Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77)

3.1.1 .Tổng quan về thành phố Hà Nội

3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa

bàn thành phố Hà Nội

3.3.1. Thành tựu

3.3.1.1. Công tác triển khai, thực thi chính sách BHTN sâu, rộng và ngày càng hiệu quả

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội thường xuyên tổng kết tình hình thực hiện để rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Đến nay, hệ thống văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp đã tương đối hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, thực hiện, cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công chính sách bảo hiểm việc làm/bảo hiểm thất nghiệp.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội luôn sát sao trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, thường xuyên có sự phối hợp với các Sở, ban ngành, liên quan trong việc tuyên truyền, tập huấn về bảo hiểm thất nghiệp; Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội trong việc đào tạo cán bộ, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc phát sinh; tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời thực hiện 04 chế độ: hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm y tế, nâng cao các hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.

Từng bước nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp như: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động; đem lại lợi ích cho các bên: người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước, cơ sở dạy nghề...; có sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm đã được đẩy mạnh và tăng cường tại tất cả các điểm tiếp nhận hồ sơ BHTN thuộc Trung tâm DVVL Hà Nội, đảm bảo 100% lao động đến đăng ký thất nghiệp, đến thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng trong thời gian hưởng TCTN đều được Trung tâm tư vấn về việc làm, học nghề.

Công tác tư vấn, GTVL cho lao động BHTN tại Trung tâm được thực hiện theo quy trình rõ ràng, tạo điều kiện tối đa cho người lao động. Nhân sự thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm được bố trí tại trụ sở chính, các cơ sở và điểm tiếp nhận giải quyết BHTN. Tuy nhiên, cơ sở vật chất để tổ chức tư vấn, GTVL và tư vấn học nghề cho người lao động còn chật hẹp, máy móc thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ. Vì vậy tỷ lệ giải quyết tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ vẫn còn khiêm tốn.

Do vậy để nâng cao chất lượng hoạt động mà đặc biệt là nhiệm vụ tư vấn giới thiệu việc làm thì tổ chức các Phiên giao dịch việc làm dành cho lao động BHTN hết sức cần thiết, nhằm hỗ trợ NLĐ bị mất việc làm đang trong thời gian hưởng TCTN sớm tìm được việc làm để quay lại với thị trường lao động. Để thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ học nghề cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp đạt kết quả cao, khi người lao động thất nghiệp đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội giải quyết thủ tục BHTN đều được cán bộ tại bộ phận một cửa của các điểm tiếp nhận và trả kết quả tư vấn quyền lợi về hỗ trợ học nghề.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội còn chỉ đạo Trung tâm DVVL Hà Nội tổ chức tư vấn tập trung, tư vấn tại các công ty, doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi kết thúc khoá học, các học viên là lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục được tư vấn, định hướng để có thể tự tạo việc làm. Đối với những học viên có nhu cầu tìm việc làm sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Công tác kiểm tra, theo dõi, cập nhật các thông tin của người lao động liên quan đến việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã được tin học hóa và xử lý bằng các phần mềm tác nghiệp. Quy trình xử lý được thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ cho đến khâu quản lý đối tượng người lao động trong suốt quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cuối năm

2017 và năm 2018, hồ sơ về BHTN tại Trung tâm DVVL Hà Nội đã được scan và mã số hóa theo đúng quy định.

Với 10 năm thực hiện giải quyết chính sách BHTN, tại Trung tâm DVVL Hà Nội hiện đã có 05 kho lưu trữ hồ sơ BHTN được đặt tại trụ sở chính (số 215 phố Trung Kính). Thực hiện Chương trình công tác của Trung tâm về triển khai thực hiện nhiệm vụ Bảo hiểm thất nghiệp và nhằm đảm bảo an toàn cho hồ sơ lưu trữ và sắp xếp hồ sơ lưu trữ kịp thời, đầu năm 2019, Trung tâm đã tiến hành thực hiện công tác di chuyển kho lưu trữ hồ sơ BHTN từ địa chỉ 215 Trung Kính về 144 Trần Phú – Hà Đông.

