7. Bố cục của luận văn
3.2 Hoàn thiện phân tích tài chính phục vụ việc ra quyết định tại công ty TNHH
3.2.5 Nhóm giải pháp nhằm ổn định tình hình tài chính phục vụ ra quyết định
của nhà quản trị
* Nhóm giải pháp về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư
- Cơ sở lý luận: Cơ cấu tài sản cho thấy tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp đang ở mức độ nào, phản ánh được tỷ trọng các loại tài sản của công ty ra sao, nó liên quan trực tiếp đến tình hình đầu tư vào các loại tài sản của công ty, cơ cấu nguồn vốn khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Giải pháp được đưa ra phải bám sát vào tình hình của công ty, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. - Cơ sở thực tế: Trên thực tế, qua phân tích ta thấy rằng, về kết cấu tài sản,
công ty có tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản, tài sản dài hạn mà chủ yếu là tài sản cố định còn thấp, gây khó khăn cho việc phát triển kinh doanh theo chiều sâu. Trong phần nguồn vốn, tỷ lệ nợ cao hơn so với vốn chủ sở hữu, khả năng độc lập về tài chính không cao.
- Nội dung giải pháp:
+ Công ty cần nghiên cứu kỹ tình hình kết cấu tài sản của mình, nhận thấy được những vấn đề bất cập, đưa ra giải pháp nhằm cho việc đầu tư có hiệu quả hơn. + Chú trọng đến việc giảm hệ số nợ, nâng cao hệ số vốn chủ sở hữu của công ty.
- Biện pháp thực hiện
+ Qua phân tích các mối quan hệ cân đối trên bảng CĐKT, ta thấy công ty có nguồn vốn dài hạn đủ bù đắp cho các loại tài sản dài hạn của công ty. Vì vậy công ty hoàn toàn có khả năng đầu tư nhiều hơn nữa vào tài sản cố định nhưng quan trọng nhất là phải dựa vào nhu cầu của công ty trong thời gian tới. Hiện nay, giá trị còn lại của TSCĐ ở mức thấp, việc đầu tư là cần thiết. Bên cạnh việc việc quản lý và sử dụng có hiệu quả là yêu cầu cần thiết. Xác định được tính cân đối giữa tỷ lệ vốn lưu động và cố định cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
+ Nhanh chóng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhằm giảm được nợ phải trả của công ty, qua đó giảm hệ số nợ xuống.
+ Cụ thể là tăng cường huy động vốn dài hạn để tài trợ vững chắc cho TSCĐ, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn phù hợp, tránh lãng phí vốn.
* Nhóm giải pháp giảm các khoản công nợ và nâng cao tình hình thanh toán - Cơ sở lý luận
Tình hình công nợ bao gồm các khoản phải thu, phải trả của công ty. Nó cho biết công ty đi chiếm dụng nhiều hơn hay bị chiếm dụng nhiều hơn. Nếu tình trạng nợ phải trả kéo dài sẽ dẫn đến khả năng mất khả năng thanh toán, công ty không thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Nếu nợ phải thu nhiều, không thu hồi được sẽ dẫn đến khả năng xảy ra tình trạng nợ khó đòi.
- Cơ sở thực tế
Như đã phân tích, trong các khoản phải trả, mặc dù phải trả người bán đã giảm qua các năm phân tích nhưng phải trả người lao động và phải trả nộ bộ tăng lên. Gây khó khăn trong việc hạ thấp hệ số nợ của công ty.
- Nội dung của giải pháp
Tìm ra biện pháp nhằm thanh toán được các khoản phải trả như giảm khoản phải trả đối với người lao động, giảm các khoản phải thu trong thời gian tới.
- Biện pháp thực hiện
Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, thanh toán các khoản lương đúng hạn, kịp thời, tạo động lực cho người lao động thực hiện công việc với hiệu quả cao.
Nhanh chóng đưa ra các chính sách thanh toán phù hợp, tránh để các khoản nợ phải thu kéo dài, dễ dẫn tới tình trạng thất thoát vốn phải thu. Tìm hiểu và đưa ra chính sách bán hàng, chính sách thanh toán phù hợp với các bạn hàng của công ty, nâng cao sức tiêu thụ của công ty và đảm bảo việc thanh toán trong thời gian tới.
- Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trước hạn.
- Thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết để kịp thời xử lý.
- Trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu hồi tiền hàng, sử dụng các hình thức như điều kiện thế chấp tài sản nhằm đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng.
- Việc thu hồi nợ phải được tiến hàng đều đặn, không nên dồn vào cuối năm làm vốn bị chiếm dụng lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu kinh doanh trong năm. Phân tích nguyên nhân nợ khó đòi nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
* Nhóm giải pháp giảm chi phí hoạt động kinh doanh
- Cơ sở lý luận
Giảm chi phí hoạt động kinh doanh một cách phù hợp là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của đơn vị mình.
