3.1.1 .Tổng quan về thành phố Hà Nội
3.2. Thực trạng về Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.4. Kết quả thực hiện chính sách BHTN tại thành phố Hà Nội từ năm
năm 2016 đến năm 2018
3.2.4.1. Về số lượng người tham gia và đóng BHTN
Bắt đầu từ năm 2009, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chính thức được áp dụng tại Việt Nam. Trong năm 2009, cả nước mới chỉ có 5,9 triệu người tham gia BHTN, nhưng đến hết năm 2018, con số này đạt hơn 12,6 triệu người, chiếm khoảng 26,2% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tính từ năm 2016 đến nay cũng tăng dần theo các năm, cụ thể: Năm 2018, số người lao động tham gia BHTN tăng 6,48% so với năm 2017 và tăng 13,92% so với năm 2016.
Bảng 3.2. Số người tham gia BHTN giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: người
Số người tham gia BHTN
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1.347.914 1.442.061 1.535.609
Nguồn: Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
3.2.4.1.2. Về tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN
Bảng 3.3: Số người nộp hồ sơ và số người có Quyết định hưởng TCTN giai đoạn năm 2016 - 2018
ĐVT: người
STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Số người nộp hồ sơ đề
nghị hưởng TCTN 40.328 48.229 58.336
2 Số người có Quyết định
hưởng TCTN 39.685 48.822 57.741
Qua bảng số liệu 3.2 về thực trạng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN và số người có Quyết định hưởng TCTN, ta thấy: Số lượng hồ sơ giải quyết BHTN tăng dần đều qua các năm, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Trung tâm DVVL Hà Nội năm 2018 tăng 20,96% so với năm 2017 và tăng 44,65% so với năm 2016. Số người có Quyết định hưởng TCTN năm 2018 tăng 20,74% so với năm 2017 và tăng 45,50% so với năm 2016. So với những năm đầu thực hiện như năm 2010 thì số người đăng ký hưởng TCTN đã tăng đến 15,93 lần; số người có quyết định hưởng TCTN đã tăng 16,56 lần.
3.2.4.1.3. Về tư vấn, giới thiệu việc làm
Bảng 3.4: Số người được tư vấn giới thiệu việc làm giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: người
Số người được tư vấn giới thiệu việc làm
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
40.362 48.229 58.336
Nguồn: Trung tâm DVVL Hà Nội
Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ hưởng chế độ BHTN vẫn được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội coi là nhiệm vụ xuyên suốt, thường xuyên thực hiện trong nhiều năm, cụ thể:
+ Năm 2016, công tác tư vấn, GTVL đã được triển khai với quy mô rộng hơn nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn. Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm đã được đẩy mạnh và tăng cường tại tất cả các Điểm tiếp nhận và trả kết quả BHTN thuộc TTDVVL, đảm bảo 100% lao động đến nộp hồ sơ hưởng BHTN, đến thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng trong thời gian hưởng TCTN đều được TTDVVL tư vấn về việc làm, học nghề, nhiều NLĐ đã được giới thiệu việc làm mới phù hợp ngay trong thời gian đang còn hưởng TCTN. Số lượng
các điểm tiếp nhận lao động BHTN đến đăng ký tìm kiếm việc làm có sự gia tăng đáng kể. Nếu như trong năm 2015, Trung tâm DVVL Hà Nội chỉ triển khai công tác tư vấn, GTVL cho đối tượng lao động BHTN tại các điểm tiếp nhận và trả kết quả BHTN, thì đến năm 2016, cùng với sự hình thành của 5 điểm giao dịch việc làm vệ tinh (Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Long Biên, Sóc Sơn, Mê Linh), công tác tư vấn, GTVL cho lao động BHTN đã được thực hiện ở 05 địa điểm này và thu được nhiều kết quả khả quan (trong đó: Long Biên và Sóc Sơn là những điểm GDVL gắn với BHTN nên có số lượng tư vấn, GTVL cao) . Bên cạnh đó, tuy chưa phải là một điểm GDVL vệ tinh, song Đông Anh là một điểm tiếp nhận hồ sơ BHTN có nguồn cung lao động BHTN lớn. Vì vậy, Trung tâm DVVL đã kịp thời tổ chức thực hiện việc tư vấn, GTVL cho lao động BHTN tại địa bàn này.
+ Không chỉ được mở rộng về quy mô, chất lượng, hoạt động tư vấn, GTVL cho lao động BHTN cũng được cải thiện đáng kể do có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất cho các điểm đăng ký GTVL. Đặc biệt, trong năm 2016, toàn bộ quy trình tư vấn, GTVL cho lao động BHTN đã được tin học hóa thông qua việc ứng dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu cung – cầu chung.
