Quản lý hiệu quả số vốn hiện có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 29 - 32)

1.3. Nội dung quản lý tài chính của Công ty cổ phần

1.3.3. Quản lý hiệu quả số vốn hiện có

Quản lý vốn bao gồm 3 nội dung quan trọng là: Quản lý vốn cố định, Quản lý vốn lƣu động và Quản lý vốn đầu tƣ tài chính.

Thứ nhất, quản lý vốn cố định

Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động có giá trị sử dụng trong thời gian dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất không thay đổi từ khi đƣa vào sản xuất cho đến khi thanh lý. Để quản lý vốn cố định một cách có hiệu quả, tổ chức cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định theo chu kỳ và phải đảm bảo chính xác.

+ Dựa vào đặc điểm của tài sản cố định và căn cứ theo khung quy định về tài sản của Bộ Tài chính để lựa chọn phƣơng án tính khấu hao phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, khấu hao vào giá cả sản phẩm hợp lý.

+ Thƣờng xuyên đổi mới, nâng cấp để không ngừng nâng cao hiệu suất sản xuất của tài sản cố định.

+ Sau mỗi kỳ hoạt động, doanh nghiệp sử dụng các tiêu chí để tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Từ đó tìm ra các nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục những hạn chế và tiếp tục tăng cƣờng những điểm mạnh của tài sản cố định.

Thứ hai, quản lý vốn lƣu động

Để quản lý vốn lƣu động một cách có hiệu quả thì công tác quản lý vốn lƣu động cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Thực hiện việc phân tích và tính toán để xác định một cách chính xác lƣợng vốn lƣu động cần thiết cho một chu kỳ kinh doanh.

+ Khai thác hợp lý các nguồn tài trợ vốn lƣu đông.

+ Thƣờng xuyên phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, tìm hiểu và phát hiện xem vốn lƣu động bị ứ đọng ở mặt nào, khâu nào để kịp tìm kiếm những biện pháp xử lý hữu hiệu.

Trong công tác quản lý vốn lƣu động cần quán triệt các nguyên tắc sau: • Bảo đảm thoả mãn nhu cầu vốn cho sản xuất đồng thời bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả. Trong công tác quản lý vốn lƣu động thƣờng xuất hiện

những mâu thuẫn giữa khả năng vốn lƣu động thì có hạn mà phải đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh rất lớn. Giải quyết mâu thuẫn này, doanh nghiệp phải cải tiến quản lý, tăng cƣờng hạch toán kinh doanh, đề ra những biện pháp thích hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

• Sử dụng vốn lƣu động phải kết hợp với sự vận động của vật tƣ, hàng hoá. Vốn lƣu động là biểu hiện bằng tiền của vật tƣ hàng hoá. Luân chuyển vốn lƣu động và vận động của vật tƣ kết hợp chặt chẽ với nhau. Cho nên quản lý tốt vốn lƣu động phải đảm bảo sử dụng vốn trong sự kết hợp với sự vận động của vật tƣ, nghĩa là tiền chi ra phải có một lýợng vật tƣ nhập vào theo một tỷ lệ cân đối, hoặc số lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu thụ phải đi kèm số tiền thu đƣợc về nhằm bù đắp lại phần vốn đã chi ra.

• Tự cấp phát vốn và bảo toàn vốn: Doanh nghiệp tự mình tính toán nhu cầu vốn để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện bằng các nguồn vốn đƣợc huy động. Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất trong khuôn khổ các nhiệm vụ đã đề ra của mục tiêu kế hoạch. Doanh nghiệp phải tổ chức những nguồn vốn mình cần đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó những kết quả hoạt động của bản thân doanh nghiệp là tiền đề để tiến hành tái sản xuất mở rộng theo kế hoạch. Chính vì thế khả năng phát triển trong tƣơng lai của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào chỗ hoạt động trong năm nay kết quả nhƣ thế nào. Tuy nhiên không thể xuất phát một chiều hoàn toàn từ những khả năng tài chính hiện có để kế hoạch hoá mở rộng sản xuất. Điểm xuất phát của kế hoạch hoá tái sản xuất mở rộng là việc tiến hành những dự đoán: Sự phát triển nhu cầu, những thay đổi trong quy trình công nghệ của sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, những sự hoàn thiện nhằm mục đích tăng khối lƣợng sản xuất sản phẩm đang có ƣu thế

trên thị trƣờng và tổng lợi nhuận. Quán triệt quan điểm này, doanh nghiệp phải một mặt chủ động khai thác và sử dụng các nguồn vốn tự có, mặt khác huy động các nguồn vốn khác bằng các hình thức linh hoạt và sử dụng vốn vay một cách thận trọng và hợp lý.

Thứ ba, quản lý vốn đầu tƣ tài chính

Các doanh nghiệp có thể đầu tƣ vào các tài sản tài chính nhƣ mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia vào góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác để góp phần đảm bảo cho nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại thì đầu tƣ tài chính ngày càng phát triển và mang lại lợi ích ngày càng lớn cho các doanh nghiệp.Chính vì thế hoạt động quản lý vốn đầu tƣ tài chính ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 29 - 32)