Triển khai thực hiện mô hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm DVVL Hà Nội theo Công văn 671/CVL-TTLĐ ngày 30/6/2017 của Cục Việc làm, tại Trung tâm DVVL Hà Nội đã thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, sắp xếp, bố trí lại mặt bằng, sửa chữa, cải tạo lại nội thất một số phòng làm việc, đầu tư trang thiết bị cần thiết; triển khai nhiệm vụ BHTN tại các điểm, sàn GDVL vệ tinh được xây dựng theo mô hình các văn phòng đại diện; thiết lập Bộ phận Tư vấn ban đầu tại 03 địa điểm có đông lượng người lao động BHTN đến giao dịch nhất là Yên Hoà, Hà Đông và Minh Khai, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tại Trung tâm DVVL Hà Nội vẫn đang đồng bộ niêm yết bộ TTHC tại các điểm, Sàn tiếp nhận và trả kết quả giải quyết BHTN theo chỉ đạo. Bộ thủ tục hành chính được niêm yết công khai, rõ ràng, minh bạch mang đến nhiều thuận lợi cho NLĐ. Qua thăm dò ý kiến thì đại đa số NLĐ đến giao dịch đều hài lòng về phong cách, thái độ phục vụ và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên, viên chức của Trung tâm DVVL Hà Nội. Thời gian giải quyết hưởng BHTN được rút ngắn 03 ngày (theo quy định là 20 ngày, nay là 17 ngày). Thời gian giải quyết hỗ trợ học nghề được rút ngắn 04 ngày (theo quy định là 15 ngày, nay là 11 ngày). Thời gian giải quyết hồ sơ NLĐ đề nghị chuyển hưởng đi tỉnh khác được rút ngắn 02 ngày (theo quy định là 03 ngày, nay là trong 01 ngày).

Trung tâm DVVL Hà Nội thường xuyên chủ động theo dõi, tiếp nhận phản ảnh, kiến nghị của NLĐ về chất lượng dịch vụ công và thái độ phục vụ của viên chức, nhân viên làm việc tại các Điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết BHTN. Kịp thời trả lời và hướng dẫn NLĐ bằng văn bản đối với nội dung đề nghị theo đơn hỏi và đề nghị giải quyết chế độ hưởng TCTN, kịp thời rút kinh nghiệm nhằm hạn chế tối đa để không xảy ra tình trạng khiếu kiện, khiếu nại từ NLĐ.

3.3.1.2. Phạm vi và mức thu tăng.

Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của người lao động trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. cụ thể: Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2018 là 1.541.279 người, tăng 99.233 người, tăng 6,9% so với năm 2017. Khai thác, phát triển được 16.705 đơn vị với 84.214 lao động và số người lao động là 84.214 người, tăng 190% so với cùng kỳ năm 2017.

3.3.1.3. Quỹ BHTN gia tăng:

Kể từ khi thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn Thành phố, quỹ BHTN luôn trong gia tăng theo các năm nhờ việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHTN qua các cuộc thanh, kiểm tra và các cuộc tuyên truyền về BHTN.

Công tác quản lý quỹ BHTN được thực hiện đúng nguyên tắc an toàn và phát triển quỹ. BHXH Thành phố đã thực hiện thu đúng, thu đủ, đồng thời quản lỹ chặt chẽ công tác chi nên số kết dư quỹ BHTN này càng tăng, đáp ứng yêu cầu chi TCTN trong những lúc tỷ lệ thất nghiệp cao.

3.3.1.4. Sự hài lòng của NLĐ

Hiện nay, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Hà Nội về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu giải quyết người lao động (NLĐ). Sau một thời gian triển khai mô hình một cửa theo đề án 7444/QĐ-

UBND của UBND thành phố Hà Nội, NLĐ đã được thụ hưởng dịch vụ công một cách thuận thiện, thân thiện và công khai, minh bạch. Phần lớn NLĐ thực sự hài lòng khi đến làm thủ tục hưởng chính sách BHTN.

3.3.2. Hạn chế trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp

- Mức độ chấp hành pháp luật lao động về BHTN trên địa bàn Thành phố chưa cao:

+ Đối với NLĐ: khai báo không trung thực về tình trạng việc làm của mình; bắt tay với NSDLĐ để trục lợi quỹ BHTN.

+ Đối với NSDLĐ: vi phạm về trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp (toàn bộ lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; còn một số lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không được tham gia) và vi phạm về chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức (Đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động không đúng mức lương theo mức lương trong thang, bảng lương đã xây dựng; mức lương làm căn cứ tham gia BHXH, BHTN, BHYT chưa đầy đủ các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác bắt buộc phải tham gia); Tham gia BHTN cho lao động đã qua đào tạo hoặc lao động có chức danh công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ bằng lương tối thiểu vùng (thiếu 7%-5%); Chưa trả khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và không đóng số tiền BHTN đã thu hoặc khấu trừ của người lao động

+ Đối với các cơ sở dạy nghề: Người được hỗ trợ học nghề không tham gia khóa học hoặc tham gia không đầy đủ nhưng cơ sở dạy nghề vẫn làm thủ tục thanh toán chế độ hỗ trợ học nghề cho lao động thất nghiệp.

- Chưa phát huy được vai trò của việc tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ bị thất nghiệp: Số NLĐ thất nghiệp tìm được việc làm mới và có nhu cầu học nghề vẫn ở mức thấp.

