Nhóm giải pháp xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 82)

3.2.3.1 Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi

- Đây chính là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Đối với BIDV Phú Thọ việc xử lý NQH cần có những biện pháp cụ thể nhƣ:

- Phân tích nguyên nhân NQH của từng KH, từ đó có biện pháp tháo gỡ. Đối với KH khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục NQH chƣa xác định đƣợc nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và KH.

+ Đối với khoản vay có TSBĐ: tìm KH có khả năng về tài chính nhận lại nợ của KH khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả TSBĐ khả năng trả nợ. Ngân hàng rà soát TSBĐ, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn,…Trong trƣờng hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc KH phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, nếu không ngân hàng có thể tuyên bố phá sản.

+ Đối với khoản vay không có bảo đảm. Trong trƣờng hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của KH, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh

toán, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu KH, ngƣời mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của KH tại ngân hàng. Tƣ vấn cho KH bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả không cần sử dụng để trả nợ vay.

Đối với KH cá nhân: kết hợp cùng cơ quan công tác vận động gia đình thu xếp nguồn trả nợ.

- Biện pháp khởi kiện ra tòa

Hiện nay trong qua hệ kinh tế việc khởi kiện ra tòa chƣa thành thói quen đối với mọi ngƣời, trong nền kinh tế thị trƣờng chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua tòa án kinh tế. Việc khởi kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với các không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

3.2.3.2 Tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh

Nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là những khoản nợ không sinh lời, thông thƣờng đƣợc ngân hàng chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Vì vậy việc tận thu nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng. Có một số biện pháp để thu hồi đƣợc số nợ trên.

- Đối với KH còn tồn tại

BIDV Phú Thọ tiếp tục bám sát KH, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, giải thích thuyết phục KH hiểu để có thiện chí trả nợ số tiền còn vay ngân hàng, đồng thời cùng KH xây dựng phƣơng án kế hoạch trả nợ cụ thể trong thời gian tới. Phối hợp với các cơ quan chức năng nhƣ đơn vị chủ quản của KH, công an, thi hành án, trung tâm bán đấu giá,…để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng đối tƣợng nhƣ phát mại tài sản, đôn đốc KH thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Việc xử lý dự phòng rủi ro là chuyện nội bộ của ngân hàng, không đƣợc tiết lộ thông tin cho KH biết về việc xử lý rủi ro để tránh hiện tƣợng KH biết trây ì, không trả.

- Đối với những KH trên BIDV Phú Thọ sau khi tận thu các khoản nợ trình BIDV cho xóa nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)