Cách tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu GD kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 69 - 111)

5 .Giả thuyết khoa học

8. Cấu trúc của đề tài

3.5. Cách tiến hành thực nghiệm

70 Quá trình thực nghiệm được chia làm 3 bước:

3.5.1. Bước 1: Khảo sát trước thực nghiệm

Dựa trên tiêu chí tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ để tiến hành trước thực nghiệm ở cả 2 nhóm (nhóm thực nghiệm và đối chứng) trên 50 trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương và trường mầm non Phong Châu bằng ba chủ đề với cách thức tổ chức thông thường theo 3 bước:

Bước 1: Trò chyện theo chủ đề Bước 2: Tiến hành chơi

- Tiến hành thảo luận với trẻ trước khi chơi - Quá trình chơi của trẻ

- Nhận xét sau khi chơi Bước 3: Kết thúc buổi chơi

3.5.2. Bước 2: Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Đo kết quả thực nghiệm có hiệu quả cao. Tôi dựa vào cơ sở, các nguyên tắc xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức trò chơi ĐVTCĐ của trẻ 5-6 tuổi.

- Điều kiện thực nghiệm: Việc thực ngiệm được tiến hành trong điều kiện sử dụng các biện pháp đã đề ra. Trình độ giáo viên ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có bằng trung cấp sư phạm trở lên. Hầu hết giáo viên đã trực tiếp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi từ 3-5 năm liên tục.

- Kế hoạch hoạt động góc: Nhóm đối chứng, giáo viên lập kế hoạch hoạt động góc, tự chuẩn bị đồ dùng giảng dạy và tổ chức hoạt động với các phương pháp và biện pháp bình thường. Nhóm thực nghiệm: Giáo viên lập kế hoạch hoạt động góc, làm đồ dùng giảng dạy và tổ chức với các hình thức, biện pháp dạy học theo yêu cầu và hướng dẫn của tôi theo mục đích nghiên cứu.

- Quy trình thực nghiệm. Tôi tiến hành chia quy trình thực nghiệm ra thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Với hình thức đánh giá sơ bộ tình hình ban đầu để chuẩn bị thực nghiệm, tôi tiến hành dự giờ cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trong điều kiện bình thường (mỗi nhóm 3 đề tài).

71

+ Giai đoạn 2: Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng kiến thức và thực hành cho nhóm thực nghiệm, gợi ý giáo viên lập kế hoạch hoạt động góc và chuẩn bị đồ dùng theo các biện pháp đã đề xuất.

+ Giai đoạn 3: Tiến hành tổ chức thực nghiệm, lấy kết quả đánh giá thực nghiệm.

3.5.3. Bước 3: Khảo sát sau thực nghiệm

Sau thời gian thực nghiệm tổ chức 3 chủ đề chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở hai trường mầm non Hùng Vương và Phong Châu, chúng tôi tiến hành đánh giá ở lớp thực nghiệm.

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả đo đầu vào và trước thực nghiệm

3.6.1.1. Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm.

Kết quả khảo sát mức độ rèn luyện KN hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm được thể hiện thông qua số liệu ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC và TNtrước thực nghiệm Xếp loại Nhóm Tốt Khá TB Yếu X S SL % SL % SL % SL % ĐC 3 6 10 20 30 60 7 14 5.54 2.13 TN 3 6 15 30 29 58 3 6 6.08 2.14

Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC và TNtrước thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 3.1 như sau:

72

Biểu đồ 3.1:Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Kết quả khảo sát trước thực nghiệm ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Mức độ rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Số trẻ đạt loại tốt và khá còn thấp, số trẻ đạt loại trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao. Khả năng trẻ lắng nghe, hiểu lời khác nói, tích cực trao đổi, phân công và chấp nhận phân công chưa tốt. Trẻ chưa thực hiện công việc đến cùng, dễ bỏ dở và hầu như là không có mối liên kết trong quá trình hoạt động nhóm với bạn.

Ở nhóm ĐC số chỉ đạt loại tốt và khá chiếm 26%, số trẻ đạt loại trung bình và yếu chiếm 74%. Điểm trung bình cộng về mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC là 5.54%.

Ở nhóm TN số trẻ đạt loại tốt và khá chiếm 36%, số trẻ đạt loại trung bình và yếu chiếm 64%. Điểm trung bình cộng về mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN là 6.08%.

Số trẻ đạt loại tốt và khá ở nhóm TN cao hơn Nhóm ĐC 10%. Điểm trung bình cộng về mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (X TN = 6.08; X ĐC = 5.54), tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể (X TN - X ĐC = 0.54).

