Phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 32 - 38)

1.3. Nội dung quản lý tài chính của Công ty cổ phần

1.3.4. Phân tích tài chính

Phân tích tài chính là “một tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp ngƣời sử dụng thông tin đƣa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp”.

Từ khái niệm phân tích tài chính nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng phân tích tài chính là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và cũng đòi hỏi cả một quá trình nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học và kỹ lýỡng. Để hoạt động phân tích tài chính đạt đƣợc hiệu quả thì yêu cầu nguồn dữ liệu cung cấp phải chính xác, ngƣời tiến hành phân tích phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc nhất định. Phân tích tài chính là một hoạt động vô cùng quan trọng vì kết quả của nó đƣợc sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Phân tích tài chính giúp cho nhà quản lý nắm đƣợc tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời có thể phát hiện ra

những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình thông qua việc so sánh các kết quả của phân tích tài chính. Từ đó nhà quản lý có thể đề ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời khắc phục những khó khăn cũng nhƣ phát huy hơn nữa các điểm mạnh của mình. Kết quả phân tích tài chính cũng là một căn cứ để các chủ thể khác nhƣ ngân hàng, Nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp khác… đành giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có hƣớng đầu tƣ thích hợp và hiệu quả nhất. Quá trình phân tích tài chính DN, cần phải thực hiện.

Thứ nhất, phƣơng pháp phân tích

Có một hệ thống các công cụ và phƣơng pháp mà ngƣời phân tích sử dụng trong quá trình phân tích tài chính, trong đó có hai phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng phổ biến nhất là phƣơng pháp so sánh và phân tích tỷ lệ.

Thứ hai, tài liệu phân tích

Phân tích tình hình tài chính là phƣơng pháp để đánh giá tình hình tài chính nói riêng và tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp nên các tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích rất đa dạng và cần đƣợc kết hợp một cách hợp lý. Trong tất cả các tài liệu đƣợc sử dụng thì Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng và đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích tài chính.

Thứ ba, nội dung phân tích tài chính

Phân tích tình hình tài chính là vô cùng quan trọng, do đó khi tiến hành phân tích phải đảm bảo đƣợc các nội dung sau:

- Phân tích khái quát một số vấn đề:

- Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng tài chính của doanh nghiệp. Thứ tƣ, các chỉ tiêu tài chính

Việc phân tích các đặc trƣng tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy đƣợc tình hình của đơn vị mình và chuẩn bị căn cứ lập kế hoạch cho thời kỳ tƣơng lai, giúp cho các

ngân hàng hay các nhà đầu tƣ xem xét tình hình doanh nghiệp và có các quyết định thích hợp trong lĩnh vực của mình.

Có 4 nhóm chỉ tiêu đặc trƣng tài chính của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu về kết cấu tài chính (tỷ trọng nợ )

Chỉ tiêu đặc trƣng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực

Chỉ tiêu đặc trƣng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận

- Một là, chỉ tiêu về khả năng thanh toán

*Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn đƣợc gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn, đƣợc tính nhƣ sau:

Trong đó: Tài sản lƣu động gồm vốn bằng tiền, tài sản dự trữ (vật tƣ, hàng hoá, chi phí sản xuất dở dang) và vốn trong thanh toán (các khoản phải thu). Số nợ gồm các khoản phải trả (ngƣời bán, lƣơng, BHXH…), các khoản vay nợ (nợ ngân hàng, nợ mua trái phiếu…), các khoản thuế phải nộp mà chƣa nộp và các phải nộp và phải trả khác.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là thƣớc đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp, nó chỉ ra phạm vị, quy mô mà các yêu sách của những chủ nợ đƣợc trang trải bằng những tài sản lƣu dộng có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời càng lớn thì khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp càng cao.

*Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tổng số( tài sản) lƣu động Tổng số nợ

Hệ số thanh toán nhanh là thƣớc đo về khả năng trả nợ ngay, nợ đến hạn không dựa vào việc bán vật tƣ hàng hoá (kể cả sản phẩm dở dang).

Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh và hệ số này càng cao càng tốt. Nếu cao hơn hệ số thanh toán trung bình của ngành thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khả quan hơn mức trung bình của ngành. Nếu doanh nghiệp thu các khoản phải thu thì đã đủ trả các khoản nợ trong kỳ hạn mà không cần phải bán đi vật tƣ hàng hoá.

