Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101)

3.1.1 .Tổng quan về thành phố Hà Nội

4.3. Một số giải pháp cụ thể trong việc thực thi chính sách và kiện toàn bộ

4.3.6. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc

việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách khác có liên quan

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách pháp luật khác có liên quan đảm bảo công tác thông tin, truyền thông cần phải được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp và đồng bộ: thông tin tuyên truyền kết hợp với tư vấn, giải đáp về chính sách với nhiều hình thức phong phú và phù hợp cho từng đối tượng là người sử dụng lao động và người lao động, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, tuyên truyền về chính sách, chế độ bảo hiểm thất nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với đơn vị sử dụng lao động và người lao động để họ hiểu biết và nhận thức đúng về quyền lợi trách nhiệm trong việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Để giảm tình trạng nợ đọng BHTN, cần thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa như: Tăng cường công tác tuyên truyền, tăng mức phạt chậm đóng BHTN, phối hợp với cơ quan báo, đài nêu đích danh tên các đơn vị sử dụng lao động có nợ đọng kéo dài hoặc số tiền nợ lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, cần tiến hành xử lý đối với các khoản nợ BHTN hiện tại: Đối với các khoản nợ BHTN trong thời gian hai tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Quận, huyện cần cử cán bộ theo dõi, trực tiếp đôn đốc và gửi văn bản đôn đốc; Đối với các khoản nợ BHTN trong thời gian ba tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Quận, huyện cần có văn bản báo cáo với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND Quận, Huyện; Đối với các khoản nợ BHTN trong thời gian từ 4 đến 6 tháng, Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện cần chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội Quận, Huyện tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm; Đối với các khoản nợ BHTN kéo dài từ 6 tháng trở lên, cơ quan bảo hiểm xã hội Quận, Huyện tiến hành lập danh sách, hồ sơ chuyển Liên đoàn lao động Quận, Huyện tiến hành khởi kiện ra toà án nhân dân. Ngoài ra, cần phải quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp - nơi xảy ra nợ đọng BHTN lớn và kéo dài.

4.3.7. Tăng cường chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và khiếu nại tố cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHTN nhằm phát hiện những vướng mắc, những vi phạm hay trục lợi BHTN để kịp thời xử lý từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ khi tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN.

Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm pháp luật BHTN đã cơ bản đầy đủ và nghiêm khắc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần tập trung vào chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm ngăn ngừa, hạn chế, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN. Đối tượng mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về BHTN là các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng, nợ đọng BHTN để đôn đốc, nhắc nhở họ trong thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

về BHTN, cũng là cách đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ làm việc cho các đơn vị này, cũng đồng thời phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hạn chế tối đa việc thanh tra, kiểm tra không cần thiết.

Một đối tượng khác không kém phần quan trọng mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cần phải đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra là các đơn vị được trao quyền quản lý, tổ chức thực hiện BHTN như Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội và BHXH Thành phố . Việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện, hạn chế các sai sót trong nghiệp vụ quản lý, sử dụng quỹ BHTN, trong giải quyết chế độ BHTN, trong xử lý các trường hợp chi không đúng đối tượng phải thu hồi.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với BHXH, Liên đoàn lao động Thành phố để quản lý lao động trên địa bàn, phát hiện kịp thời các biểu hiện vi phạm pháp luật như: khai báo tăng, giảm lao động tại doanh nghiệp, đăng ký thang bảng lương, số lượng lao động tham gia BHXH, BHTN, bắt buộc doanh nghiệp công khai danh sách lao động trong doanh nghiệp. BHXH tăng cường phối hợp với Liên đoàn Lao động, Thanh tra lao động kiểm tra phát hiện các đơn vị trốn tham gia BHTN và có biện pháp xử lý nghiêm khắc.

Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTN (nếu có). Cần xây dựng Tổ tư vấn trợ giúp pháp lý để giải đáp kịp thời, thỏa đáng các khúc mắc, bức xúc của NLĐ đang làm việc và cả những người đã thôi việc. Những vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan cần phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra giải quyết kịp thời, đúng chế độ cho đối tượng.

Thành lập thanh tra chuyên ngành về BHTN thuộc hệ thống BHXH để thanh tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHTN, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm chính sách BHTN nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng vi phạm như hiện nay, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho NLĐ tham gia

và hưởng thụ chế độ BHTN một cách thuận lợi, đúng người, đúng đối tượng và đúng chế độ.