73

Qua khảo sát cho thấy, đa số trẻ chỉ thực hiện theo yêu cầu của cô chứ chưa có sự kết hợp và biết cách phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm. Điều này chứng tỏ, việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho tẻ ở trường mầm non chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, việc giáo dục chỉ dừng ở hình thức chứ chưa chú ý đến chiều sâu cũng như hứng thú của trẻ, nhu cầu và nhận thức của trẻ, vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao. Đây là kĩ năng tương đối khó đối với trẻ, muốn có được kĩ năng này đòi hỏi trẻ phải có một kĩ năng hoạt động nhóm nhất định và phải kiên trì rèn luyện.

3.6.1.2. Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm trên từng tiêu chí

Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ được trình bày ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm trên từng tiêu chí Xếp loại Tiêu chí Tốt Khá TB Yếu X SL % SL % SL % SL % Tiêu chí 1 ĐC 2 4 14 28 29 58 5 10 2,26 TN 2 4 14 28 23 46 11 22 2,14 Tiêu chí 2 ĐC 1 2 12 24 26 52 11 22 2,06 TN 2 4 11 22 24 48 13 26 2,04 Tiêu chí 3 ĐC 1 2 13 26 28 56 8 16 2,14 TN 2 4 14 28 27 54 7 14 2,22

Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 3.2 như sau:

74

Biểu đồ 3.2: Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 chúng ta có thể thấy rất rõ mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm(tính theo tiêu chí) của hai nhóm ĐC và TN là tương đương nhau.

Tiêu chí 1: Lắng nghe ý kiến, hiểu lời người khác nói, trao đổi ý kiến của mình với bạn, khi cho trẻ chơi trò chơi ĐVTCĐ hầu hết trẻ chưa biết cách trao đổi, thỏa thuận với nhau để thực hiện nhiệm vụ vui chơi, do vậy mức độ biểu hiện KN hoạt động nhóm của trẻ còn khá thấp.

Tiêu chí 2: Trẻ biết trao đổi công việc với các bạn, biết quan tâm tới thái độ của bạn ở cả hai lớp TN và ĐC đều đạt ở mức trung bình. Trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi một cách lúng túng, chưa đúng yêu cầu mà cô đặt ra.

Tiêu chí 3: Trẻ đánh giá kết quả một cách hình thức, bề ngoài, chung chung. Ở tiêu chí này điểm trung bình của nhóm TN là 2.22 điểm và nhóm ĐC là 2.14. Nhưng trẻ còn lúng túng trong việc đánh giá kết quả của nhóm, nhận xét bạn chơi và tự nhận xét.

75

3.6.1.3. Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ trên hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm đã trình bày ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Mức độ rèn KN hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ trên hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

Xếp loại Các HĐ góc Tốt Khá TB Yếu X SL % SL % SL % SL % Góc 1 ĐC 2 4 8 16 26 52 14 28 1,96 TN 2 4 8 16 27 54 13 26 1,98 Góc 2 ĐC 2 4 10 20 24 48 14 28 2,00 TN 4 8 8 16 25 50 13 26 2,06 Góc 3 ĐC 5 10 9 18 24 48 12 24 2,14 TN 5 10 11 22 21 42 13 26 2,16

Kết quả khảo sát trước thực nghiệm cho thấy:

Mức độ biểu hiện về thái độ nhận thức của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm có sự chênh lệch về từng loại, ở từng nhóm hoạt động nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau:

+ Ở góc 1: Số trẻ đạt loại tốt và khá ở nhóm ĐC và nhóm TN là tương đương nhau. Điểm trung bình cộng về thực hiện ở nhóm ĐC (1,96) cao hơn so với nhóm TN (1,98), tuy nhiên mức độ chênh lệch chỉ là 0,02.

Tóm lại, mức độ rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm ở chủ đề 1 của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp.

+ Ở góc 2: Số trẻ đạt loại tốt ở nhóm TN chỉ cao hơn so với nhóm ĐC là 4%, số trẻ đạt loại yếu ở nhóm TN thấp hơn so với nhóm ĐC là 2%. Điểm trung bình cộng về thực hiện ở nhóm TN (2,06) cao hơn so với nhóm ĐC

76

(2,00), tuy nhiên mức độ chênh lệch chỉ là 0,04. Như vậy, mức độ hoạt động nhóm ở chủ đề 2 ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC nhưng mức độ chênh lệch là không đáng kể.

Như vậy, mức độ thực hiện hoạt động nhóm ở chủ đề 2 của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp.

+ Ở góc 3, số trẻ đạt loại tốt và khá ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC là 4%, số trẻ đạt loại trung bình và yếu ở nhóm ĐC cao hơn so với nhóm TN là 4%. Điểm trung bình cộng về thực hiện ở nhóm ĐC (2,14) cao hơn so với nhóm TN (2,16), nhưng sự chênh lệch chỉ là 0,02.

Mức độ hoạt động nhóm ở góc 3: Trẻ ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp.

Như vậy, qua phân tích số liệu thống kê về rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm ở từng tiêu chí trên từng hoạt động cho thấy: có sự chênh lệch nhau về hiệu quả giáo dục giữa các chủ đề.

Qua đó chúng tôi rút ra kết luận: Mức độ rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở hai nhóm ĐC và TN đều ở mức độ thấp. Hiện nay, các trường mầm non vẫn coi trọng việc cung cấp kiến thức nhiều hơn là cho trẻ được rèn luyện, thực hành và kiểm nghiệm các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ trong thực tế. Vì vậy mà mức độ hoạt động nhóm của trẻ thấp hơn so với hiểu biết của trẻ về việc hoạt động nhóm. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các trẻ mặc dù có hiểu biết ở mức độ cao nhưng khả năng thực hiện lại thấp hơn và ngược lại, có nhiều trẻ có hiểu biết ở mức độ thấp nhưng khả năng thực hiện lại cao hơn. Điều này cho thấy, thực tế việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ ở trường mầm non còn chưa có hệ thống, chưa có sự hợp lý trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho trẻ. Vì vậy dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ còn ở mức độ thấp và chưa có sự đồng đều.

77

3.6.2.1. Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm được thể hiện thông qua số liệu ở bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4.Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

Xếp loại Nhóm Tốt Khá TB Yếu X S SL % SL % SL % SL % ĐC 6 12 14 28 27 54 3 6 6,38 2,7 TN 10 20 22 44 18 36 0 0 7,52 2.9

Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 3.3 sau:

Biểu đồ 3.3: Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ của nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm

78

- Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở 2 nhóm ĐC và TN đều cao hơn so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên, nhóm TN có hiệu quả cao hơn so với nhóm ĐC. Số trẻ đạt loại tốt và khá ở nhóm TN chiếm 64%, nhóm ĐC chỉ chiếm 40%. Như vậy, số trẻ đạt loại tốt và khá ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 24%. Số trẻ đạt loại trung bình và yếu ở nhóm ĐC còn (chiếm 60%), trong khi đó nhóm TN chỉ còn 36% số trẻ đạt loại trung bình và 0% số trẻ đạt loại yếu.

- So sánh điểm trung bình cộng của hai nhóm ĐC và TN cho thấy điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhiều so với nhóm ĐC (XTN = 7,52; XĐC = 6,38). Mức độ chênh lệch khá cao (XTN - XĐC = 1,14).

Như vậy, Mức độ rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở 2 nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm đều tăng lên nhưng ở mức độ khác nhau. Ở nhóm TN, qua quá trình quan sát trẻ thực hiện nhiệm vụ của nhóm chúng tôi nhận thấy đa số trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi ĐVTCĐ.

Ví dụ: Cháu Hoàng Anh, Tuấn Anh, Minh Công, Đức Hải,… ban đầu những qua quá trình tổ chức thực nghiệm tác động 6 biện pháp đã đề xuất vào việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ, chúng tôi chọc trò chơi ĐVTCĐ, khi cô giáo nhiệm vụ nhóm, các cháu không tiêp nhận nhiệm vụ, khi cô giáo nhắc nhở thì các cháu mới hoạt động nhóm cùng các bạn với thái độ hờ hững, mệt mỏi không hứng thú. Tuy nhiên, sau khi tiến hành thử nghiệm các phương pháp mà chúng tôi đưa ra cháu này không hứng thú với tiết thấy rằng: Hiệu quả hoạt động nhóm thì các cháu rất hứng thú chơi. Khi chơi xong cháu Hoàng Anh còn hỏi cô “ mai có chơi nữa không ạ?”.

Điều đó chứng tỏ kĩ năng hoạt động nhóm thông qua trò chơi ĐVTCĐ của trẻ 5 – 6 tuổi được nâng lên rất nhiều, thể hiện cụ thể qua tỉ lệ trẻ đạt loại tốt và khá tăng lên đáng kể so với trước thực nghiệm, số trẻ đạt loại trung bình và yếu giảm nhiều.

79

Kết quả khảo sát sau thực nghiệm cho thấy: kĩ năng hoạt động nhóm thông qua trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm đều tăng so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên, nhóm TN có hiệu quả cao hơn rất nhiều. Số trẻ đạt loại tốt và khá rất cao, số trẻ đạt loại trung bình giảm nhiều, không còn trẻ đạt loại yếu. Kết quả sau thực nghiệm cho thấy, đa số trẻ đã biết lắng nghe, hiểu lời nói, tích cực trao đổi, phân công và chấp nhận phân công và hoàn thành công việc, chia sẻ giúp đỡ các bạn trong nhóm. Điều này chứng tỏ, tính khả thi và đúng đắn của các biện pháp đã đề xuất.

3.6.2.2. Mức độn rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ trên hai nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm ở từng tiêu chí

Mức độn rèn kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò

Một phần của tài liệu GD kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 69 - 111)