Nhóm giải pháp về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ (Trang 82)

3.2.4.1 Hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ

Nên có chế độ thƣởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro cần phải có chế độ tiền lƣơng đặc biệt để khuyến khích ngƣời làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Thƣờng xuyên tuyên truyền phổ biến tƣ tƣởng cho ngƣời làm công tác tín dụng để mọi ngƣời hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Chuẩn hóa cán bộ tín dụng vì cán bộ tín dụng có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhƣng cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và có một số tiêu chuẩn cơ bản:

+ Phải đƣợc đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trƣờng Đại học có uy tín.

+ Có khả năng ngoại ngữ tin học để có thể nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt: Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

+ Hiểu biết xã hội và khả năng giao tiếp: yếu tố giúp KH và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho KH có thiện cảm và gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm đƣợc nhiều thông tin về KH phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

3.2.4.2 Nâng cao trình độ cán bộ

Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực nhiều ngành nghề, sản phẩm trong khi cán bộ tín dụng chủ yếu đƣợc đào tạo từ các trƣờng kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế.Đòi hỏi cán bộ

tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thƣờng xuyên tìm hiểu các ngành nghề, các lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Hiện nay Nhà nƣớc đang hoàn thiện dần hệ thống pháp lý, các Luật đang đƣợc đƣa vào cuộc sống cán bộ tín dụng phải tích cực tìm hiểu các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nƣớc, Chính Phủ, Bộ ngành có liên quan. Mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay đƣợc an toàn.

3.2.5 Đầu tư hệ thống hiện đại hóa ngân hàng

BIDV đã và đang triển khai hệ thống hiện đại hóa ngân hàng. Qua hệ thống trên các chi nhánh trong cùng hệ thống có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của KH cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất. Các ngân hàng có thể phối hợp để cho vay và quản lý khoản vay đối với một KH. tránh việc nhiều Ngân hàng cùng cho vay một công trình dẫn đến rủi ro trong hoàn trả nợ.

3.2.6 Giải pháp khác

Qua kinh nghiệm của một số nƣớc khác nhƣ đã đề cập ở chƣơng 1 BIDV Phú Thọ có thể áp dụng hoặc đề suất với BIDV áp dụng phƣơng pháp định lƣợng rủi ro tín dụng để đánh giá mức độ rủi ro, trên cơ sở đó quyết định cho vay có hiệu quả, an toàn hơn, để góp phần hạn chế rủi ro.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

- Hoàn thiện môi trường pháp lý

Việc ban hành các luật và văn bản dƣới luật cần đồng bộ và kịp thời để tạo môi trƣờng pháp lý hoàn thiện, ổn định và thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể trong nền kinh tế.

Chính Phủ cần chỉ đạo các bộ ngành và các địa phƣơng nâng cao chất lƣợng quy hoạch ổn định quy hoạch và quy hoạch phải chi tiết đồng bộ. Quy hoạch phát triển các vùng miền phải hợp lý, tạo động lực phát triển của vùng, tránh quy hoạch tràn lan nhƣ tỉnh nào cũng có khu công nghiệp nhƣng thu hút vốn đầu tƣ không hiệu quả.

- Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp

Xây dựng chiến lƣợc kinh tế lâu dài, trong quá trình quản lý dùng các công cụ kinh tế, hạn chế dùng các biện pháp hành chính để tác động xấu đến nền kinh tế. Đẩy mạnh việc chuyển đổi hình thức sở hữu DN Nhà nƣớc để lành mạnh hóa tình hình tài chính DN.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đã đi vào hoạt động nhƣng chƣa hiệu quả, thu thập thông tin chƣa nhanh nhậy, phong phú, chính xác. Do vậy các ngân hàng chƣa khai thác nhiều thông tin qua kênh trên để có thể phát huy đƣợc vai trò thông tin tín dụng ngân hàng. Đề nghị Trung tâm CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về các KH và thƣờng xuyên cảnh báo đối với những KH có vấn đề để các NHTM đƣợc biết.

3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng của BIDV (TPR) thƣờng xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những KH có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá KH từ các thông tin thu thập đƣợc.

- Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và luật pháp để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định.

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ và NHNN cho các chi nhánh.

3.3.4 Kiến nghị đối với tỉnh Phú Thọ

- Về cho vay đối với một số DN, lĩnh vực, ngành trọng điểm, gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Năm 2013, nhiều DN là KH của ngân hàng chịu tác động nặng nề, gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh; tập trung ở một số lĩnh vực về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (xi măng, gạch,…) nhƣ: Công ty CP xi măng Hữu Nghị,… các DN thi công xây lắp,... Nguyên nhân chính do khủng hoảng kinh tế, điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc về cắt giảm đầu tƣ công, kiềm chế lạm phát, biến động tăng giá lớn của các yếu tố đầu vào chính nhƣ điện, than.…

Bên cạnh đó, tiến độ dự án chậm, tổng vốn đầu tƣ biến động tăng lớn,… là nguyên nhân ảnh hƣởng chính tới sự khó khăn của Công ty CP xi măng Phú Thọ; hiện tại dự án xi măng lò quay chƣa đi vào hoạt động, nhà máy xi măng lò đứng hoạt động kém hiệu quả. Để có hỗ trợ kịp thời đối với các DN, đề xuất các cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ về chính sách vốn, tiêu thụ sản phẩm, quản lý điều hành,… đối với DN thuộc các lĩnh vực khó khăn, chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế nhƣ xi măng, thi công xây lắp.