- Cơ sở thực tế
Vì là công ty cung cấp dịch vụ, không có hoạt động sản xuất nên chi phí hoạt động của công ty chỉ bao gồm chi phí của hoạt động kinh doanh. Khi phân tích chi phí, ta thấy rằng giá vốn hàng bán của công ty có tốc độ ít hơn nhiều so với doanh thu nên khi doanh thu có tăng lên thì lợi nhuận vẫn tăng lên.
- Nội dung của giải pháp
Đưa ra biện pháp nhằm giảm được các khoản chi phí cách hợp lý, giảm được giá vốn hàng bán mà vẫn đảm bảo chất lượng hàng hoá mua vào, giảm các khoản chi phí không phù hợp nhưng vẫn hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh.
- Biện pháp thực hiện
Công ty cần tìm ra các mối hàng hoá mua vào đảm bảo chất lượng uy tín, giá cá phù hợp, nhằm đối phó với tình trạng giá cả neo thang như hiện nay. Hạn chế ở mức thấp nhất các khoản chi phí quản lý một cách phù hợp, tránh lãng phí sa hoa, gây thất thoát vốn của công ty. Bên cạnh đó, kiểm tra đôn đốc công tác hạch toán chi phí, nhằm tìm ra các khoản chi phí không hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cần cố găng giảm chi phí quản lý bằng cách tinh giảm bộ máy quản lý, khi đó sẽ giảm được chi phí nhân sự, đồng thời đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhân viên để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động.
* Nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng hoạt động và khả năng sinh lợi
- Cơ sở lý luận
Khả năng hoạt động và khả năng sinh lợi là các chỉ tiêu tài chính quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị. Nâng cao khả năng hoạt động và khả năng sinh lợi là biện pháp hàng đầu và quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của công ty.
- Cơ sở thực tế
Qua việc phân tích, ta thấy rằng, năng lực hoạt động của công ty đang ở mức báo động, hiệu quả sử dụng nguồn vốn và tài sản chưa cao. Khả năng sinh lợi vốn lưu động vẫn ở mức thấp, lợi nhuận hoạt động kinh doanh không cao.
- Nội dung của giải pháp
Giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng các nguồn tài sản của công ty, nâng cao khả năng hoạt động của vốn lưu động và vốn cố định. Thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại sức sinh lời cao cho công ty trong thời gian tới.
- Biện pháp thực hiện
Đầu tư vào tài sản cố định cách phù hợp với ngành nghề kinh doanh và đưa ra các biện pháp quản lý sử dụng hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty.
Cùng với việc đầu tư vào tài sản lưu động thì việc thực hiện các chính sách thanh toán phù hợp, nâng cao khả năng tiêu thụ, giải phóng nguồn vốn lưu động, tránh việc ứ đọng vốn.
Thực hiện chính sách thanh toán phù hợp, nâng cao vòng quay các khoản phải thu. Bổ sung và thành lập ban chuyên trách trong việc thu hồi công nợ, hoạt động thường xuyên và phải có báo cáo về kết quả thu được. Tiến hành rà soát phân
loại các khoản phải thu đến hạn, quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh và biện pháp tài chính đề ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.
* Một số giải pháp khác
- Hoàn thiện công tác kế toán
Để có thể nắm bắt được tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh thì công ty cần các số liệu do phòng kế toán - kế hoạch cung cấp, vì vậy việc tổ chức công tác kế toán có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty.
Từ người quản lý đến các nhân viên kế toán đều phải nắm rõ chế độ chính sách tài chính, kế toán hiện hành, thực hiện đúng theo quy định của Bộ tài chính đề ra. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận cách hợp lý, xác định mối quan hệ giữa các phần hành trong việc cung cấp số liệu, kiểm tra, đối chiếu. Không ngừng hoàn thiện về cơ sở khoa học kỹ thuật, áp dụng phần mềm kế toán nhằm xử lý số liệu chính xác, giảm bớt nhân viên kế toán.
- Hoàn thiện công tác phân tích tài chính
Thông thường trong các công ty hiện nay, công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng, người đảm nhận công tác phân tích thường được giao cho cán bộ kế toán, không có chuyên môn về phân tích tài chính. Vì vậy công tác phân tích còn sơ sài, kết quả phân tích không cao.
- Giải quyết vấn đề này, cán bộ phân tích phải có chuyên môn cao, được đào tạo chính quy nắm vững những quy định, chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
- Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên, công việc phân tích được tiến hành cụ thể. Nội dung phân tích phải được xác định rõ ràng, thông tin cung cấp phải phản ánh được thực trạng tài chính của công ty.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính, kết hợp các phương pháp phân tích nhịp nhàng, chính xác, tránh những kết quả trái chiều được đưa ra. Do vậy, cán bộ phân tích có năng lực chuyên môn, có đầu óc nhạy bén sẽ quyết định nhiều tới hiệu quả phân tích.