Đánh giá quá trình tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp thực trạng và giải pháp cho việt nam (Trang 90 - 91)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THAM GIA

3.3 Giải pháp tham gia hợp tác APEC đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

3.3.3 Đánh giá quá trình tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp Việt

Việc tham gia vào các sự kiện trên là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các trao đổi có tính chất toàn khu vực, đó là các chiến lược phát triển, xu hướng thương mại đầu trong khu vực. Thông qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam có được tầm nhìn chiến lược khu vực và toàn cầu trong quá trình phát triển của mình. Bên cạnh đó, khi tham gia vào các sự kiện này, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã góp phần trực tiếp quảng bá hình ảnh của nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là dịp để giới doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận, sàng lọc, phân tích những thông tin từ những người đứng đầu các nền kinh tế thành viên, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC

3.3.3 Đánh giá quá trình tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp khi tham gia APEC còn có một số hạn chế nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu, năng lực sản xuất, năng lực công nghệ, năng lực vốn và kinh nghiệm quản lý đều kém sức cạnh tranh hơn so với mặt bằng chung của doanh nghiệp khu vực. Do vậy, khả năng cạnh tranh cũng theo đó chưa thể so sánh được với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong APEC.

Thứ hai, về nhận thức của của doanh nghiệp về APEC: có thể nói đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức sâu về các chương trình hợp tác APEC. Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thờ ơ, không quan tâm tới vai trò và lợi ích mà APEC mang lại cho bản thân doanh nghiệp. Về phía Chính

89

phủ, Việt Nam cũng chưa khai thác triệt để các cơ hội trong APEC để phục vụ cho các doanh nghiệp. Những nỗ lực ban đầu là đáng kể nhưng là chưa đủ so với tiềm năng tạo nên cơ hội của quá trình hợp tác APEC.

Thứ ba, quan hệ của bản thân các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực cũng còn hạn chế, chưa được mở rộng. Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới cho tới nay đã tròn 20 năm nhưng các doanh nghiệp cũng chưa tạo lập được những mối quan hệ mang tính bền vững với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực. Cách thức kinh doanh vẫn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc. Việc tham dự các Hội chợ thương mại, đầu tư trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng chưa được tổ chức một cách bài bản, hệ thống và liên tục.

Thứ tư, sự yếu kém trong liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, bản thân các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự chủ động kết hợp với nhau để chia sẻ các kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh thông qua các hình thức diễn đàn hay hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về các đối tác cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới để có phương án và cách tiếp cận hợp lý trong quá trình nâng cao tính cạnh tranh của Hiệp hội các doanh nghiệp trong nước trong các ngành kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp thực trạng và giải pháp cho việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)