Những hạn chế của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 73)

2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của huyện đáp

2.3.2. Những hạn chế của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo yêu cầu

yêu cầu của mô hình nông thôn mới

Thứ nhất, hệ thống giao thông nông thôn chưa đạt yêu cầu NTM, đặc biệt với chỉ tiêu 50% chiều dài đã cứng hóa đường trục chính nội đồng, xe cơ giới đi lại thuận tiện thì một số xã còn chưa thực hiện được nội dung này: Yên Mỹ, Xương Lâm, Phi Mô, Hương Lạc, Tân Dĩnh...

Thứ hai, dù đã có nhiều cố gắng để cải tạo, nâng cấp nhằm bảo đảm an toàn vận hành hệ thống lưới điện nông thôn nhưng thực trạng lưới điện ở nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hệ thống điện hạ thế là do dân góp tiền xây dựng, do kinh phí hạn hẹp, gom góp của người dân lại nên hệ thống hạ thế được xây dựng với những trang thiết bị không đủ tiêu chuẩn và tiến hành xây dựng cũng không đúng quy phạm. Do xây dựng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chắp vá nên hệ thống điện nông thôn gây tổn thất điện năng lớn làm tăng giá điện.

Ví dụ như xã Đại Lâm (Lạng Giang), từ khi tiếp nhận (tháng 7-2009) đến nay, ngành điện đã hai lần cải tạo tối thiểu, sửa chữa lớn, thay thế hơn 30% hệ thống dây dẫn lõi trần bằng dây bọc, hơn 1,5 nghìn công tơ các loại… với tổng kinh phí hơn hai tỷ đồng. Thế nhưng chất lượng điện tại đây vẫn chưa đồng đều, vào giờ cao điểm, tại khu vực cuối nguồn, tình trạng quá tải vẫn xảy ra thường xuyên.

Thứ ba, mặc dù giáo dục đã được quan tâm đầu tư nhưng mới có 5 xã đạt tỷ lệ trường học các cấp Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia còn lại 11 xã mới đạt gần mức tiêu chí đưa ra, đạt 66,7%: Xương Lâm, Tân Thanh, Thái Đào, Đại Lâm, Dương Đức, Mỹ Hà, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, An Hà, Quang Thịnh.

Thứ tư, việc triển khai các tiêu chí y tế còn gặp không ít khó khăn. Đội ngũ cán bộ y tế tại trạm còn thiếu, nhất là bác sỹ và cán bộ y học cổ truyền, dược tá. Năng lực chuyên môn để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến đối với đội ngũ này cũng còn hạn chế. Về nguồn lực đầu tư, các xã chưa đạt chuẩn đều là những xã khó khăn, không có nguồn tài trợ nên cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng. Đối với các xã đã đạt chuẩn lại thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên một số hạng mục xuống cấp. Về trang thiết bị y tế thiết yếu theo danh mục quy định của Bộ Y tế cũng còn thiếu, chưa có nguồn kinh phí để mua sắm bổ sung…

Thứ năm, ở nhiều địa phương khi hoàn thành xây dựng nhà văn hóa khang trang nhưng lại bị bỏ hoang, dân cư không ai đến gây lãng phí nguồn lực.

Thứ sáu, về bưu chính viễn thông thực trạng gần đây cho thấy do sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, mạng thông tin di động, cố định, một số vùng khó khăn được Nhà nước hỗ trợ các dịch vụ bưu chính viễn thông

công ích, do đó hoạt động của các đã có những thay đổi nhanh, số lượng người đến sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông và các dịch vụ văn hoá giảm, chất lượng nhiều điểm bưu điện văn hóa xã đã xuống cấp.

