3.2. Một số giải pháp cơ bản hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp
3.2.5. Phát triển thị trường lao động tại địa phương đi đôi với đẩy mạnh
mạnh xuất khẩu lao động
Để giúp cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn thì cần phải tập trung phát triển hai loại thị trường là thị trường trong nước và thị trường nước ngoài( thông qua hoạt động xuất khẩu lao động)
Trước hết, với thị trường trong nước thì cần đa dạng hóa sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và phát triển rộng rãi các hoạt động thương mại và dịch vụ ở nông thôn ; chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài thu hút được nhiều lao động, là một trong những nguồn giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động địa phương ; có chính sách giúp đỡ lao động đặc biệt là lao động trẻ đi học nghề tại các trung tâm dạy nghề ; tiếp
tục triển khai và mở rộng các phiên giao dịch việc làm để giúp người lao động có cơ hội tìm được việc ở các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động,...
Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước thì việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc cũng là một trong những giải pháp mà chính quyền địa phương cần phải đặc biệt quan tâm và chú trọng. Sở dĩ như vậy là vì xuất khẩu lao động giúp cho người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn, góp phần trực tiếp tạo thu nhập cao hơn so với lao động trong nước. Ngoài ra, những người lao động sau khi làm việc tại nước ngoài trở về, tay nghề của họ sẽ được nâng cao hơn, có thể tạo thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm việc làm trong nước vì những lao động này trước khi đi xuất khẩu đã được đào tạo qua 1 lần, sang nước ngoài lại được sống và làm việc trong những môi trường công nghiệp, hiện đại. Do đó khi hết thời hạn lao động trở về nước, tay nghề của họ sẽ rất vững vàng, có thái độ, tác phong chuyên nghiệp nên có thể được tiếp nhận vào làm trong các khu công nghiệp xây dựng dự án của nước ngoài theo đúng nghề nghiệp mà họ đã được đào tạo, có được thu nhập cao không chỉ nuôi sống bản thân mà còn cả gia đình. Với những hiệu quả rõ thấy mà xuất khẩu lao động đem lại thì hiện tại và trong những năm tiếp theo hoạt động này cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa.
Đặc biệt, trên địa bàn huyện Quốc Oai, với đặc điểm là đa số người lao động làm nông nghiệp. Do tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cùng với đó là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, có rất nhiều người lao động, phần lớn là những người bị thu hồi đất nông nghiệp bị mất việc làm, rơi vào tình trạng thất nghiệp nhưng vẫn phải tìm mọi cách để nuôi sống bản thân và gia đình. Một trong những giải pháp mà nhiều người lao động đã lựa chọn đó là ra nước ngoài làm việc. Các quốc gia mà người lao động tìm đến chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc,…thực tế
cho thấy là ở những hộ gia đình có người nhà đi làm việc ở nước ngoài thì có điều kiện sống cao hơn những gia đình khác xung quanh. Do đó, để mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động bị thất nghiệp thì đối với chính quyền huyện Quốc Oai cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:
* Về thị trường: tập trung mọi biện pháp, mọi nguồn lực ưu tiên cho việc củng cố, ổn định và phát triển thị trường đã có( thị trường Đài Loan, Hàn quốc), tăng thị phần ở các thị trường đó bằng cách đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, giao lưu. Đồng thời cần cập nhật thêm thông tin từ cục lao động ngoài nước để mở rộng thêm một số thị trường tiềm năng khác: Nhật Bản, Trung đông,…muốn vậy phải tập trung giáo dục định hướng cho người lao động chuẩn bị đi xuất khẩu đồng thời tăng cường quản lý người lao động cả ở địa phương cũng như ở nước ngoài. Ngoài ra, đối với những lao động sắp đi hoặc mới đi xuất khẩu lao động thì chính quyền địa phương cũng cần phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết về phong tục, tập quán của nước sở tại để giúp cho người lao động có thể hòa nhập nhanh chóng được với môi trường làm việc, đồng thời có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài.
* Triển khai thực hiện nghị định 81/2003/NĐ- CP:
+ Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo hướng loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lập lại trật tự kỷ cương và lành mạnh hóa hoạt động xuất khẩu lao động.