Hai là, chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính

Hệ số góp vốn là chỉ tiêu đặc trƣng về kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số góp vốn đo lƣờng sự góp vốn của những chủ sở hữu doanh nghiệp so với sự tài trợ của những ngƣời cho vay (Ngân hàng, ngƣời mua trái phiếu doanh nghiệp…). Nếu vốn tự có (góp cổ phần, ngân sách cấp, tự bổ sung bằng lợi nhuận) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong sự tài trợ vốn cho doanh nghiệp thì tính rủi ro của hoạt động doanh nghiệp sẽ do những ngƣời cho vay gánh chịu là chính.

*Hệ số nợ

Hệ số nợ đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ, đƣợc tính nhƣ sau:

Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản phải trả, các khoản nợ ngân hàng, các khoản phải nộp ngân sách nhƣng chƣa nộp, các khoản phải

Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Tổng số nợ trong hạn

Hệ số thanh toán nhanh =

Hệ số nợ =

Tổng số nợ của doanh nghiệp Tổng số vốn của doanh nghiệp

trả công nhân viên, số nợ qua việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng nhỏ thì càng tốt đối với doanh nghiệp.

*Hệ số thanh toán lợi tức vay

Nếu hệ số thanh toán lợi tức vay thấp thì doanh nghiệp sẽ khó có khả năng bổ sung vốn kinh doanh bằng đi vay vì không có khả năng trả lợi tức vay. Do đó hệ số này càng cao càng tốt đối với doanh nghiệp.

Ba là, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực

Các hệ số kinh doanh có tác dụng đo lƣờng xem doanh nghiệp khai thác, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhƣ thế nào.

*Số vòng quay vốn vật tƣ- hàng hoá

Hệ số vòng quay vốn vật tƣ - hàng hoá cao làm cho doanh nghiệp củng cố lòng tin vào khả năng thanh toán, nếu thấp thì tình hình doanh nghiệp có thể bị ứ đọng vật tƣ hàng hoá vì không cần dùng hoặc dự trữ quá mức, hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm vì sản xuất chƣa sát nhu cầu thị trƣờng. Do đó đối với doanh nghiệp, hệ số vòng quay vốn vật tƣ- hàng hoá càng lớn càng tốt.

*Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình đo lƣờng khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanh toán.

*Số vòng quay vốn lƣu động

Hệ số thanh toán lợi tức vay

Lợi nhuận chƣa trừ thuế + Lợi tức trong kỳ Tổng số lợi tức tiền vay phải trả trong kỳ =

Số vòng quay vốn vật tƣ - hàng hoá

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Số dƣ bình quân vốn vật tƣ- hàng hoá trong kỳ =

Kỳ thu tiền trung bình =

Số dƣ bình quân các khoản phải thu Doanh thu trung bình ngày

Số vòng quay vốn lƣu động cho biết một đồng tài sản lƣu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích. Đối với các doanh nghiệp thì chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

*Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết đầu tƣ một đồng vào tài sản cố định thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này càng cao thì càng hiệu quả đối với doanh nghiệp.

*Hệ số vòng quay toàn bộ vốn

Hệ số vòng quay toàn bộ vốn hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết một đồng đầu tƣ tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

Bốn là, chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận

*Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ

Hệ số vòng quay toàn bộ vốn

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ =

Số dƣ bình quân tổng số vốn các loại của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Số dƣ bình quân vốn cố định =

Số vòng quay vốn lƣu động

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ (đã trừ thuế)

Số dƣ bình quân vốn lƣu động của doanh nghiệp trong kỳ =

Nếu doanh lợi sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp nhỏ hơn mức trung bình của ngành có nghĩa là giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn hoặc chi phí sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp cao hơn mức trung bình của ngành.

*Doanh lợi vốn

Hệ số doanh lợi vốn cho biết nếu doanh nghiệp đầu tƣ vào một đồng vốn thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

*Doanh lợi vốn tự có

Doanh lợi vốn tự có phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có (vốn chủ sở hữu). Đây là căn cứ để các nhà đầu tƣ quyết định bỏ vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp. Do đó mục tiêu tăng doanh lợi vốn tự có là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

*Thu nhập cổ phần

Chỉ tiêu thu nhập cổ phần phản ánh 1 cổ phiếu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (Trang 32 - 38)