Yêu cầu có Internet đến thôn còn gây nhiều tranh luận. Có ý kiến cho rằng có internet đến thôn có nghĩa là thôn nào cũng phải có điểm truy cập internet. Tuy nhiên thì theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT – Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì: “Xã có internet về đến thôn được hiểu là xã đã có điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet”. Là một huyện miền trung du miền núi, người dân chủ yếu là nghề nông có ít nhu cầu truy cập internet nên mặc dù được sự quan tâm của chính quyền tỉnh, huyện nhưng chỉ có 4/20 xã (đạt 20%) có điểm cung cấp dịch vụ internet đến thôn đó là: Xuân Hương, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, Quang Thịnh.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Do năng lực quản lý của cán bộ xã và nhận thức của người nông dân hạn chế

Xây dựng NTM cũng như quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng không có nghĩa là tập trung nguồn vốn, nguồn lực để xây dựng CSHT để thay đổi ngay diện mạo của nông thôn. Một trong những nhân tố quan trọng để có thể tổ chức sản xuất tốt là nhân tố con người. Nhân tố con người ở đây bao gồm hai đối tượng chính là cán bộ quản lý và người nông dân. Đây cũng là nhân tố có vai trò quan trọng trong xây dựng thành công NTM. Chính vì vậy, nhận thức của người dân và năng lực của cán bộ thấp chính là nguyên nhân gây hạn chế trong xây dựng NTM. Một số ý kiến cho rằng vấn đề khó khăn nhất khi xây dựng NTM chính là phải nâng cao trình độ nhận thức của con người bao gồm cả người dân và cán bộ quản lý.

Năng lực của cán bộ quản lý cũng như cán bộ xã, thôn là nhân tố hết sức quan trọng. Bởi những cán bộ này là những người trực tiếp quản lý các dự án, công trình, trực tiếp tiếp xúc với hoạt động sản xuất của nhân dân. Trước tiên họ phải là những người hiểu biết về mô hình NTM, hình dung được NTM là gì. Tuy Lạng Giang đã mở nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ xây dựng NTM cho các xã và các cán bộ, nhân dân xây dựng NTM nhưng hiệu quả các lớp chưa cao. Phần lớn cán bộ còn lúng túng trong việc giải thích, tuyên truyền cho người dân về NTM. Trong khi việc xây dựng NTM cũng như việc tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người dân và các dự án cần đội ngũ cán bộ có năng lực thì năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ xã lại hạn chế. Điều này gây khó khăn trong quá trình vận động người dân tham gia vào các dự án.

Xây dựng NTM mà đặc biệt là xây dựng KCHT cần thực hiện nhiều chương trình, dự án trong một thời gian ngắn. Để có thể đảm bảo công tác triển khai theo đúng tiến độ thì người quản lý cần có năng lực, chuyên môn để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cho tốt.

- Do khó khăn trong huy động vốn

Xây dựng NTM không chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách từ chính địa phương xây dựng NTM chiếm 60%, ngân sách nhà nước chỉ chiếm 40%. Ngoài ngân sách huy động từ doanh nghiệp, từ ngân hàng tín dụng, từ xã thì nguồn huy động trong nhân dân là rất quan trọng. Đối với việc huy động vốn cho các CSHT là phục vụ chính lợi ích của người dân từng thôn, từng xóm. Vì thế huy động nguồn vốn, nguồn lực trong nhân dân cũng chính là khai thác nguồn lực tại chỗ xây dựng NTM. Ví dụ như xã Tân Dĩnh – xã đi đầu trong phong trào xây dựng NTM trong 20 xã khảo sát, tổng kinh phí cần thiết để hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM khoảng 126 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách chiếm 40%, vốn đối ứng

chiếm 30%, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác chiếm 20% và vốn huy động đóng góp của nhân dân là 10%; tỷ lệ 10% mà dân phải góp là 12,6 tỷ đồng. Số tiền này nếu chia đều cho số lao động của xã thì mỗi lao động phải góp gần 12 triệu đồng trong vòng 8 năm. Đây thực sự là một số tiền không nhỏ đối với người nông dân lam lũ ở đây.

