1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch
1.2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc về du lịch
Giáo trình Kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004) đã đƣa ra định nghĩa về quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ sau:
“Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mỗi quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.” Hoạt động quản lý nhà nƣớc do các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng tiến hành. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự tổ chức và quản lý tƣơng ứng.
“Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước”.
Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản lý nhà nƣớc về
kinh tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.2.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch
Một là, Nhà nước là người quản lý các HĐDL diễn ra trong nền kinh tế thị trường
Xuất phát từ đặc trƣng của nền kinh tế thị trƣờng là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nƣớc. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nƣớc phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch,… và sử dụng các công cụ này để quản lý hoạt động du lịch.
Hai là, công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch gồm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch…
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động… Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nƣớc cũng phải bảo đảm cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hƣớng rõ rệt. Do đó, Nhà nƣớc phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch… và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch.
Ba là, QLNN đối với HĐDL đòi hỏi phải có một máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự.
QLNN đối với HĐDL phải tạo đƣợc những cân đối chung, điều tiết đƣợc thị trƣờng, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho mọi HĐDL phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN không thể khác hơn là phải đƣợc tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Bốn là, QLNN đối với HĐDL còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật… trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý.
HĐDL với những quan hệ kinh tế đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lƣợng khách du lịch tăng cao. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nƣớc mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là thách thức lớn đối với Việt Nam.
1.2.2.3. Vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch Vai trò định hƣớng
- Nhà nƣớc thực hiện chức năng hoạch định để định hƣớng hoạt động du lịch, bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch, phân tích và xây dựng các chính sách du lịch, quy hoạch và định hƣớng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, xây dựng hệ thống luật pháp có liên quan tới du lịch. Xác lập các chƣơng trình, dự án cụ thể hóa chiến lƣợc, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trƣờng pháp lý cho hoạt động du lịch.
- Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phƣơng hƣớng hình thành phƣơng án chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trƣờng kinh doanh, vừa cho phép Nhà nƣớc có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trƣờng.
Vai trò tổ chức và phối hợp
- Nhà nƣớc bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật,… đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý nhà nƣớc, nhằm đƣa chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
- Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý du lịch của trung ƣơng, tỉnh (thành phố), và quận (huyện, thị xã).
- Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, chức năng này đƣợc thể hiện ở sự phối hợp giữa các quốc gia có quan hệ song phƣơng hoặc trong cùng một khối kinh tế, thƣơng mại du lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa đa phƣơng thức quan hệ hợp tác quốc tế trong du lịch, đạt tới các mục tiêu và đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký kết.
- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch.
Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trƣờng
- Nhà nƣớc là ngƣời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Để thực hiện chức năng này, một mặt, Nhà nƣớc hƣớng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hƣớng đã vạch ra, mặt khác, Nhà nƣớc phải can thiệp, điều tiết thị trƣờng khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nƣớc ta hiện nay, cạnh tranh chƣa bình đẳng, không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển ngành. Do vậy, Nhà nƣớc phải có vai trò điều tiết mạnh.
- Nhà nƣớc có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết hoạt động kinh doanh du lịch, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ.
Vai trò giám sát
- Nhà nƣớc giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng nhƣ chế độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh, phƣơng án sản phẩm, chất lƣợng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trƣờng ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế,…), cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạt động du lịch.
- Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hƣớng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nƣớc, từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch.
- Nhà nƣớc cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của Nhà nƣớc cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nƣớc về HĐDL.
- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch.