Xăng dầu có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và chúng ta không thể sống mà thiếu nguồn năng lượng này, thể hiện ởcác đặc điểm sau:
Thứ nhất: Xăng dầu là một loại chất lỏng dễbay hơi nên không bảo quản được lâu và là nhiên liệu đốt nên dễ gây cháy nổ, có độ rủi ro cao trong quá trình vận chuyển, lưu kho và sử dụng. Do tính chất vật lý đặc biệt của xăng dầu, việc bảo quản, vận chuyển, mua bán theo những điều kiện nhất định với những tiêu chuẩn chặt chẽ nên việc kinh doanh nhập khẩu xăng dầu phải tuân thủ những điều kiện nhất định, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu phải có những ràng buộc vềnăng lực, quy mô và trình độ tối thiểu bắt buộc.
Thứ hai: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có vai trò chi phối đến tất cả các ngành trong nền kinh tếvà đời sống xã hội dân cư. Bên cạnh là nguồn nhiên liệu dùng cho tiêu dùng của dân cư, xăng dầu còn là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, nhất là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho các ngành dệt may, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo; nhiên liệu cho tất cả các ngành công nghiệp khác như: dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp…Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cho sản xuất và đời sống hàng ngày là rất lớn và liên tục tăng.
Thứ ba: Xăng dầu là một hàng hoá có vai trò đặc biệt. Năng lượng là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất, mà xăng dầu là loại năng lượng quan trọng chưa thể thay thếđược. Xăng dầu còn là hàng hoá đặc biệt bởi vì xăng dầu cũng là năng lượng phục vụ dân sinh, quốc phòng
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 26
và an ninh. Vì vậy, xăng dầu vừa là hàng hoá với thị trường hình thành và phát triển như thị trường các hàng hoá khác, các quan hệ cung - cầu và giá cả là yếu tố quyết định thịtrường xăng dầu. Mặt khác, vì là hàng hoá đặc biệt nên các quốc gia đều có chính sách, qui hoạch, chiến lược về sản xuất, tiêu thụ và dự trữxăng dầu cho nước mình nhằm ổn định sản xuất và tiêu thụ, chống lại các cơn sốt xăng dầu của thế giới.
Thứtư: Đây là mặt hàng có độ nhạy cảm rất cao, mọi sựthay đổi giá sẽcó tác động trực tiếp tới hoạt động của đất nước trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, sản xuất, đời sống xã hội. Sự gia tăng vềgiá xăng dầu tạo áp lực gây ra lạm phát thông qua hiện tượng giá cánh kéo. Do xăng dầu là yếu tốđầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế khác nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tốkhác không thay đổi sẽ kéo theo đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.
Thứnăm: Xăng dầu là mặt hàng phải nhập khẩu gần hoàn toàn nên giá cả phụ thuộc lớn vào sựtăng, giảm giá trên thế giới. Một sự gia tăng mạnh giá xăng dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với nền kinh tế.
Thứ sáu: Đây là mặt hàng thường xuyên biến động do rất nhiều yếu tố trong đó phải kể đến chính sách về giá dầu của OPEC. Các quyết định cũng như chính sách của OPEC nhằm đem lại lợi ích cho các quốc gia thành viên, song lại ảnh hưởng rất lớn và làm biến động nền kinh tế toàn cầu thông qua sựđiều chỉnh vềgiá cũng như lượng cung dầu.
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 27
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu xăng dầu của Công ty cổ phần Dương Đông - Hoà Phú
Theo công bố trên bản đồ giá xăng dầu toàn cầu tại trang Globalpetrolprices, tính đến tháng 8/2016 tiêu thụxăng dầu bình quân đầu người tại Việt Nam ở mức 0,21 lít/ngày, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực.
Trên bản đồgiá xăng toàn cầu, Việt Nam đang đứng thứ 55 trên tổng số170 nước và có mức giá bán trung bình.
Giá xăng trung bình của thế giới tính đến ngày 22/2/2017 vào khoảng 1,02 USD/lít.
Venezuela là nước có giá xăng bán lẻ rẻ nhất thế giới với 0,01 USD/lít.
Hồng Kông là nơi có bán giá xăng cao nhất thế giới, khoảng 1,95 USD/lít.
Giá bán xăng tại Mỹ hiện khoảng 0,68 USD/lít.
Tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người ở Việt Nam theo số liệu của Globalpetrolprice đạt 0,21 lít/người/ngày, tương đương 75,6 lít/năm, thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore...và chỉcao hơn Thái Lan.
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 28 Hình 2.3: Intographic toàn cảnh giá xăng Việt Nam so với các nước trên khu vực và thế
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 31
Nguồn:
Minh, H. & Hương, L. (2017). Tiêu thụ xăng dầu của người Việt đang ở đâu trong khu vực. Người đồng hành. Trích lục từ:
http://ndh.vn/infographic-tieu-thu-xang-dau-cua-nguoi-viet-dang-o-dau-trong-khu-vuc-- 20170223020751286p4c150.news
Trong số 29 doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp phép nhập khẩu xăng dầu, Petrolimex chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 60% thị phần tiêu thụxăng trên cảnước, còn thị phần nhập khẩu của Công ty Dương Đông - Hoà Phú chiếm tỷ trọng gần 5%. Trong các năm gần đây, đặc biệt từ năm 2008đến nay, công ty là một trong các đầu mối được Chính phủ giao nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh xăng dầu, công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: đảm bảo đúng, đủ số lượng, chủng loại và chất lượng xăng dầu đồng thời tham gia cung ứng xăng dầu cho thị trường phục vụ dân sinh và kinh tế, góp phần quan trọng bình ổn giá cả thị trường theo quy định của Chính phủ với khối lượng trung bình hàng năm từ 400.000 – 500.000 m3 theo chỉ tiêu Bộ Thương mại.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của công ty còn bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn bởi nguyên nhân khách quan như giá dầu tăng cao và những diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới 3 năm gần đây tác động tới nền kinh tế toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Bên cạnh đó, Chính phủ liên tục điều chỉnh thuế nhập khẩu với các sản phẩm xăng dầu theo diễn biến giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới; bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tếtrong nước, các nước đối tác và theo thông lệ quốc tế, cơ chế hành chính, thủ tục hải quan còn chưa thông thoáng, làm nhiều khâu, yêu cầu nhiều giấy phép và xuất trình
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 32
nhiều giấy tờ qua nhiều bộ ngành, quy trình thẩm định còn rườm rà gây khó khăn cho công ty tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu.
Nguyên nhân chủ quan là do tiềm lực của công ty còn nhiều hạn chế. Về vốn, vốn tự có của công ty rất nhỏ chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của nhân viên xuất nhập khẩu chưa cao, về nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, không chuyên môn hoá, số lượng nhân viên trong phòng kinh doanh nhập khẩu thiếu không có đủ nhân viên để đi làm thủ tục giao nhận với các kho đặc biệt tại các kho gửi hàng. Trong công tác nghiên cứu thị trường, chưa chủ động tìm kiếm đầu mối và đa dạng hoá đối tác, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. Ngoài ra, công ty còn thiếu những cơ sở vật chất, kho dự trữ bảo quản hàng không đủ, sức chứa kho hạn chếảnh hưởng đến chiến lược và quá trình nhập khẩu của công ty.