Nhiều địa phương, nhân dân góp vốn bằng cách hiến đất để làm đường, trường, trạm. Đó cũng được công nhân là hình thức đóng góp tiền của vào xây dựng NTM. Thế nhưng, không phải ai có tinh thần cũng đều được toại nguyện góp theo kiểu đóng góp này. Bởi lẽ, chỉ những mảnh vườn, khoảng sân nằm sát công trình thì mới có cơ hội hiến đất. Còn lại, dù có đất và có cả ý nguyện hiến đất nhưng đất không nằm trong vị trí thuận lợi thì có muốn cũng không thực hiện được.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

3.1. Quan điểm về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình xây dựng NTM

Chúng ta biết rằng, một trong những động lực cơ bản và chủ yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn chính là năng lực chuyển đổi của kinh tế các hộ nông dân. Phát triển hạ tầng có một ý nghĩa trọng đại là tạo nền tảng, tiền đề cho việc tăng năng lực chuyển đổi của kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, nếu huy động quá mức các nguồn lực trong dân, lại làm kiệt quệ đi nội lực của các hộ gia đình, do đó làm mất đi cái cơ sở quyết định cho sự chuyển đổi kinh tế của các đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn. Khi đó, các hạ tầng được tạo ra lại đồng thời làm mất đi cái động lực quyết định của sự chuyển đổi. Ở đây, sự vận động của các yếu tố phát triển kinh tế rơi vào trạng thái luẩn quẩn.

Đầu tư phát triển hạ tầng phải kết hợp được giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn. Hạ tầng ở nông thôn là những công trình xây dựng lớn, có mức đầu tư cao, nói chung là lĩnh vực tập trung lớn của cải, mặt khác, là những công trình có thời gian sử dụng dài và các công trình hạ tầng có mối liên hệ chặt chẽ trong một quần thể, đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt. Để đáp

ứng được những nhu cầu trước mắt và tránh được trạng thái nhanh bị lạc hậu, phá đi làm lại, gây tốn kém, kết hợp được nhiều công năng của các công trình hạ tầng, nhờ đó tiết kiệm tối đa và đạt hiệu quả cao, cần có quy hoạch tổng thể và xây dựng theo những quy chuẩn nhà nước. Những dự án xây dựng hạ tầng cần được tính toán kỹ lưỡng về các mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật và cảnh quan văn hóa. Với sự kết hợp các mục tiêu trên cơ sở tính toán các mặt sẽ loại bỏ tối đa tính phiêu lưu, hình thức trong xây dựng hạ tầng ở nông thôn vừa qua.

Là một lĩnh vực đầu tư có nội dung kinh tế, phát triển hạ tầng ở nông thôn phải tuân theo các quy luật kinh tế và quản lý sự phát triển hạ tầng cần được thực hiện theo nguyên tắc quản lý kinh tế.

3.1.2. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế

Phát triển hạ tầng trong nông thôn làm thay đổi điều kiện vật chất trong sinh hoạt kinh tế, xã hội ở nông thôn có quan hệ với tiền đề chung của sự phát triển tổng thể. Sự phát triển của nền kinh tế và xã hội Việt Nam chính là chuyển đổi được nền nông nghiệp và xã hội nông thôn chậm phát triển. Phát triển hạ tầng ở nông thôn, chính là góp một phần quyết định cho sự chuyển đổi này, bởi vậy, phát triển hạ tầng nông thôn trong khi làm thay đổi điều kiện vật chất ở nông thôn, thì đồng thời nó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Mặt khác, phát triển hạ tầng ở nông thôn, không phải chị phục vụ trong một khuôn khổ hạn hẹp của sinh hoạt kinh tế, xã hội ở nông thôn, mà còn là nền tảng cho sự phát triển tổng thể. Điện, đường… xây dựng ở nông thôn, cố nhiên không chỉ dùng cho những người nông dân, mà cho toàn xã hội. Nó tham gia hình thành một mạng lưới hạ tầng

KT-XH thích ứng với tiến trình kinh tế thị trường và tiến trình công nghiệp hóa, và nói chung tiến trình xã hội hóa nến kinh tế xã hội.

