CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về công tác quảnlý nhà nước về chứng nhận quyềnsử
3.3.3. Đội ngũ cán bộ công chức
Trong hoạt động quản lý đất đai thì năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý đất đai của Thành phố. Thời gian qua, UBND Thành phố đã tạo điều kiện để
43,6 36,4 12,8 7,2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
trị phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Hiện nay, cơ bản 100% cán bộ làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố có trình độ đại học; 4/25 cán bộ địa chính phường xã, 7/44 cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; 2/41 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất; 8/16 cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường có bằng thạc sỹ; 2 cán bộ trong ngành đã được đào tạo trình độ lý luận cao cấp chính trị.
Việc nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ địa chính đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai đặc biệt là công tác cấp GCN QSD đất. Đây là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCN trên địa bàn trong suốt thời gian qua. Như đã đánh giá ở phần trên thì kết quả cấp GCN qua các năm được tăng lên rõ rệt. Một mặt là do sự quan tâm, vào cuộc của lãnh đạo Thành phố, mặt khác trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ địa chính được nâng cao giúp công tác xử lý hồ sơ được diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, thông qua hoạt động giao ban địa chính, tập huấn tuyên truyền pháp luật, UBND Thành phố thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ cho cán bộ công chức của ngành từ Thành phố đến phường, xã.
Khi tiến hành điều tra thăm dò ý kiến của người dân về năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực đất đai và đánh giá điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, người dân có nhận xét tương đối khả quan về năng lực và phẩm chất của cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai. Tuy nhiên, cũng còn có 10,6%số người được hỏi cho rằng năng lực cán bộ, công chức còn có những hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không tốt tới công tác quản lý cấp GCN QSD đất và gây ra các tiêu cực trong hoạt động cấp GCN QSD đất
Nguồn: Điều tra của tác giả
Hình 3.3:Đánh giá năng lực, phẩm chất cán bộ làm việc trong lĩnh vực đất đai
Chỉ có 9,6% cho rằng điều kiện vật chất phục vụ công tác quản lý đất
đai là "Chưa tốt", 40,0% số người được hỏi cho rằng "Tương đối tốt" trong
khi có tới 50,4% cho rằng điều kiện phục vụ công tác này là ‘Tốt”. Điều này chứng tỏ chính quyền địa phương đã quan tâm đến điều kiện đảm bảo cho cán bộ làm việc thuận lợi và hiệu quả.
Nguồn: Điều tra của tác giả
Hình 3.4: Đánh giá điều kiện vật chất, kỹ thuật
Việc ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp quá trình cấp GCN QSD đất diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian và
38,8 46,8 10,6 3,8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Tốt Tương đối tốt Chưa tốt Khó trả lời
50,4 40 9,6 0 0 10 20 30 40 50 60
công sức hơn. Trong quá trình hoạt động, thành phố Vinh đã ứng dụng một số phần mềm tin học như: phần mềm “nhập phiếu chuyển thông tin địa chính”, phần mềm quản lý hồ sơ, phầm mềm “1 cửa”, nhờ đó, mọi hoạt động được quản lý chặt chẽ, nâng cao tính chính xác, giúp cho việc giải quyết hồ sơ đảm bảo nhanh chóng và lưu trữ được dữ liệu trong quá trình xử lý hồ sơ.