1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh đố
đối với hoạt động du lịch
1.2.5.1. Yếu tố khách quan
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng nhƣ địa hình, rừng, biển, khí hậu, nguồn nƣớc, tài nguyên thực vật, động vật… có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành các trung tâm, khu, điểm đến du lịch và tính bền vững của các sản phẩm du lịch. Thực tiễn cho thấy, một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng nếu có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, có khí hậu ấm áp, có rừng, biển, động vật, thực vật phong phú,… cộng với nằm ở vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi thì ở đó chắc chắn sẽ có sức hấp dẫn lớn thu hút du khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Đồng thời, nơi đó cũng có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các đối tƣợng khác nhau, góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động du lịch phát triển.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con ngƣời thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu nhƣ lực lƣợng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém. Thực tế cho thấy ở các nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch còn rất hạn chế. Ngƣợc lại, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nƣớc kinh tế phát triển rất đa dạng. Sự phát triển của du lịch bị chi phối bởi nền sản xuất xã
hội. Để giải quyết nhu cầu ăn, ở, đi lại nghỉ ngơi du lịch của con ngƣời, những điều thiết yếu nhất đối với du lịch nhƣ mạng lƣới giao thông, phƣơng tiện giao thông, khách sạn nhà hàng… khó có thể trông cậy vào một nền kinh tế yếu kém.
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định cộng với môi trƣờng chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách tham gia và các hoạt động du lịch, đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nƣớc.
Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội đƣợc một số nghiên cứu coi nhƣ là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trƣờng du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân khiến cho đóng góp của ngành du lịch trong GDP không ổn định.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hƣởng đến sự sẵn sang đón tiếp cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ du lịch. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội.
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ.
Xét về cơ cấu, tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Các tài nguyên thiên nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, suối nƣớc khoáng, biển, sông, hồ, thực vật, động vật, rừng núi,… Tài nguyên nhân văn: các tƣợng đài kiến trúc, công trình văn hóa (viện bảo tàng, triển lãm, trƣng bày nghệ thuật, nhà hát, thƣ viện,…), các di tích văn hóa, lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể (lễ hội, âm nhạc cổ truyền, nghệ thuật,…)
Điều kiện này thuận lợi cho hoạch định phát triển du lịch và đƣa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nƣớc về du lịch. Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển
du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Các thành tựu kinh tế, chính trị có sức hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thƣơng nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi,…
1.2.5.2. Yếu tố chủ quan
Một là, chính sách pháp luật do nhà nƣớc ban hành
Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”- các quy luật của thị trƣờng còn có “bàn tay hữu hình”-sự can thiệp của nhà nƣớc. Sự can thiệp của nhà nƣớc thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà nƣớc vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới quản lý hoạt động du lịch tại doanh nghiệp nhà nƣớc.
Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới quản lý hoạt động du lịch tại doanh nghiệp. Đó là những chính sách quy định về nội dung quản lý hoạt động du lịch, phƣơng pháp quản lý hoạt động du lịch, bộ máy quản lý hoạt động du lịch. Các chính sách này đƣợc thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ hệ thống các doanh nghiệp nhà nƣớc. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngƣợc lại, một hệ thống chính sách quản lý chƣa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà nƣớc tới hoạt động du lịch thể hiện ở chỗ: các chính sách quản lý của nhà nƣớc có tạo ra đƣợc một môi trƣờng thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động du lịch hay không, hay tạo khó khăn cho công tác quản lý?
Hai là, tổ chức bộ máy quản lý
Công tác quản lý hoạt động du lịch tiếp đó phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động du lịch sẽ không thể đƣợc quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản
lý không hợp lý. Bộ máy quản lý gồm một cơ quan trung ƣơng và các cơ quan địa phƣơng. Với mô hình này, việc giám sát doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo phƣơng thức từ xa, định kỳ theo quy định, tiến hành từ cấp địa phƣơng đến trung ƣơng. Công tác giám sát từ xa nếu đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có đƣợc cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động du lịch không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác. Các cơ quan này cũng thực hiện việc giám sát tại chỗ đối với các doanh nghiệp hoạt động du lịch.
Ba là, trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động quản lý HĐDL.Sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đƣa ra đƣợc những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra đƣợc những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lƣơng tâm trách nhiệm hay không?
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH PHÚ THỌ