- Chưa triển khai, thực hiện được chính sách Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động: Theo số

liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến thời điểm này chưa có người sử dụng lao động hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

- Số đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được thanh, kiểm tra về việc thực hiện pháp luật lao động BHTN còn hạn chế.

- Ban hành nhiều Quyết định thu hồi hưởng TCTN, TCHN.

- Số người lao động thất nghiệp có nhu cầu học nghề vẫn còn ở mức khiêm tốn.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Nguyên nhân về phía cơ chế chính sách của Nhà nước:

+ Một số quy định chưa hợp lý. Một số quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa phù hợp với thực tế gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện (như quy định về đối tượng tham gia BHTN, quy định về việc tạm dừng và tiếp tục hưởng TCTN....).

+ Các văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng văn bản hướng dẫn chưa bao quát được hết những yêu cầu đặt ra của quản lý, các quy trình đã được triển khai chưa thống nhất, khi phát sinh những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời.

+ Các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động không khả thi, khó thực hiện do điều kiện hưởng chế độ này khá chặt chẽ và hiếm khi xảy ra, người sử dụng lao động khó tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chế độ nà (Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác như theo quy định để được hưởng chế độ).

- Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý và thực thi chính sách :

+ Những năm đầu thực hiện khi chính sách BHTN còn là chính sách mới, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam đã dẫn đến trong quá trình thực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu gặp không ít khó khăn và vướng mắc như: Thông tin

đến với NLĐ còn hạn chế, NLĐ chưa hiểu hết được quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách BHTN.

+ Số người làm công tác thanh tra còn mỏng, yếu do chỉ tiêu trong ngân sách Thành phố có giới hạn mà khối lượng thực hiện công việc quá lớn.

+ Sự phối hợp giữa các bên: BHXH, Sở LĐ - TB & XH, TTDVVL chưa được nhịp nhàng, đồng bộ nên vẫn còn nhiều lúng túng trong thực thi nghiệp vụ. Hiện nay, Trung tâm DVVL Hà Nội mới chỉ trao đổi gửi các danh sách NLĐ (đủ điều kiện hưởng TCTN, danh sách tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt, hủy...) kèm File dữ liệu qua email cho cơ quan BHXH (qua đường truyền FTP) để cơ quan BHXH in thẻ BHYT, cấp thẻ ATM cho người hưởng TCTN và giải quyết chế độ hưởng TCTN cho NLĐ, chưa có hệ thống kết nối, đối chiếu với dữ liệu thu của cơ quan BHXH về giải quyết chính sách BHTN cho NLĐ để tránh các vấn đề trùng lắp, phát sinh. Mặt khác, việc chưa kết nối được với dữ liệu thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng dẫn đến việc trao đổi thông tin, nhất là các trường hợp cần xác nhận lại thông tin về thời gian tham gia BHXH, BHTN của NLĐ, hoặc cần phát hiện kịp thời khi NLĐ có việc làm trước và trong thời gian đang hưởng TCTN (các trường hợp NLĐ vi phạm các quy định về BHTN) .... gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý giải quyết các tồn tại khi NLĐ vi phạm pháp luật về BHTN như: xử phạt hành chính, thu hồi TCTN ....

+ Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật chưa có những đổi mới mạnh mẽ: Nhiều chương trình vẫn nặng về nội dung tuyên truyền, xem nhẹ hình thức thể hiện, tập trung chủ yếu ở các chương trình chính luận, phổ biến kiến thức khô cứng, thiếu hấp dẫn đối với người xem, nên chưa thật sự tác động mạnh mẽ để người dân hiểu biết và có thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Việc tuyên truyền còn thiếu tính hệ thống, toàn diện, chưa tạo thành những đợt tuyên truyền sâu, rộng, hoặc mang tính tổng lực để tạo hiệu quả tuyên truyền cao. Nội dung tuyên truyền bảo hiểm thất nghiệp chưa có chiều sâu, chưa hấp dẫn, thiếu những chương trình mang tính dài hạn để cộng đồng,

người sử dụng lao động và người lao động nhận thức sâu sắc hơn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Nội dung tuyên truyền chưa đi trước, chưa gắn với quá trình sửa đổi, hoàn thiện chính sách...

+ Tuy đã cố gắng rất nhiều trong công tác tư vấn, tuyên truyền, kết nối việc làm giữa NLĐ với các Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động, cũng như giữa lao động có nhu cầu tìm việc với các DN, nhưng kết quả NLĐ hưởng BHTN được giới thiệu việc làm còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do: Ý thức tìm kiếm việc làm của đại bộ phận NLĐ hưởng TCTN còn chưa cao và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)