Mô hình quản lý kinh doanh xuất bản phẩm tại một số nhà xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản lý trong kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu luận văn

1.4. Mô hình quản lý kinh doanh xuất bản phẩm tại một số nhà xuất bản

1.4. Mô hình quản lý kinh doanh xuất bản phẩm tại một số nhà xuất bản xuất bản

● Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật

NXB Chính trị Quốc gia – sự thật là một trong những NXB có quy mô lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, NXB hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (tự chủ một phần).

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động tài chính ở các cơ quan tổ chức hành chính – sự nghiệp trong khu vực công nói chung và NXB Chính trị Quốc gia – sự thật nói riêng phải được đặt trên những nền tảng mới. Những bất cập của cơ chế tài chính cũ áp dụng cho các tổ chức ngày càng bộc lộ, khiến cho quá trình đổi mới là không tránh khỏi. Với lợi thế là một NXB hàng đầu có uy tín, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật đã có chính sách chú trọng công tác đặt hàng bản thảo với những nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu để cho ra đời những ấn phẩm mang giá trị riêng. Tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác có năng lực để mở rộng mạng lưới, đổi mới cơ chế chiết khấu, chế độ nhuận bút tác giả, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cộng tác viên, đổi mới phương pháp biên soạn sách lý luận, chính trị, pháp luật.

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật hoạt động theo loại hình ĐVSN công lập tự chủ tài chính theo đúng quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch hóa mọi hoạt động, đã xây dựng và đưa vào vận hành một hệ thống tương đối đầy đủ và toàn diện với hơn 50 quy định, quy chế quản lý nội bộ. Đồng thời có chính sách thu hút, tiếp nhận và thi tuyển công khai nhiều cán bộ trẻ được đào tạo

cơ bản, có năng lực và triển vọng đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài cho đơn vị. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ được tổ chức thực hiện một cách thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Với đặc thù là NXB trực thuộc Ban Bí thư Trung ương và được nhà nước cấp 100% kinh phí hoạt động với nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng nên công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và có những chính sách về tài chính được tập trung chú ý và thực hiện đồng bộ, kịp thời. Từng bước khắc phục những bất cập khi chuyển đổi mô hình theo cơ chế thị trường.

Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Nhà xuất bản Khoa học Xã hội là ĐVSN công lập trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên từ 3/2004. Tháng 12/2012, NXB Khoa học xã hội đã chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ một phần theo nghị định 43/2006/NĐ-CP trong giai đoạn ổn định 3 năm (2012-2014). Khác với NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, NXB Khoa học xã hội đã không có nhiều lợi thế của riêng mình, chủ đề xuất bản thường chỉ bó hẹp trong phạm vi các đề tài, công trình nghiên cứu về khoa học – xã hội của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nên các ấn phẩm khó có khả năng phát hành trên thị trường. Đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển, đơn vị cũng đã xây dựng Chiến lược phát triển NXB Khoa học xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên cho đến nay việc tổ chức thực hiện theo Chiến lược còn gặp nhiều bất cập, khó khăn do NXB thiếu kinh phí thực hiện. Bên cạnh đó, năm 2013 – 2014 NXB Khoa học xã hội đã tiến hành tổ chức lại hoạt động trên cơ sở sáp nhập NXB Từ

điển bách khoa vào NXB Khoa học xã hội, nên đã có thêm nhiều khó khăn hơn cho đơn vị trong công tác tổ chức, định hướng phát triển, đặc biệt là tài chính khi phải trang trải để trả lương cho cán bộ lao động, cùng với đó là công tác đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ vẫn chưa được chú trọng. Mặc dù đã có chính sách khuyến khích động viên toàn thể cán bộ đối với công tác tổ chức bản thảo song đơn vị không thể tự tổ chức được bản thảo nào. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhuận bút chi trả cho tác giả là thấp, trong khi sách của NXB Khoa học xã hội có tính đặc thù, mang tính chuyên sâu cao, kén chọn độc giả nên tỉ suất lợi nhuận không cao. Do vậy, đơn vị bản thân đã không có nguồn vốn đầu tư nên khó có thể trả nhuận bút ngoài mức quy định của Nhà nước. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang cơ chế tự chủ tài chính một phần đã dần tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, hoạt động xuất bản đã có những tiến triển tốt hơn, bước đầu sản xuất kinh doanh có lãi.

Tổng kết chƣơng 1:

Chương 1 đã khảo sát tình hình nghiên cứu quản lý kinh doanh xuất bản phẩm nói chung của các tổ chức và doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó thấy được đòi hỏi cấp thiết của việc nghiên cứu công tác quản lý kinh doanh xuất bản phẩm tại NXB ĐHQGHN, vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều và chuyên sâu. Những lý luận về quản lý kinh doanh XBP cho nhà xuất bản cũng được đề cập một cách có hệ thống với mục đích làm cơ sở cho việc nghiên cứu của các chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản lý trong kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)