Triển vọng tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp thực trạng và giải pháp cho việt nam (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THAM GIA

3.1. Giải pháp đối với APEC

3.1.1 Triển vọng tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp

Nhìn chung, tiến trình tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp khu vực đã tạo ra một số thành tựu đáng kể và có tính ảnh hưởng lâu dài. Những kết quả này vừa góp phần khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của cộng đồng doanh nghiệp khu vực đối với tiến trình chung APEC nhằm mục tiêu tăng trưởng, phát triển và thịnh vượng của người dân trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời đem lại cho APEC những nét đặc trưng riêng, tạo ra tính năng động, sáng tạo cho diễn đàn uy tín nhất khu vực này. Những mặt hạn chế của quá trình tham gia hợp tác APEC của giới doanh nghiệp trong khu vực chỉ mang tính chất tạm thời và có thể giải quyết được nếu có những giải pháp đúng đắn.

Trong thời gian tới, hoạt động tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực sẽ tập trung vào một số định hướng sau:

Thứ nhất, về mặt nội dung các hoạt động sẽ đi sâu hơn vào các vấn đề chuyên ngành đã triển khai như thuận lợi hóa thương mại, thủ tục hải quan, an toàn thương mại, thương mại phi giấy tờ, các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực, chống tham nhũng… và mở rộng sang các lĩnh vực khác như trong lĩnh vực đầu tư, tài chính ngân hang, xây dựng năng lực, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo nguồn năng lượng, sẵn sàng ứng phó trước thiên tai, hiểm họa, dịch bệnh, chống khủng bố…

Thứ hai, về mặt cơ chế tổ chức và hình thức, bên cạnh việc đẩy mạnh hơn nữa kênh tham gia hợp tác thường xuyên như thông qua hoạt động của ABAC, của tiến trình APEC CEO Summit và các đối thoại ngành, các hoạt động hợp tác sẽ tập trung phát triển các đối thoại công – tư trong một loạt các lĩnh vực hợp tác của APEC. Có thể thiết lập các dự án trong các lĩnh vực có liên quan do APEC và cộng đồng doanh nghiệp khu vực đồng tài trợ. Cơ chế

73

theo dõi, giám sát việc thực thi các khuyến nghị đề ra trong các báo cáo thường niên của ABAC gửi các nhà lãnh đạo kinh tế APEC cần được tăng cường. Việc thể chế hóa cơ chế các cuộc họp có sự tham gia của đại diện từ phía cộng đồng doanh nghiệp có thể được xúc tiến. Đồng thời có thể thiết lập một số đối thoại ngành mới như ngành hàng không, các sản phẩm và thiết bị công nghệ thông tin.

Thứ ba, cộng đồng doanh nghiệp khu vực sẽ lôi kéo ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp trong khu vực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào tiến trình hợp tác APEC. Thông qua nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các kênh phương tiện truyền thong: các trang web, các tờ rơi, hiệp hội ngành hàng để phổ biến thông tin về APEC và hợp tác doanh nghiệp khu vực trong APEC. Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực cũng sẽ thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm mở rộng đối tượng hưởng lợi các kết quả và thành tựu của hợp tác APEC nói chung, hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp khu vực trong APEC nói riêng tới toàn thể cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.

3.1.2 Giải pháp đối với APEC

Nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như của khu vực, ngay từ những năm đầu thành lập, APEC đã tạo ra cơ chế để cộng đồng doanh nghiệp có thể tham gia hợp tác trong APEC. Giúp APEC duy trì, củng cố vị thế của APEC như là một cơ chế liên kết chính phủ và là diễn đàn tư vấn chính sách có uy tín nhất khu vực. Vì vây, một trong những định hướng hàng đầu của APEC hiện nay là tăng cường hơn nữa vai trò và sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp khu vực vào các hoạt động hợp tác trong APEC. Có thể đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa phạm vi và quyền hạn tham gia vào các

hoạt động trong APEC của ABAC, đặc biệt trong các hoạt động liên quan đến hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư.

