.Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 93 - 98)

4.2.3.1 Giải pháp cải thiện các yếu tố kỹ thuật

Để cải thiện hiệu quả hoạt động của các yếu tố kỹ thuật bao gồm con ngƣời, hệ thống thông tin quản lý, quy trình thu thập, xử lý, phân phối thông tin…phục vụ cho công tác quản lý tài chính,Tổng công ty cần chú trọng hơn đến công tác kiểm soát nội. Khi cơ chế kiểm soát nội bộ đƣợc quan tâm đúng

mức, hệ thống thông tin kế toán và các báo cáo tài chính sẽ đƣợc đảm bảo tính chính xác, giảm bớt rủi ro sai sót, cải thiện việc tuân thủ quy trình, chính sách trong quản lý tài chính của cán bộ nhân viên.

4.2.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Không chỉ là ngƣời nắm giữ các sổ sách kế toán trong Tổng công ty, các cán bộ, nhân viên kế toán tài chính còn đóng vai trò đối tác chiến lƣợc của doanh nghiệp, có trách nhiệm khởi xƣớng và quyết định việc tái cơ cấu kinh doanh, phát triển các mô hình tài chính, phân tích và dự báo tài chính và các công việc chiến lƣợc quan trọng khác. Chính vì vậy,Tổng công ty cần xây dựng chƣơng trình chính quy nhằm phát triển nguồn nhân lực tài chính và cần có chính sách thu hút và giữ chân những ngƣời có kinh nghiệm, làm tốt công việc đặc biệt trong lĩnh vực tài chính kế toán. Trong thời đại kinh tế thị trƣờng hết sức năng động nhƣ hiện nay thì bộ phận tài chính trong công ty càng có nhiều cơ hội để định hình và khẳng định vai trò của mình. Để nắm đƣợc cơ hội này, các nhà lãnh đạo trong Tổng công ty phải có sự đầu tƣ hợp lý để phát triển năng lực cũng nhƣ các kỹ năng cần thiết của nhân sự kế toán-tài chính, trong đó bao gồm cả việc phát hiện, phát triển và gìn giữ “nhân tài” trong lĩnh vực tài chính kế toán.Tổng công ty nên mở các khóa đào tạo dành cho nhiều cấp bậc khác nhau, tổ chức giao lƣu với các cán bộ cấp cao (tập đoàn, vùng), cử nhân viên đi các dự án hoặc tham gia các khóa học ỏ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài để mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng môi trƣờng làm việc thân thiện, có chính sách ghi nhận và khen thƣởng thích đáng cho những cá nhân, nhóm làm việc hiệu quả. Ngoài ra,Tổng công ty cũng cần xử lý nghiêm những cán bộ, nhân viên vi pham quy chế, điểu lệ chính sách của Tổng công ty và nhà nƣớc.

4.2.3.3. Giải pháp về công tác hoạch định tài chính của công ty

Hoạch định tài chính giúp nhà quản trị lập kế hoạch cho tƣơng lai để phát triển, định hƣớng, dự đoán trƣớc các vấn đề và xây dựng chính sách phát triển cho doanh nghiệp; đồng thời tổ chức đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến cách thức quản lý đồng thời phát huy tối đa tiềm năng thị trƣờng, khai thác tối đa nguồn lực công ty. Nhờ hoạch định tài chính Tổng công ty dự báo đƣợc những hạn chế rủi ro có thể xảy ra để đạt đƣợc hiệu quả trong kinh doanh. Trong công tác hoạch định tài chính Tổng công ty cần xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khả thi dựa trên việc phân tích kỹ lýỡng các chỉ tiêu tài chính cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, tình hình môi trƣờng ngành và môi trƣờng vĩ mô. Từ các mục tiêu đó,Tổng công ty tiến hành xây dựng các phƣơng án thực hiện mục tiêu rõ ràng, tổ chức thực hiện các phƣơng án sao cho có hiệu quả và có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các phƣơng án.

Mục tiêu và phƣơng án thực hiện mục tiêu trong kế hoạch tài chính phải dựa trên mối quan hệ mật thiết thống nhất với các mục tiêu quản lý khác và thống nhất với mục tiêu chung của Tổng công ty. Từ đó công tác hoạch định góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Tổng công ty mà không ảnh hƣởng tiêu cực đến các mục tiêu quản lý khác.

KẾT LUẬN

Quản lý tài chính ngày càng khẳng định vai trò hết sức quan trọng của mình đối với các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hƣởng đến cách thức và phƣơng thức mà nhà quản lý thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ để duy tŕ và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh còn nhiều bất ổn nhƣ hiện nay, nền kinh tế thế giới chịu nhiều khó khăn và nguy cơ tiềm ẩn, xu thế toàn cầu hóa làm cho tình hình cạnh tranh và hợp tác diễn ra mạnh mẽ và gay gắt hơn trên phạm vi toàn thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính để có thể tồn tại và đứng vững đƣợc. Mọi doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức tài chính và quản lý tài chính của các doanh nghiệp khác ở trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, năng động bắt kịp với đòi hỏi của thị trƣờng đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc mới chuyển sang hình thức Công ty cổ phần nhƣ Tổng công ty cổ phần Sông Hồng.

Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, đề tài: “Quản lý tài

chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng” đã hoàn thành. Qua quá trình

tìm hiểu và hoàn thành bài luận văn em rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, luận văn đã góp phần đánh giá đúng thực trạng quản lý tài

chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng thời gian gần đây.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã trình bày các ƣ kiến

để quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Em hy vọng nội dung, phƣơng pháp và tổ chức quản lý tài chính đã đƣa ra trong bài luận văn sẽ góp một phần nhỏ để Tổng công ty cổ phần Sông Hồng tham khảo trong công tác quản lý tài chính nhằm giúp cho các đối tƣợng quan tâm thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về tài chính của Tổng công ty, từ đó giúp họ đƣa ra những quyết định phù hợp.

Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhƣng do kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu còn hạn chế. Do đó, những kết quả nghiên cứu có đƣợc mới chỉ là bƣớc đầu, vì vậy không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo, các chuyên gia và đông nghiệp để đề tài luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. „„Tài chính doanh nghiệp căn bản‟‟ của tác giả Nguyễn Minh Kiều

đƣợc xuất bản năm 2011.

2.Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính”, của tác giả PGS.TS Nguyễn Năng Phúc thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đƣợc xuất bản năm 2011.

3.Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, Học viện tài chính Hà Nội, đƣợc xuất bản năm 2012.

4.Giáo trình Phân tích kinh doanh NXB Đại học kinh tế quốc dân

(2009).Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Công

5.Bài tập Phân tích báo cáo tài chínhNXB Đại học kinh tế quốc dân

(2009), Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

6. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán NXB Đại học kinh tế quốc dân

(2007) Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thị Đông

7. Bộ Tài chính- Văn bản pháp quy về quản lý tài chính doanh nghiệp- NXB Bộ Tài chính- Hà nội, năm 2012.

8. Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đoàn Thị Lành (năm 2007) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt ở Đà Nẵng, thực

trạng và giải pháp thực hiện”.

9. Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Nhung nghiên cứu về đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4”

Tổng công ty cổ phần Sông Hồng , Báo cáo tài chính năm 2012. 9. Tổng công ty cổ phần Sông Hồng , Báo cáo tài chính năm 2013. 10. Trang web: www.songhongcorp.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)