Chính sách của huyện Lạng Giang đối với việc xây dựng hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 56)

thống KCHT KT-XH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của sự phát triển hệ thống KCHT KT-XH nông thôn, trong định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020, huyện Lạng Giang xác định: “Phát huy nội lực và bằng mọi giải pháp thu hút mạnh mẽ ngoại lực, nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của huyện về vị trí địa lý, tài nguyên và nguồn nhân lực, để đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao và bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu tới năm 2020 trở thành huyện có cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ”.

Trong nhiều năm qua, chính quyền huyện Lạng Giang đã thực hiện và đề ra nhiều chính sách về việc xây dựng hệ thống KCHT KTXH đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, cụ thể:

2.1.2.1. Chính sách quy hoạch và sử dụng đất đai

Thời gian qua, huyện Lạng Giang đã chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn toàn huyện, trong đó có nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng mới, mở rộng và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn, huyện Lạng Giang đã tiến hành quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất cho từng loại

hình hạ tầng KT - XH ở từng xã. Ngày 24 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định số 132/QĐ-UBND xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Lạng Giang, trong đó quy hoạch đến năm 2020 diện tích đất để phát triển hạ tầng là 2.771,47 ha, chiếm 30,23% diện tích đất phi nông nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, các cơ quan hữu quan đã tổ chức triển khai lập hồ sơ đất đai cho phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để giao đất, cho thuê đối với các tổ chức thực hiện. Từ năm 2010 đến nay, UBND huyện đã hướng dẫn, kiểm tra và trình UBND tỉnh phê duyệt 31 dự án giao đất xây dựng các công trình công cộng, 24 dự án xin thuê đất sản xuất kinh doanh với tổng diện tích là 84,28ha; phê duyệt 109 dự án giao đất làm nhà ở, 8 dự án thuê đất sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích 41,14ha.

Nhìn chung, việc giao đất, cho thuê đất đã cơ bản đáp ứng được việc xây dựng các công trình hạ tầng KT - XH nông thôn.

2.1.2.2. Chính sách tạo vốn phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH ở từng vùng nông thôn, huyện tiến hành lập dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách cho từng dự án, công trình để tổng hợp và trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Dự toán phân bổ ngân sách được phê duyệt và ghi vào kế hoạch chi ngân sách hàng năm chính là cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH ở nông thôn.

Ngoài ra để tập trung vốn cho ngân sách để đầu tư vào các công trình hạ tầng KT-XH nói chung và cho các công trình hạ tầng nông thôn nói riêng có tính trọng điểm, có tính cấp bách, khắc phục tình trạng dàn trải. Tỉnh Bắc Giang đã sử dụng các cơ chế, chính sách tài chính theo luật ngân sách huy động vốn đầu tư từ các kênh: Vay Quỹ hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các

công trình cứng hóa kênh mương; từ nguồn trái phiếu chính phủ để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành y tế, giáo dục…Từ đó, tỉnh sẽ căn cứ trên số lượng vốn đã huy động được để phân bổ tới từng huyện.

2.1.2.3. Chính sách huy động vốn phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn

Nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH ở nông thôn, huyện Lạng Giang đã có các chính sách ưu đãi đầu tư cho các đối tượng đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH ở nông thôn, nhất là đối với các doanh nghiệp đầu tư và phát triển hạ tầng KCN, CCN. Ngoài ra, huyện đã thực hiện chính sách huy động vốn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)