Quan điểm và định hƣớng giải quyết việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) (Trang 84 - 88)

huyện Quốc Oai trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Quốc Oai trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần quán triệt những quan điểm sau:

Thứ nhất, phải đặt vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

lên vị trí hàng đầu trong giải quyết các vấn đề KT- XH nói chung cũng như vấn đề nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới nói riêng

Thiếu việc làm là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến các vấn đề xã hội bức xúc: già hóa lao động nông thôn, tệ nạn xã hội gia tăng,…Vì vậy, chỉ khi nào đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người lao động thì khi đó mới có thể đưa ra được những lời giải cho những bài toán hóc búa kể trên. Thêm vào đó, khi giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động thì sẽ góp phần không nhỏ vào ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của người lao động nông thôn nhằm hướng đến mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH.

Thứ hai, GQVL cho lao động nông thôn phải gắn liền với chuyển dịch

CCKT, trong đó một trong những nội dung trọng điểm là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.

Chuyển dịch CCKT là một trong những nội dung quan trọng của CNH,

hướng giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là một mục tiêu trọng điểm. Để thực hiện được thành công sự nghiệp CNH, HĐH thì trước hết cần phải thực hiện cho được mục tiêu quan trọng này. Nếu GQVL không gắn với chuyển dịch CCKT và đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động thì vừa không thực hiện được mục tiêu lại vừa GQVL không đúng hướng. Chính vì thế, trong việc hoạch định chính sách và đề ra những giải pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động thì chính quyền huyện Quốc Oai cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Cụ thể, trong công tác đào tạo nghề và định hướng nghề cho lao động, đặc biệt là lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp thì chính quyền cần phải định hướng, giới thiệu cho họ học những ngành nghề phi nông nghiệp, tạo điều kiện cho họ tự thành lập các hộ sản xuất kinh doanh tại gia đình, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho không chỉ bản thân, gia đình mà còn cả những người trong địa phương.

Thứ ba, GQVL cho lao động nông thôn Quốc Oai phải xuất phát từ

những điều kiện đặc thù của huyện.

Giải quyết việc làm là vấn đề KT-XH mà không chỉ riêng Quốc Oai mà

bất kỳ một địa phương nào trên cả nước cũng đang phải giải quyết nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH như hiện nay. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm về nguồn nhân lực của huyện Quốc Oai ngoài những đặc điểm chung thì cũng có những đặc thù riêng khác với các địa phương khác. Chính vì thế, trong công tác GQVL thì chính quyền địa phương cần hết sức chú trọng tới đặc điểm này, phải căn cứ vào điều kiện về mọi mặt của địa phương mình để đưa ra những chủ trương, chính sách cho phù hợp.

Trong lực lượng lao động của huyện Quốc Oai, lực lượng lao động trẻ rất dồi dào tuy nhiên chất lượng lao động lại thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động được đào tạo bài bản từ các trường Đại học, cao đẳng, trung

học dạy nghề chiếm tỷ lệ thấp. Đặc biệt, một vấn đề nổi cộm đáng lo ngại hiện nay trên địa bàn huyện là lao động trẻ rất khan hiếm, họ chủ yếu đã ra thành phố tìm việc làm để lại khu vực nông thôn toàn những lao động lớn tuổi. Tình trạng già hóa lao động nông thôn đang ngày càng thấy rõ. Vì thế, trong các hoạt động giải quyết việc làm thì tùy từng đối tượng khác nhau mà đề ra định hướng việc làm cho phù hợp. Với lao động trẻ thì có thể đào tạo nghề, hướng nghiệp với những việc làm đòi hỏi có sức khỏe, có kỹ năng, trình độ cao còn với những lao động đã lớn tuổi, lao động nữ thì cần hướng đến những việc làm đơn giản, không mất quá nhiều công sức. Bên cạnh đó, huyện Quốc Oai còn có đặc thù phát triển mạnh về các ngành tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống nên giải quyết việc làm cũng cần có những chính sách phù hợp để phát huy thế mạnh này.

Thứ tư, phải gắn GQVL cho lao động nông thôn huyện Quốc Oai với

việc thực hiện đồng bộ các chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Cần phải gắn GQVL với các chính sách: đào tạo nghề, chính sách giải

quyết việc làm, chính sách về xuất khẩu lao động,…cần phải thực hiện một cách đồng bộ các chính sách này, có như vậy mới vừa thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước vừa nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác GQVL.

3.1.2. Định hướng

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn dưới tác động của CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề xã hội bức xúc, đòi hỏi chính quyền địa phương phải xác định được những bước đi và giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện. Từ nay đến năm 2020, việc giải quyết việc làm cho người lao động cần theo các định hướng cơ bản sau:

tình trạng việc làm không đầy đủ, cải thiện tính cân đối về cơ cấu lao động, chú trọng tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo, lao động kỹ thuật, từ đó nâng cao năng suất lao động nông thôn; đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng lao động cho nguồn lao động trên địa bàn huyện đáp ứng các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các hoạt động phi nông nghiệp theo hướng hiện đại; đổi mới mạnh mẽ cơ chế tuyển sinh, chính sách học phí, học bổng, chế độ đãi ngộ và nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, cách dạy, cách học phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn để sớm cung cấp cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn một đội ngũ lao động có chất lượng, trình độ cao, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Hai là, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

bằng các chương trình, kế hoạch phát triển KT- XH phù hợp và hiệu quả ở địa phương. Triển khai tích cực việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tích tụ ruộng đất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm hướng đi mới thông qua tìm kiếm và phát triển các ngành nghề mới thích hợp như dịch vụ du lịch sinh thái gắn với phát triển nghề truyền thống, tạo điều kiện kích cầu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc sản điạ phương, từ đó góp phần từng bước giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ.

Ba là, giải quyết việc làm trên cơ sở duy trì sản xuất nông nghiệp, trước

hết là sản xuất lúa gạo và các loại nông sản, đảm bảo thực hiện được mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm thông qua các gói hỗ trợ: về giống, thủy lợi, phân bón; hỗ trợ tín dụng sản xuất nông nghiệp.

Bốn là, tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho người lao

động kiến thức khoa học tiên tiến, hiện đại về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đào tạo nghề cho những lao động bị thu hồi đất để chuyển nghề. Đồng thời phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực quản lý cho

đội ngũ cán bộ cơ sở. Đặc biệt phải triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn theo quy định của Chính phủ và các ban, ngành có liên quan.

Theo định hướng trên, huyện sẽ tạo được nhiều việc làm cho người lao động trong nông nghiệp ở địa phương, hạn chế tình trạng “ ly nông, ly hương”. Đây cũng là con đường cơ bản để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)