CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG THAM GIA HỢP TÁC APEC CỦA
2.3 Đánh giá quá trình tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp
2.3.1 Một số kết quả đạt được
Có thể nói tiến trình tham gia APEC của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực đã đạt được những kết quả nhất định. Cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực đã và đang từng bước khẳng định vị thế và tầm quan trọng của mình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển vì sự thịnh vượng chung của khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Thứ nhất, từ chỗ không tồn tại bất cứ hình thức nào là đại diện của
cộng đồng doanh nghiệp khu vực trong các hoạt động hợp tác APEC, nay cộng đồng doanh nghiệp khu vực đã thiết lập được đại diện chính thức của mình là ABAC và thông qua đó đã tích cực tham gia sâu rộng vào tất cả các hoạt động trong APEC. Hơn thế nữa, cộng đồng doanh nghiệp khu vực còn tham gia hợp tác APEC dưới nhiều hình thức phong phú khác nhau từ các hoạt động thường niên như APEC CEO Summit và các đối thoại ngành, hay các hoạt động vụ viện theo từng ngành, từng lĩnh vực như các đối thoại công tư trong một số lĩnh vực hợp tác cụ thế như thủ tục hải quan, thương mại phi giấy tờ, các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực…
Thứ hai, từ chỗ cộng đồng doanh nghiệp khu vực chỉ tổ chức các cuộc
họp riêng biệt thường niên để thông qua báo cáo gửi lên các nhà lãnh đạo APEC, đến nay, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang được khuyến khích tham gia nhiều hơn vào hầu hết các diễn đàn trong APEC. Đại diện của cộng đồng doanh nghiệp được mời tham dự hầu hết các cuộc họp quan trọng của các diễn đàn chính trong APEC, thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình về các vấn đề có liên quan, tham gia góp ý kiến vào các chương trình, kế hoạch hành động, báo cáo, rà soát của các diễn đàn khác. Như vậy, có thể nói bước đầu đã có sự phối hợp, liên kết giữa các diễn đàn trong APEC với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.
70
Thứ ba, báo cáo thường niên của ABAC gửi lên các nhà lãnh đạo kinh
tế APEC hàng năm đã ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Kết cấu của báo cáo ngày càng hợp lý hơn, với các phân tích nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu sắc, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị ngày càng thiết thực hơn, có tính khả thi cao và được các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đánh giá cao. Ngoài ra, các khuyến nghị đề ra trong báo cáo thường niên của ABAC thường xuyên được nghiên cứu, xem xét để lồng ghép vào các chương trình công tác, kế hoạch hành động chung của APEC.
Thứ tư, quá trình tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp
khu vực đã đem lại một số lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là: những cam kết ở cấp cao nhất được thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn đối với Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư tự do vào năm 2010 và 2020. Trên cơ sở đó thúc đẩy mạnh mẽ thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư, dẫn đến cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế, góp phần làm tăng kim ngạch trao đổi thương mại và đầu tư trong và ngoài khu vực.
Cuối cùng, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp khu vực vào hoạt động hợp tác APEC đã khiến cho APEC trở nên năng động hơn, tích cực hơn, hiệu quả và thiết thực hơn, đặc biệt là cân bằng và toàn diện hơn bởi hầu hết các vấn đề quan trọng trong APEC đều có sự tham vấn với đại diện của giới doanh nghiệp khu vực. Chính đặc điểm này đã làm nên sự khác biệt giữa APEC và các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế khác, tạo nên sức hấp dẫn riêng của APEC.
2.3.2 Một số hạn chế
Thứ nhất, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào hoạt động hợp
tác trong APEC là một hoạt động hoàn toàn mới và chưa từng có ở các tổ chức, diễn đàn kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy hoạt động tham gia hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp phải có những bước đi mang tính thăm dò, thận trọng, vừa tham gia vừa tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn
71
hoạt đông để phát triển hơn nữa quy mô và hiệu quả các hoạt động hợp tác, đóng góp vào tiến trình chung trong APEC.
Thứ hai, cộng đồng doanh nghiệp khu vực tham gia vào hợp tác APEC
phải liên tục tìm kiếm, phát triển và hoàn thiện các vấn đề về hình thức và nội dung tham gia hợp tác, cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, cơ chế gây quỹ tài trợ cho các hoạt động hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp trong khuôn khổ diễn đàn, quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp với các nhóm công tác trong APEC theo hướng sao cho sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực hơn, phù hợp với các điều kiện khách quan. Điều này cũng gây ra một số khó khăn nhất định đối với tiến trình hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp khu vực.
Thứ ba, do phần lớn các doanh nghiệp ở châu Á Thái Bình Dương là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là các doanh nghiệp siêu nhỏ nên cộng đồng doanh nghiệp gặp phải không ít khó khăn trong việc lựa chọn các đại diện để tham gia hoạt động hợp tác trong APEC nhằm đảm bảo tính lâu dài bền vững của đại diện này.
Thứ tư, cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực cũng gặp một số khó
khăn nhất định, ví dụ như thiếu hụt các nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác truyển thông, phổ biến hoạt động hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp trong APEC tới toàn bộ các doanh nghiệp trong khu vực, nhằm thu hút, lôi kéo sự tham gia của các các doanh nghiệp và chia sẻ những lợi ích có được từ quá trình hợp tác.
72