- Về đăng ký giao dịch bảo đảm

Đối với đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: Theo quy định, hiện tại chi nhánh thực hiện đăng ký tại Phòng Tài nguyên môi trƣờng các huyện, thành thị đối với thế chấp tài sản của cá nhân, hộ gia đình; tại Sở Tài nguyên môi trƣờng đối với thế chấp tài sản của DN, tổ chức. Thực tế thực hiện tại các địa phƣơng trong tỉnh đã chứng nhận việc đăng ký thế chấp tài sản gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng thế chấp giữa Bên thế chấp và ngân hàng; tuy nhiên, tại thành phố Việt Trì, phòng Tài nguyên môi trƣờng chỉ chứng nhận đăng ký thế chấp

về quyền sử dụng đất; nội dung phần chứng nhận ghi “không bảo đảm tài sản trên đất” trong khi Hợp đồng thế chấp giữa Bên thế chấp và ngân hàng gồm toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong thực hiện và pháp lý trong thế chấp tài sản.

Bên cạnh đó, thực tế các KH đang thế chấp tại chi nhánh đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bìa hồng), tuy nhiên nội dung của các loại Giấy chứng nhận này chƣa có phần chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất. Vì vậy, kiến nghị cần có sự hƣớng dẫn thực hiện thống nhất, cụ thể; thực hiện đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất và các nội dung khác liên quan, đảm bảo tính pháp lý tuyệt đối trong việc thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giữa các bên thế chấp với ngân hàng.

Đối với tài sản thế chấp của DN trong khu công nghiệp hoặc các tổ chức thuê lại đất chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: hiện tại hầu hết các DN thuê lại đất để thực hiện đầu tƣ dự án sản xuất, kinh doanh tại KCN Thụy Vân chƣa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có Hợp đồng thuê lại đất với Ban quản lý các KCN). Trong khi quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản gắn liền với đất tại sở Tài nguyên môi trƣờng, yêu cầu phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; điều này phát sinh khó khăn trong việc thực hiện các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với DN liên quan.

- Về xử lý TSBĐ tiền vay

Hiện tại, theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trƣờng hợp bên bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, phải thực hiện xử lý TSBĐ phát sinh một số vƣớng mắc, cụ thể: trƣờng hợp KH không hợp tác trong xử lý TSBĐ, theo quy định hiện hành của pháp luật, ngân hàng có quyền thực hiện bán tài sản; việc ngân hàng bán tài sản có thể thực hiện trực tiếp do ngân hàng bán hoặc qua Trung tâm đấu giá. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này,

việc hoàn thiện các thủ tục chuyển nhƣợng, sang tên,… cho ngƣời mua gặp khó khăn do thiếu sự hợp tác của bên bảo đảm, ảnh hƣởng đến tính tự chủ của ngân hàng trong xử lý TSBĐ.

Kiến nghị các cấp có thẩm quyền hƣớng dẫn, thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của ngân hàng trong quản lý, xử lý TSBĐ nợ vay.

- Công tác quy hoạch, công khai quy hoạch

Kiến nghị tăng cƣờng các hình thức công khai quy hoạch các nội dung liên quan về phát triển kinh tế, xã hội, sử dụng đất, đầu tƣ hạ tầng,… tăng thông tin trong định hƣớng hoạt động của ngân hàng nói chung, thẩm định dự án, khách hàng,… nói riêng.

KẾT LUẬN

Luận văn đã hoàn thành các nội dung chính

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Luận văn cho rằng rủi ro tín dụng là tất yếu khách quan trong quá trình hoạt động, rủi ro diễn biến rất phức tạp do nhiều nguyên nhân chủ quan của ngân hàng và nguyên nhân khách quan khác nhau. Rủi ro tín dụng gây ra nhiều hậu quả cho ngân hàng. Tuy nhiên cũng có nhiều biện pháp hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thông lệ quốc tế và kinh nghiệm quốc tế cũng cho một số biện pháp có hiệu quả có thể tham khảo tích cực đối với các NHTM ở nƣớc ta.

- Tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Thọ luận văn đã nêu khái quát hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng tại chi nhánh dƣới các góc độ khác nhau, đánh giá cụ thể các biện pháp hạn chế rủi ro, ƣu điểm về hạn chế rủi ro, tồn tại nguyên nhân của những tồn tại đƣợc nêu ra. Luận văn cho rằng có nhiều nguyên nhân từ chủ quan của BIDV Phú Thọ, khách quan của nền kinh tế và do khách hàng.

- Đề xuất một hệ thống các giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Thọ. Đó là các giải pháp về cán bộ, về nghiệp vụ, về quản lý, điều hành,… Luận văn có nêu một số kiến nghị có liên quan đối với Chính phủ. Với NHNN, BIDV,…

Rủi ro tín dụng là một vấn đề rất quan trọng trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của mỗi hệ thống NHTM cũng nhƣ từng chi nhánh NHTM. Mở rộng tín dụng phải đi đôi với quản lý chất lƣợng tín dụng với hạn chế rủi ro. Mỗi ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ BIDV Phú Thọ cần phải tự phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho chính mình phải từ khi quyết định

cho vay đặc biệt là quan tâm đúng mức đến cán bộ trong các khâu có liên quan của BIDV Phú Thọ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2010,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Thùy Dung (2010), Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc

sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

4. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Hòa (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách

hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

6. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo

mức độ rủi ro khách hàng - kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí ngân hàng, (7), trang

60-67.

7. Tô Ngọc Hƣng (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Kinh doanh Ngân hàng, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Mai (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh chi nhánh Đà nẵng,

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà nẵng.

9. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 4589/QĐ- TCCB2 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Hà Nội.

10. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2011, 2012, 2013). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm, Hà Nội.

11. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm, Chi nhánh Phú Thọ. 12. Lê Văn Tề (1998). Ngân hàng thương mại, Nxb Thành phố HCM.

13. Nguyễn văn Tiến (2010), Giáo trình Kinh tế Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

14. Nguyễn văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

15. 3 16.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)