4.3.8. Nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo nghề

- Các cơ sở đào tạo nghề không chỉ đào tạo nghề theo thế mạnh của từng cơ sở mà cần phải chú trọng đào tạo nghề hợp với nhu cầu của NLĐ và đồng thời phải nắm bắt nhu cầu của xã hội thông qua NSDLĐ để đi tắt, đón đầu, hướng NLĐ vào ngành nghề mà xã hội cần. Các cơ sở đào tạo nghề cần tập trung vào hai hoạt động chính: nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu. Nói cách khác, các cơ sở đào tạo nghề phải nâng cao hiệu quả nắm bắt nhu cầu, tổ chức đa dạng các ngành, nghề đào tạo, đón đầu các xu hướng của xã hội để thiết kế các khóa đào tạo nghề phù hợp. Để làm được những điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tiến hành rà soát, sắp xếp mạng lưới dạy nghề theo các tiêu chí: kết quả tuyển sinh, thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, hiệu quả đào tạo, hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất thiết bị đã được đầu tư. Cần xây dựng phương án chuyển giao, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo nghề công lập hoạt động không hiệu quả, đồng thời, tập trung chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đang hoạt động tốt, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy nghề gắn với tích cực triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, phê duyệt chương trình đào tạo, mở mã ngành ... phải dựa trên cơ sở nhu cầu của xã hội, của NLĐ thất nghiệp là chính, bên cạnh các điều kiện khác về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, ... Cần khuyến khích mở các ngành nghề đào tạo mới, đa dạng; thu hút khu vực tư tham gia vào hoạt động đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn để có cơ sở xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo phù hợp, từ đó mạnh dạn bổ sung, thay thế các ngành nghề đào tạo trong danh mục ngành nghề hiện có sao cho vừa đáp ứng nhu

cầu của thị trường lao động, vừa đáp ứng khả năng của NLĐ thất nghiệp. Cần thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát thông tin thị trường lao động hàng quý, hàng năm; đầu tư nâng cấp và duy trì hoạt động thường xuyên hoạt động của sàn giao dịch việc làm - cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và NLĐ; định kỳ tổ chức điều tra cung - cầu lao động trên địa bàn để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề. Ngoài ra, cần quan tâm tháo gỡ những khó khăn cho các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp (về thủ tục chi trả kinh phí, đơn giản hóa các quy trình thủ tục, ...).

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Tỉnh/Thành phố, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng cũng như trên cả nước nói chung.

Bằng các phương pháp thu thập các số liệu từ Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hà Nội, các báo cáo có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về BHTN trên cả nước và trên địa bàn thành phố Hà Nội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội...; các thông tin có liên quan trên báo, tạp chí, internet.

Xử lý dữ liệu bằng các phương pháp phân tích chứng minh, tổng hợp, thống kê, so sánh, mô hình dựa trên các tài liệu, báo cáo thứ cấp.

Đề tài đã thực hiện được các nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thành phố; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cần thực hiện những giải pháp sau để nâng cao quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới: Nâng cao năng lực nhân sự; Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm Nâng cao năng lực QLNN về BHTN; Nâng cao năng lực nhân sự; Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; Tăng cường cơ sở vật chất trong việc thực hiện bảo hiểm

thất nghiệp; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách khác có liên quan; Tăng cường chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và khiếu nại tố cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo nghề.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2012. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 10 tháng 6 năm 2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2012. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020. Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2017. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2017. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực hiệu quả. Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2017. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2018. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Hà Nội.

7. Bùi Việt Bảo, 2001. Những vấn đề khoa học và thực tiễn để hình thành hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Luận văn ThS. Kinh tế chính trị XHCN, Khoa Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015. Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật việc làm và một số điều Nghị định số

28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Hà Nội.

9. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2019. Các báo cáo thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại một số địa phương. Hà Nội.

10.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2019. Báo cáo tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xã hội hóa dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hà Nội.

11.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2019. Báo cáo tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xã hội hóa dịch vụ trong lĩnh vực việc làm. Hà Nội.

12.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2019. Kết quả hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến tham gia xây dựng Đề án của các Bộ, ngành, địa phương. Hà Nội.

13.Chính phủ, 2015. Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Hà Nội.

14.Chính phủ, 2013. Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm. Hà Nội.

15.Lê Hồng Giang, 2009. BHTN, lỡ cơ hội thay đổi đăng trên SGTT vào ngày 01/12/2009.

16.Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2013. Đặc điểm nguồn nhân lực thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Luận văn ThS. Xã hội học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Lan, 2015. Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn ThS. Công tác xã hội. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.

18.Nguyễn Mai Phương, 2015. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986 - 2010). Luận án TS Trung Quốc Học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.

19.Ngô Thu Phương, 2014. Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Luận văn ThS. Luật kinh tế, Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội.

20.Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, 2019. Báo cáo tổng kết 10 năm thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)