NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG VHKD CHO CÁC DN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa kinh doanh tại Công ty Tài chính Cổ phần Handico (Trang 50 - 54)

- Trong hoạt động kinh doanh: HAFIC rất chú trọng đến chất lƣợng sản

3.1. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG VHKD CHO CÁC DN

NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG VHKD CHO CÁC DN

3.1.1. Nâng cao nhận thức về VHKD

Hiện nay, hiện tƣợng nhận thức không đầy đủ về bản chất và tầm quan

trọng của VHKD trong các cơ quan quản lý và cả các DN còn rất phổ biến. Vì thế Nhà nƣớc cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền về vai trò của VHKD, nói cách khác là cần phải tạo ra một cuộc “đổi mới tƣ duy kinh doanh tại Việt Nam”. Sự xuất hiện thƣờng xuyên của các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học…với cách nhìn thấu đáo và sâu sắc hơn các khía cạnh của VHKD sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của không chỉ cho các DN mà cả giới kinh doanh nói chung.

3.1.2. Xây dựng hệ thống quản trị quản lý về VHKD

Đã đến lúc các DN Việt Nam nên nghiên cứu và thành lập thêm một bộ phận quản lý mới trong hệ thống quản trị DN để chuyên quản lý về VHKD, xây dựng các trung tâm tƣ vấn về VHKD.

Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, khi nhận thức của đội ngũ quản lý còn thấp thì các nhà tƣ vấn chính là những ngƣời giúp các chủ thể hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của VHKD, có những định hƣớng cho việc xây dựng VHKD thích hợp với từng chủ thể. Các trung tâm tƣ vấn có thể bƣớc đầu đƣợc thành lập từ các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, VCCI… Để làm đƣợc việc này thì Nhà nƣớc cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tƣ vấn thành lập và hoạt động.

Trƣớc hết, đó là khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi ngƣời, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giầu cho

mình và cho đất nƣớc. Xoá bỏ tâm lý ỉ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nƣớc, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tƣởng sáng tạo, sáng kiến nhằm tăng năng xuất lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vƣơn lên, làm rạng rỡ thƣơng hiệu Việt Nam trên thị trƣờng thế giới.

Các cơ quan Nhà nƣớc phải tiếp tục thay đổi tƣ duy quản lý, đề xuất những chủ trƣơng, chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trƣờng thuận lợi về thể chế cho sự phát triển kinh tế.

3.1.3. Hoàn chỉnh hệ thống thể chế pháp luật, thể chế chính trị, thể chế văn hóa

Nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế pháp luật, thể chế chính trị, thể chế văn hóa. Có thể thấy rõ VHKD bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức, VHKD không thể hình thành một cách tự phát mà phải đƣợc hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi DN, mỗi doanh nhân, của Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện VHKD. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng VHKD, nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, hƣớng đến sự phát triển bền vững.

Những quan điểm, mục tiêu kết quả của cải cách những năm qua chính là điều kiện nền tảng cho đổi mới VHKD theo nghĩa tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn, sự nhất quán về quan điểm trong các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, sự minh bạch, công khai trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính cho các DN, giám sát trách nhiệm của DN đối với ngƣời lao động, ngƣời tiêu dùng, với môi trƣờng... là tạo nền tảng, tạo khuôn khổ về môi trƣờng thể chế tốt cho việc xây dựng và phát triển VHKD theo hƣớng tăng cƣờng chất lƣợng đầu ra.

Hiện nay, các tác động không mong muốn của chính sách, pháp luật, nhất là trong việc thực thi, thƣờng chiếm tỷ lệ cao. Môi trƣờng này là bất lợi cho phát triển VHKD theo hƣớng tăng cƣờng năng lực, phát triển bền vững cho DN.

3.1.4. Hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trƣờng, từng bƣớc hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng phù hợp với đặc điểm nƣớc ta. Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích DN xác định đúng đắn chiến lƣợc kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nhằm nâng cao sức cạnh tranh, không những thành công trong nƣớc mà còn vƣơn ra thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thế chế đó cũng phải khuyến khích DN thực hiện các biện pháp hợp pháp để đạt lợi nhuận cao cho DN và doanh nhân, đƣơng nhiên có sự kết hợp hài hoà với lợi ích toàn xã hội. Đồng thời, phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, gian lận tài chính, những kiểu làm ăn phi văn hoá.

Thể chế đó phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế khắc phục phân biệt đối xử, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong khuôn khổ luật pháp. Điều cấp bách là Nhà nƣớc phải có các qui phạm pháp luật về khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, kiểm soát và hạn chế độc quyền.

Thể chế đó cũng phải chú trọng nhân tố con ngƣời, phát triển con ngƣời, đặc biệt coi trọng việc bồi dƣỡng nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tôn vinh doanh nhân giỏi. Trong DN, đó là đảm bảo thu nhập hợp pháp của chủ DN, là tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, đối xử bình đẳng, tạo ra môi trƣờng hoà thuận, cùng vì mục tiêu chung của DN và sự phát triển bền vững của DN gắn liền với lợi ích của mỗi thành viên trong DN.

3.1.5 Cải cách hành chính dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại

Việc hình thành VHKD đòi hỏi đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá. Đây là một yêu cầu hết sức bức xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế đất nƣớc cũng nhƣ đối với việc hình thành VHKD nƣớc ta hiện nay. Điều cần nhấn mạnh hiện nay là xoá bỏ cơ chế "xin-cho", xoá bỏ những thủ tục hành chính rƣờm rà, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, khắc phục chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính trong quản lý điều hành. Việc lành mạnh hoá cán bộ, công chức là rất cần thiết để khắc phục tình trạng gây phiền hà đối với DN, không ít trƣờng hợp đã cấu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của DN, làm xấu văn hoá DN.

Rất cần phát triển một cách thƣờng xuyên, định kỳ các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan Nhà nƣớc với DN, để cùng trao đổi ý kiến về việc thực hiện các cơ chế, chính sách, qua đó DN hiểu thêm nội dung các cơ chế, chính sách và cơ quan Nhà nƣớc cũng nghe đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của DN, nắm thêm thực tế giúp cho việc hoạch định chính sách đƣợc sát thực tế hơn. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong văn hoá quản lý.

Nhà nƣớc là ngƣời đại diện quyền lợi cho toàn xã hội, là ngƣời điều chỉnh các lợi ích chính đáng của cá nhân và các thành phần kinh tế. Nhà nƣớc phải ban hành hệ thống chính sách, pháp luật đảm bảo sự minh bạch, công bằng, nhất quán để giúp DN đƣợc tự do "cạnh tranh lành mạnh", "phát triển bình đẳng", "phục vụ trung thực". Hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, chính xác. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc môi trƣờng thể chế nền tảng cho xây dựng và nuôi dƣỡng, phát triển VHKD.

Để làm tốt công tác cải cách thể chế nêu trên, các cơ quan nhà nƣớc cần tập trung rà soát lại các văn bản pháp quy, cái nào chƣa rõ thì giải thích, bổ sung, cái nào không phù hợp, bất cập, gây trở ngại cho hoạt động của DN thì

kiên quyết bãi bỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng văn hóa kinh doanh tại Công ty Tài chính Cổ phần Handico (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)