Phát triển hạ tầng ở nông thôn chính là nhằm phân bố rộng khắp thành tựu của sự phát triển, nhờ đó làm thay đổi chất lượng sống của 80% dân cư cả nước đang sống ở nông thôn. Sự thay đổi này có một tầm quan trọng lớn đối với sự thay đổi trong chất lượng người lao động của nền kinh tế. Có thể nói, phát triển hạ tầng ở nông thôn, tăng cường các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa… là một đầu tư dài hạn, liên quan đến sự thay đổi trong chất lượng của lực lượng sản xuất xã hội, chuẩn bị một tiền đề quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Từ đó có thể đúc kết lại, phát triển hạ tầng ở nông thôn không phải là trách nhiệm chỉ của riêng người nông dân, mà là vấn đề chung của toàn nền kinh tế, toàn xã hội.

3.1.3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH là nhiệm vụ của cả Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư

Phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH ở nông thôn chính là một sự thay đổi sâu sắc trong nông thôn mang tính kinh tế - nhân văn. Nó đụng chạm đến lợi ích của rất nhiều bên tham dự và diễn ra trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Sự phát triển này, như trên đã thấy, là mang tính toàn cục của sự phát triển, mang tính toàn xã hội, bởi vậy, quá trình phát triển hạ tầng ở nông thôn nay phải được đặt trong chiến lược và chính sách phát triển của nhà nước và được nhà nước ở các cấp tham gia quản lý. Đồng thời, sự phát triển này còn diễn ra ở từng cộng đồng thôn xóm, vì vậy, trong một chừng mực nhất định một số hạ tầng là thuộc quyền sở hữu và sử dụng trực tiếp cho cộng đồng thôn xóm, vì thế các cộng đồng thôn xóm mang tính tự quản sẽ là đồng chủ quản đối với các hạ tầng ở cấp cộng đồng thôn xóm, cùng nhà nước tham gia quản

lý sử dụng các cơ sở hạ tầng trong phạm vi thôn xã. Vì là những công trình mang tính chất công cộng có tính xã hội hóa cao, vì thế, sự phát triển của chúng được đặt trong một chiến lược, chính sách phát triển hạ tầng có thể do nhiều chủ thể thực hiện nhưng chủ thể quản lý chung phải là nhà nước. Xét cho cùng, việc quản lý sự phát triển nói chung và đối với hạ tầng ở nông thôn nói riêng, là một chức năng cơ bản và chủ yếu của nhà nước. Trong điều kiện của kinh tế thị trường, thì việc đầu tư phát triển hạ tầng, là một hoạt động kinh tế, tất yếu phải được đặt trong cơ chế thị trường, tuần thủ các nguyên tắc thị trường. Chính trong cơ chế thị trường, KCHT KT-XH ở nông thôn được hình thành, phát triển và được tái sản xuất mở rộng, có thể nói, hạ tầng ở nông thôn được phát triển trong sự tác động của ba thể chế: thể chế nhà nước, thể chế thị trường và thể chế cộng đồng, trong đó thể chế thị trường là cơ sở.

Lĩnh vực phát triển hạ tầng là lĩnh vực quan hệ mật thiết đến từng cá nhân con người, đến cộng đồng và xã hội. Ở đây, người dân là trung tâm. Họ là người được hưởng thụ trực tiếp kết quả của sự phát triển hạ tầng, đồng thời họ lại là người tham gia đóng góp và sử dụng những hạ tầng, bởi vậy không ở đâu, quan điểm dân là gốc lại hệ trọng trực tiếp như trong lĩnh vực phát triển hạ tầng. Trong sự phát triển hạ tầng, các dự án phát triển dân phải được tham gia bàn bạc, kiểm tra và đánh giá kết quả xây dựng. Cố nhiên trong nền kinh tế thị trường, thì chính cơ chế thị trường là cái chi phối đến sự phát triển hạ tầng, vì xét cho cùng thì phát triển hạ tầng là lĩnh vực đầu tư hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)