+ Xây dựng quy hoạch các doanh nghiệp xuất khẩu trong phạm vi quản lý, sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có, đầu tư xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp.
+ Tăng cường giáo dục, vận động nhân dân trong huyện thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động, giáo dục con em thực hiện đúng hợp đồng; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp, trung tâm xuất khẩu lao động tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn; ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của các doanh nghiệp và đến hoạt động xuất khẩu lao động.
* Công tác thanh tra, xử lý vi phạm: Để thực hiện tốt công tác thanh tra, xử lý vi phạm thì chính quyền huyện Quốc Oai có thể căn cứ vào Nghị định số 144/2007/NĐ- CP của Thủ tướng chính phủ ngày 10/9/2007 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, trong công tác thanh tra, kiểm tra chính quyền huyện cần tập trung vào những địa bàn phức tạp, những doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng và số lượng lao động đưa đi nhiều; quản lý chặt chẽ hơn nữa các trung tâm giới thiệu việc làm, ngăn ngừa việc lợi dụng hoạt động này để lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm theo pháp luật các tổ chức và cá nhân có hành vi lừa đảo trên địa bàn huyện.
* Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu:
Trước hết cần phải nâng cao chất lượng ở khâu đầu tiên là tuyển dụng lao động: cần phải tuyển trực tiếp qua các trung tâm dịch vụ việc làm, xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn chọn lao động dựa trên những yêu cầu chung nhất về học vấn, sức khỏe, trình độ tay nghề, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật,…
Trong khâu đào tạo cần phải chú trọng cả về số lượng và chất lượng trong đó cần chú trọng tới các cơ sở đào tạo, hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung các chương trình dạy, đào tạo; Nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên giảng dạy bằng việc mở các lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, đưa đội ngũ giáo viên tham gia trực tiếp các lớp dạy của các phía nước có XKLĐ tiên tiến. Bên cạnh đó còn phải xây dựng chương trình đào tạo mang tính chiều sâu, chủ động đào tạo, bồi dưỡng lao động có nghề trong các ngành hiện là chủ lực có tỷ trọng lớn thường xuyên làm việc tại nước ngoài: xây dựng, cơ khí, điện tử
Ngoài ra, chính quyền huyện Quốc Oai cũng cần phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và địa phương trong huyện, có biện pháp hỗ trợ kinh phí để mở rộng quy mô, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động.
* Công tác thông tin tuyên truyền: Để người lao động thực sự thấy được hiệu quả của XKLĐ thì công tác thông tin tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của công tác này thì chính quyền huyện Quốc Oai cần phải thực hiện theo những giải pháp sau: đổi mới công tác thông tin về xuất khẩu lao động tới tận người dân với nhiều hình thức phù hợp; tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là các đài phát thanh ở các xã để thông tin kịp thời đầy đủ các nội dung về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xuất khẩu lao động, thông tin về nhu cầu, điều kiện thị trường và tiêu chuẩn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế…
KẾT LUẬN
Nghiên cứu vấn đề tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
đến việc làm của người lao động tại địa bàn huyện Quốc Oai từ 2008 đến nay, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Cùng với tiến trình Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Chỉ có công nghiệp hóa thì diện mạo khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay mới có thể phát triển theo hướng hiện đại, đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn nước ta mới từng bước được nâng lên. Bên cạnh những tác động tích cực thấy rõ thì những mặt trái của quá trình này mang lại đối với “ tam nông” Việt Nam cũng không hề nhỏ. Vấn đề lao động- việc làm và giải quyết việc làm trở thành một trong những bài toán khó mà Đảng và Nhà nước ta muốn thực hiện được thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhất thiết phải tìm ra lời giải.
2. Là một huyện nông thôn ở ngoại thành thủ đô Hà Nội, cũng đang
trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Quốc Oai cũng đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt trong đó là vấn đề việc làm, thất nghiệp gia tăng dẫn tới hàng loạt các hệ lụy theo đó: vấn đề già hóa lao động, chất lượng lao động chưa cao, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng,… Từ đó, đặt ra vấn đề là để giải quyết những bài toán hóc búa đang đặt ra thì cần có sự vào cuộc của cả cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn bộ nhân dân trên địa bàn huyện Quốc Oai.