Số người được tư vấn giới thiệu việc làm năm 2016 là 40.362 người tăng 25,45 % so với năm 2015 (32.173 người); số người được giới thiệu việc làm năm 2016 là 4.821 người tăng 4,35% so với năm 2015 (4.620 người), số người được giới thiệu việc làm chiếm 12% trong tổng số người được tư vấn; Số người đã tìm được việc làm mới và quay lại thị trường lao động là 834 người, chiếm 17,29% trong tổng số người được giới thiệu và kết nối việc làm.
Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm năm 2018 là 58.336 người tăng 20,96% so với cùng kỳ năm 2017 (48.229 người); số người được giới thiệu việc làm chiếm 18,84% trong tổng số người đã được tư vấn việc làm. Số người trúng tuyển có việc làm là 1.953 người, chiếm 3,35% trong tổng số người đã được giới thiệu việc làm.
3.2.4.1.4. Về hỗ trợ học nghề
Bảng 3.5: Số người được hỗ trợ học nghề giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: người
Số người được hỗ trợ học nghề Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2.148 1.970 2.652
Nguồn: Trung tâm DVVL Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu 3.5, ta thấy về cơ bản, Số người được hỗ trợ học nghề ổn định qua các năm, con số này tuy có giảm nhẹ vào năm 2017 nhưng lại tiếp tục tăng trong năm 2018.
Số người có Quyết định hỗ trợ học nghề năm 2016 là 2.148 người, tăng 8,53 % so với năm 2015 (1.979 người). Số NLĐ có Quyết định hỗ trợ học nghề đều thuộc trường hợp NLĐ đang hưởng TCTN, năm 2016 không có trường hợp NLĐ thất nghiệp không hưởng TCTN đề nghị hỗ trợ học nghề. Qua theo dõi và tổng hợp số liệu từ các cơ sở đào tạo nghề thì số NLĐ thực tế có tham gia khóa học nghề tại các cơ sở nghề là: 1.445 người, chiếm 67,27% tổng số người có Quyết định hỗ trợ học nghề.
Năm 2017, NLĐ thất nghiệp được tư vấn, đăng ký học nghề tại 12 cơ sở đào tạo nghề đủ điều kiện đào tạo nghề theo quy định, trong đó có phòng Đào tạo nghề thuộc Trung tâm DVVL Hà Nội (Năm 2016 chỉ có 07 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia dạy nghề cho lao động hưởng BHTN). Các ngành nghề NLĐ lựa chọn đăng ký học nghề tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu như: Kỹ thuật nấu ăn (28.8%), Lái xe ô tô hạng B2 và C (27,8%), Kỹ thuật pha chế đồ uống (17,2%), Tin học văn phòng (10,1%), May công nghiệp (5,6%) và một số ngành nghề khác.
Số người có Quyết định hỗ trợ học nghề năm 2018 là 2.652 người, chiếm 4,60% trong tổng số người có Quyết định hưởng TCTN (57.741 người), tăng
34,62 % so với năm 2017 (1.970 người), trong đó có 02 người không thuộc trường hợp hưởng TCTN. Số người thực tế có tham gia khóa học nghề tại các cơ sở nghề là 1.895 người (chiếm 71,45% trong tổng số có Quyết định hỗ trợ học nghề). Số người tìm được việc làm mới sau khi kết thúc khóa học nghề là 382 người (chiếm 20,15% trong tổng số người đã tham gia khóa học nghề). Nhiều trường hợp NLĐ đã đăng ký học nghề nhưng không đến nhận Quyết định hỗ trợ học nghề, NLĐ đã nhận Quyết định hỗ trợ học nghề nhưng không tham gia học nghề, nguyên nhân chủ yếu do NLĐ tìm được việc làm mới trong thời gian hưởng TCTN nên chấm dứt hưởng TCTN và không tiếp tục tham gia khóa học nghề theo quy định. Các ngành nghề NLĐ lựa chọn đăng ký học nghề tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu như: Kỹ thuật nấu ăn: 860 (chiếm 32.43%), Lái xe ô tô hạng B2 và C: 489 (chiếm 18,44%), Kỹ thuật pha chế đồ uống: 711 (chiếm 26,81%), Tin học văn phòng: 329 (chiếm 12,4%) ... và một số ngành nghề mới được khai thác như: chăm sóc da, phun thêu thẩm mỹ ....
3.2.4.1.5. Về bảo hiểm y tế
100% người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể khám chữa bệnh và sớm trở lại thị trường lao động.