2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Lạng Giang là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là 240 km2
, gồm 21 xã và 02 thị trấn, là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía Đông giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp huyện Tân Yên. Lạng Giang là một trong bốn huyện được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên huyện sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển hệ thống KCHT KT-XH.
So với các huyện, thành phố trong tỉnh, huyện Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ). Thị trấn Vôi, thị trấn Kép cách thành phố Bắc Giang 20km và cách thủ đô Hà Nội 70km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là vị trí thuận lợi khi thực hiện chiến lược 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc đặc biệt hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và
quốc tế. Thị trấn Kép là nơi thuận lợi xây dựng cảng cạn cho các tỉnh Đông bắc bộ. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi qua các xã Thái Đào, Đại Lâm của Lạng Giang sang các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập (Lạng Sơn) gặp Quốc lộ 4A đi cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 37 từ thị trấn Kép, qua xã Hương Sơn đến huyện Lục Nam đi Hòn Suy sang thị xã Chí Linh (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các xã Nghĩa Hoà, Quang Thịnh, Hương Sơn và thị trấn Kép. Là huyện miền núi nhưng huyện Lạng Giang lại nằm trên các trục giao thông quan trọng của Quốc gia: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 31, Quốc lộ 37 nên huyện được hưởng nhiều thuận lợi trong mở mang, phát triển hệ thống giao thông từ nguồn ngân sách trung ương. Như vậy, việc kết nối các vùng của huyện vào mạng lưới giao thông chung là thuận lợi và giảm được chi phí xây dựng.
Đường sông có sông Thương chảy qua tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, địa hình huyện Lạng Giang có nhiều đồi núi, mức độ chênh lệch địa hình lớn, ít sông ngòi nên khó có điều kiện để phát triển hệ thống trạm bơm, kênh mương đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu cho người dân.
Lạng Giang nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có các loại vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, đất sét làm gạch chịu lửa…Lạng Giang nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít làng nghề truyền thống nên không thu hút được các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ, đầu tư cải tạo, nâng cấp những hạ tầng liên quan đến các hoạt động du lịch.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện (tính đến 01/01/2011) là 24.125,15 ha, trong đó đất nông nghiệp là 15.907,57 ha (chiếm 65,94%), đất phi nông nghiệp là 8.014,56 ha (chiếm 33,22%), đất chưa sử dụng là 203,02 ha (chiếm 0,8%), đất đô thị là 406,77 ha (chiếm 16,8%). Diện tích tự nhiên rộng là điều kiện cơ bản để có thể dành một phần đáng kể cho xây dựng hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện, chợ nông thôn…
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên huyện Lạng Giang tương đối thuận lợi cho việc mở mang phát triển hạ tầng KT-XH, trong đó có hạ tầng KT-XH ở nông thôn.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Lạng Giang là một trong 04 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội (Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang). Thời gian qua, huyện đã cụ thể hóa chương trình phát triển KT-XH và bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Tốc độ phát triển các ngành kinh tế chủ yếu năm 2013 ước đạt 14,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 50,4% năm 2005 xuống còn 37,5%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 25,6% lên 31,5%, thương mại, dịch vụ tăng từ 24% lên 31%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng/năm. Năm 2013, thu hút đầu tư trên địa bàn tăng cao so với năm 2012. Các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ gia đình khảo sát, triển khai các dự án đầu tư vào địa bàn và đã thu hút được 35 dự án. Đáng chú ý, một số dự án trọng tâm đã triển khai và đưa vào sản xuất như: Xí nghiệp may Lạng Giang của Công ty Cổ phần May Bắc Giang, quy mô 7 ha ở xã Nghĩa Hòa, Xí nghiệp may của Công ty Cổ phần TM DV&ĐT Trường Thành, quy mô 2 ha ở xã Phi Mô, Nhà máy gạch cotto của Công ty
Cổ phần Ngôi sao Bắc Giang, quy mô 8 h ở xã Tân Dĩnh; Xưởng sản xuất bánh kẹo của Công ty TNHH Gia Thái ở thị trấn Vôi, Xưởng sản xuất, gia công cơ khí của Công ty Cổ phần DVTM Thống nhất ở thị trấn Vôi với tổng số vốn đầu tư khoảng trên 300 tỷ đồng… Triển khai dự án đầu tư Trung tâm thương mại huyện do tập đoàn HDB làm chủ đầu tư với số vốn đăng ký 165 tỷ đồng. Toàn huyện đã có thêm 25 doanh nghiệp mới được thành lập đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 208 doanh nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thu hút được nhiều đầu tư vào địa bàn nên đã làm gia tăng nguồn lực đầu tư phát triển triển hệ thống KCHT KT-XH nông thôn. Tuy nhiên, do đặc điểm nền kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ít, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến, đời sống nhân dân còn khó khăn nên khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển hệ thống KCHT KT-XH còn rất khó khăn. Nguồn thu chưa đủ chi, nguồn vốn tích lũy cho đầu tư phát triển còn hạn chế và thiếu thốn. Điều đó gây ảnh hưởng đến nguồn vốn có khả năng huy động cho phát triển hệ thống KCHT KT-XH nông thôn.
Về dân số và nguồn lực: tính đến thời điểm dân số Lạng Giang có 197.176 người. Mật độ dân số trung bình là 821 người/km2,. Nguồn nhân lực của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao. Đó là một lợi thế cho sự phát triển KT-XH của huyện nhưng cũng tạo sức ép đối với hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế và nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.
Về lực lượng lao động: Tổng số lao động trong độ tuổi hiện nay là 128.000 người. Lao động được phân bổ trong các ngành kinh tế quốc dân: Nông, lâm, ngư nghiệp 78.080 người, chiếm 61%; công nghiệp xây dựng
nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao. Đây là một lợi thế cho sự phát triển hệ thống KCHT KT-XH nông thôn khi mà nguồn nhân lực có trình độ nắm bắt được khoa học công nghệ, ứng dụng vào trong xây dựng và sản xuất, rút ngắn được quá trình xây dựng hạ tầng KT-XH.
Tuy nhiên, phần lớn lao động trong các ngành kinh tế của huyện mới chỉ là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, tỷ lệ công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật còn ít. Đó lại là một hạn chế lớn của huyện trong phát triển KT- XH.