3. Trong 5 năm qua, huyện Quốc Oai đã có nhiều nỗ lực trong việc giải
quyết việc làm cho người lao động do tác động của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn: chi một phần đáng kể nguồn ngân sách để đào tạo nghề cho người lao động; giúp họ định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân; tạo điều kiện hỗ trợ cho người lao động được học nghề, được vay vốn từ
ngân hàng chính sách xã hội để có thể tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập,….Dù vậy, vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là, do nguồn ngân sách địa phương có hạn, lại phải đầu tư cho các chương trình phát triển KT- XH khác nữa, cho nên mới chỉ có một bộ phận nhỏ lao động được tham gia học nghề trong khi bộ phận lao động thất nghiệp lại vô cùng lớn; mặc dù đã được tuyên truyền nhưng số lao động chưa nhận thức được rõ ràng về tầm quan trọng của việc học nghề và đào tạo nghề vẫn chiếm tỷ lệ lớn; tình trạng bộ phận lớn lao động trẻ “ ly nông, ly hương” vẫn đang là nỗi lo của chính quyền địa phương,…
4. Để giảm thiểu các tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
đến việc làm của người lao động, trong thời gian tới phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp sau: phát triển ngành nghề để tạo việc làm mới cho người lao động; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề; khuyến khích người lao động tự tạo việc làm; đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người lao động; phát triển thị trường lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Anh (2008), Giải quyết việc làm ở Hà Nội, Luận văn thạc
sỹ kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bỗi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. 2. Lê Văn Bảnh (2003), “ Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông
thôn”, Tạp chí lao động và xã hội, (218), Tr. 13
3. Ngô Đức Cát (2005), “Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh
hưởng của nó tới lao động nông nghiệp”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (136),
Tr. 54
4. Chi cục thống kê huyện Quốc Oai (2009- 2010), Niên giám thống kê
2009- 2010
5. Chi cục thống kê huyện Quốc Oai (2011- 2013), Niên giám thống kê
2011- 2012, 2013
6. Trần Văn Chử (2008), Vấn đề việc làm và đời sống nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc, đề tài cấp bộ
năm 2007, Học Viện CT- HC quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.\
7. Công an huyện Quốc Oai (2008- 2013), Số liệu về tình hình tệ nạn xã hội
8. Đỗ Minh Cương (2003), “Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay”,
Báo Nông thôn mới, (91), Tr. 33
9. Quách Thị Kiều Dung (2012), Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với
đời sống của nông dân (Qua thực tiễn ở Mê Linh, Hà Nội), Luận văn thạc sỹ
kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bỗi dưỡng giảng viên lý luận chính trị.
10. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết
việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
11. Phạm Ngọc Dũng (Chủ biên) (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn từ lý luận tới thực tiễn ở Việt nam hiện nay. Nxb.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành
Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Nxb chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
16. Đảng cộng sản Việt nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
17. Lê Xuân Đăng (2008),“ Dạy nghề và tạo việc làm cho nông dân- giải
pháp để phát triển công nghiệp, dịch vụ”, Tạp chí Cộng sản (chuyên đề cơ sở
số 17)
18. Nguyễn Đình Đức (2010), Giải quyết việc làm, Hội nghị tổng kết công
tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010, Sở lao động- TBXH thành
phố Hà Nội.
19. Ngô Thị Thu Hà (2005), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Nghệ An, luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà nội.
20. Phạm Mạnh Hà (2012), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận án tiến sỹ
kinh tế chính trị, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
21. Đặng Đình Hải- Nguyễn Ngọc Thụy (2005),“ Làm thế nào để đẩy
mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Tạp chí lao động và xã hội
(259), Tr. 48
22. Nguyễn Quang Hiển (1995), Thị trường lao động: thực trạng và giải
23. Hoàng Văn Hoa (2006), Đô thị hóa và lao động, việc làm ở Hà Nội từ