú trọng quá nhiều vào mặt cho trẻ chơi mà chưa chú ý vào việc phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ.
d. Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện đặc trưng của kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi ĐVTCĐ
Với mục đích tìm hiểu nhận thức của giáo viên về biểu hiện đặc trưng của kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1.4: Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện đặc trưng của kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi ĐVTCĐ
49
STT Nội dung Số
phiếu Tỷ lệ 1 Biết lắng nghe và hiểu lời người khác nói 35 60.3% 2 Trao đổi, phân công nhiệm vụ với nhau 31 53.4% 3 Biết chấp nhận sự phân công của nhóm 38 65.5% 4 Biết thực hiện nhiệm vụ được giao cho đến cùng 40 68.9% 5 Biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết 39 67.2%
6
Biết giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, phương tiện, thông tin với nhau để thực hiện nhiệm vụ của nhóm
33 56.8%
7 Biết cách xử lý tình huống khi chơi 30 51.7% 8 Biết kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm 28 48.2%
Qua kết quả điều tra trên cho ta thấy, phần lớn giáo viên đã nhận thức tương đối đầy đủ những biểu hiện đặc trưng kĩ năng hoạt động nhóm. Cụ thể:
Có 56.8% ý kiến giáo viên đồng ý với biểu hiện “Biết giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, phương tiện, thông tin với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm”, 53.4% ý kiến giáo viên đồng ý với biểu hiện “Trao đổi, phân công nhiệm vụ của nhóm”, 51.7% ý kiến cho rằng biểu hiện “Biết cách xử lý tình huống khi chơi” là biểu hiện của kĩ năng hoạt động nhóm, 65.5% giáo viên đồng ý với biểu hiện “Biết chấp nhận sự phân công của nhóm” và 60.3% giáo viên đồng ý với biểu hiện “Biết lắng nghe và hiểu lời bạn nói”
Cũng từ kết quả của bảng trên ta thấy: Tuy đa số giáo viên đã nhận thức được những biểu hiện đặc trưng của kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ nhưng sự đánh giá về những biểu hiện đó chưa thật sự đồng đều, nhiều biểu hiện của kĩ năng hoạt động nhóm chưa được giáo viên đánh giá cao như chỉ có 48.2% đồng ý với biểu hiện “Biết kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm” và “Biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết” (67.2%). Điều này chứng tỏ nhận thức của giáo viên về biểu hiện kĩ năng hoạt động nhóm là chưa đồng đều. Chính vì
50
vậy mà khi trao đổi với giáo viên về những cách đánh giá hoạt động nhóm của trẻ thì giáo viên còn rất lúng túng.
e. Mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ mà giáo viên đang sử dụng nhằm giáo dục kĩ năng hoạt động.
Với mục đích tìm hiểu về việc sử dụng các biện pháp mà giáo viên sử dụng để phát triển kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với các giáo viên mầm non. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1.5: Mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ mà giáo viên đang sử dụng nhằm giáo dục kĩ năng hoạt động.
Stt Tên biện pháp Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
1 Tạo hứng thú cho trẻ hoạt động nhóm 39 67.2% 16 27.5% 03 5.17% 2 Sử dụng các trò chơi 51 87.9% 07 12.0% 0 3
Lựa chọn nội dung và đưa ra các nhiệm vụ khuyến khích trẻ cùng nhau hoạt động nhóm 42 72.4% 12 20.6% 04 6.8% 4 Hướng dẫn trẻ cách hoạt động nhóm 15 25.8% 30 51.7% 13 22.4% 5 Sử dụng phong phú đồ dùng đồ chơi ở các loại trò chơi 07 12% 13 22.4% 38 65.5% 6 Tạo điều kiện về không gian và thời gian
để trẻ hoạt động nhóm 15 25.8% 24 41.3% 19 32.7% 7 Dạy trẻ xử lý các tình huống có vấn đề
khi hoạt động nhóm và kiên kết nhóm
10 17.2% 13 22.4% 35 60.3% 8 Khuyến khích trẻ nhận xét bạn chơi và tự nhận xét mình. 8 13.7% 39 67.2% 11 18.9%
51
Dựa vào kết quả tổng hợp từ phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp 1, 2, 3 được giáo viên sử dụng nhiều, thường xuyên hơn các biện pháp còn lại. Nhìn vào bảng trên ta thấy có tới 67.2% là tạo hứng thú cho trẻ hoạt động nhóm, 87.9% là sử dụng các trò chơi, và 72.4% là lựa chọn nội dung và đưa ra các nhiệm vụ khuyến khích trẻ cùng nhau hoạt động nhóm.
Qua trao đổi với các giáo viên, chúng tôi tìm hiểu được lý do tại sao các biện pháp 1, 2, 3 được sử dụng thường xuyên hơn các biện pháp khác. Giáo viên cho rằng: đó là những biện pháp mà họ đã sử dụng từ xưa đến nay nên dễ dàng thực hiện, ít mất công sức và thời gian. Những biện pháp còn lại họ cũng quan tâm nhưng sử dụng không thường xuyên vì họ ngại thay đổi. Giáo viên Nguyễn Thúy A – lớp 5TA2 (một trong những trường mà chúng tôi khảo sát) tâm sự: “giáo viên tụi mình có quá nhiều việc để làm nào là giáo án,sổ sách, giảng dạ và chăm sóc, một ngày có bao nhiêu việc để làm mệt lắm rồi. Nếu cứ thay đổi này nọ thì rất mệt, rắc rối. Cứ làm quen cái gì thì mình làm thôi….”
Từ sự thống kê trên cho chúng ta một thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng hoạt động nhóm:
Giáo viên thường lựa chọn những biện pháp truyền thống, nặng nề về cung cấp kiến thức. Những biện pháp nhằm phát triển kĩ năng hoạt động