74

Hiện nay, mặc dù cơ chế tham gia APEC của ABAC đã được thể chế hóa trong các văn bản quy định của APEC. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn tương đối lỏng lẻo, còn mang tính hình thức và chưa thực sự mang lại nhiều kết quả thiết thực. Trong cơ chế tham vấn và báo cáo thường niên giữa ABAC với các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, cần phải bổ sung cơ chế, quy định nhằm làm rõ những khuyến nghị của ABAC xem tính phù hợp, tính khả thi đến đâu, nếu khả thi và cần thiết thì cần có cơ chế, cách thức triển khai khuyến nghị đó như thế nào, cùng với việc giám sát quá trình triển khai, tránh tình trạng đóng góp khuyến nghị và chỉ có ghi nhận. Vấn đề này cũng cần được đề cập và cân nhắc đối với các cấp làm việc, cấp ủy ban và các cấp khác trong APEC.

Thứ hai, về tổ chức của ABAC, đặc biệt là Ban Thư ký ABAC cần phải

được củng cố nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa ABAC trong quá trình hoạt động và hoàn thành chức năng nhiệm vụ quan trọng của mình với tư cách là đại diện chính thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Hiện tại, văn phòng Ban Thư ký ABAC được đặt tại Manila, Philippines, với thành phần cơ bản gồm 5 nhân viên: Giám đốc điều hành do Chủ tịch ABAC bổ nhiệm và là cố vấn cao cấp của Chủ tịch và luân phiên thay đổi hàng năm cùng với cương vị Chủ tịch và cùng điều hành Văn phòng Ban Thư ký với Chủ tịch; Giám đốc chuyên môn do ABAC chỉ định, có nhiệm vụ giám sát công việc hàng ngày của Ban Thư ký và làm việc tại Văn phòng Ban Thư ký; nhân viên Chương trình và nhân viên phụ trách hành chính chịu điều hành của Giám đốc chuyên môn thực hiện mọi hoạt động liên quan đến công việc của ABAC; một nhân viên tài chính kế toán. Như vậy, so sánh về số lượng nhân viên và cơ sở vật chất thì Ban Thư ký APEC nhỏ bé hơn rất nhiều so với Ban Thư ký APEC, và so với khối lượng và tính chất phức tạp của công việc. Nhằm hoạt động hiệu quả hơn, Ban Thư ký ABAC cần thiết phải tăng cường cơ sở vật chất và số lượng nhân viên để có thể đảm đương được khối lượng công việc tương ứng với vai trò và tầm quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế khu vực.

75

Thứ ba, tạo ra cơ chế thiết lập và triển khai các dự án hợp tác trong

APEC có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp khu vực về các mặt nội dung chuyên môn, tài chính, hậu cầu… Hiện tại một số dự án hợp tác trong APEC đang gặp phải khó khăn về tài chính do nguồn tài chính có hạn trong khi rất nhiều công việc cần phải triển khai đòi hỏi kinh phí thực hiện. Một điểm cũng quan trọng không kém vấn đề tài chính, đó là, các dự án chương trình hợp tác trong APEC sẽ thiếu tính năng động, thực tiễn và đạt hiệu quả không cao nếu không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Do vậy, cơ chế tăng cường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp khu vực vào các chương trình hợp tác sẽ giúp APEC duy trì và phát triển hoạt động tốt hơn, giúp cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực tham gia hợp tác APEC sâu rộng và hiệu quả hơn.

Cuối cùng, ngoài cơ chế đại diện chính thức cho cộng đồng doanh

nghiệp khu vực là ABAC, APEC cần tăng cường tổ chức các hoạt động khác nhằm đẩy mạnh và đa dạnh hóa hoạt động hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp trong APEC, như các diễn đàn kinh doanh, xúc tiến thương mại và đầu tư, các đối thoại ngành, đối thoại công – tư, hội chợ - triển lãm… Đồng thời, APEC cũng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cho việc đi lại và làm việc trong khu vực của các doanh nhân thuộc các nền kinh tế thành viên APEC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp thực trạng và giải pháp cho việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)