5. Kết cấu của luận văn
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại thành phố
thành phố Việt Trì
4.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý NSNN
- Làm tốt công tác quy hoạch, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý. Đổi mới quy trình tuyển dụng công chức làm công tác quản lý tài chính cấp
thành phố, cấp phƣờng xã, ƣu tiên xét tuyển thu hút sinh viên tốt nghiệp từ loại xuất sắc trở lên.
- Thƣởng xuyên tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức tài chính, nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lý NSNN, đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng hoàn thiện trong quản lý NSNN.
- Gắn việc nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công chức với việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TW4, khóa 11 “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN lý chi NSNN
- Hàng năm phải ban hành kịp thời Quy chế quản lý điều hành ngân sách thành phố, cần cụ thể hóa làm rõ các quy định của cấp trên, nhất là quy trình phân bổ, giao dự toán, điều hành dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách phải đúng luật NSNN, Nghị định 60 2003 NĐ-CP của Chính phủ, Thông tƣ 59 2003 TT-BTC của Bộ Tài chính, các Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về phân công, phân cấp và quản lý điều hành NSNN.
- Khi ban hành các cơ chế chính sách phát triển KTXH từ nguồn vốn ngân sách thành phố, phải căn cứ khả năng ngân sách để cơ chế chính sách có tính khả thi, trở thành đòn bẩy khuyến khích, xã hội hóa, phát huy đƣợc các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn thành phố, ƣu tiên các lĩnh vực theo định hƣớng phát triển KTXH. Khi ban hành cơ chế chính sách cần ƣu tiên đối ứng, lồng nghép với các cơ chế chính sách của tỉnh, để vừa tranh thủ đƣợc kinh phí từ cấp trên phục vụ cho đầu tƣ- sản xuất, phát triển KTXH trên địa bàn thành phố đúng với định hƣớng của tỉnh và thông qua cơ chế chính sách
nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thi đua lao động, đầu tƣ- sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH thành phố.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, trong quá trình quản lý điều hành chi ngân sách cần ban hành kịp thời các Chỉ thị về tăng cƣờng quản lý ngân sách, yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các nội dung quan trọng, nhƣ đẩy mạnh thực hiện giao khoán kinh phí, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, công khai minh bạch, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính, PCTN, THTK, CLP...
4.2.3. Kiện toàn công tác tổ chức, bộ máy quản lý chi NSNN :
- Kiện toàn bộ máy tổ chức; Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý tài chính theo quy định (Phòng TCKH, KBNN thành phố). Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính xuống tận cấp xã, đảm bảo đủ năng lực. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý ngân sách phải đủ về số lƣợng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.
- Hoàn thiện quy chế làm việc của cơ quan tài chính, và quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý chi NSNN, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan tài chính trong quản lý chi NSNN.
- Tăng cƣờng phân cấp quản lý chi NSNN, phát huy tính tích cực, sáng tạo của cấp chính quyền cấp huyện, cấp xã và các phòng, ngành chức năng, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách. Tránh tình trạng chồng chép, chồng lấn trong thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách.
- Mở rộng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý chi NSNN; Triển khai thực hiện tốt Nghị định 130 2005 NĐ-CP đối với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc và Nghị định 43 2006 NĐ-CP đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố. Để thực hiện tốt Nghị định 130/2005 NĐ-CP, 43 2006 NĐ-CP cần tập trung tuyên truyền quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính sự nghiệp về mục đích ý nghĩa của cơ chế giao khoán tự chủ biên chế, kinh phí, tránh nhận thức đơn thuần khoán kinh phí chỉ là để tăng thu nhập, từ đó các đơn vị chủ động bàn bạc, thảo luận, xây dựng các giải pháp để tổ chức thực hiện, tạo bƣớc chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị.
4.2.4 Tăng cƣờng vai trò kiểm soát của Kho bạc nhà nƣớc
KBNN có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên NS, đảm bảo các khoản chi đó đúng mục tiêu, định mức hay không, hạn chế tình trạng chi tiêu lãng phí, ngoài ngân sách, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính; chính vì vậy, cần phải đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN nói chung và các khoản mục chi thƣờng xuyên nói riêng đều đƣợc kiểm soát chặt chẽ qua KBNN.
Các khoản chi phải đúng với quy định hiện hành, cơ quan tài chính thông báo hạn mức cấp phát kinh phí để kho bạc thực hiện cho phép chi khi có sự chuẩn chi của thủ trƣởng đơn vị. Quản lý chi thống nhất qua KBNN góp phần kiểm soát chi tiêu NS theo đúng mục đích. Cơ quan tài chính, KBNN thành phố có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu chặt chẽ, kiên quyết từ chối thanh toán, cấp phát các khoản không đúng chế độ thủ tục nguyên tắc và không có trong dự toán.
Kho bạc Nhà nƣớc đóng vai trò kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi thƣờng xuyên để đảm bảo và tăng cƣờng hiệu quả kiểm soát, chi thƣờng xuyên của NSNN cần phải tuân thủ nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nƣớc. Tất cả các khoản chi NSNN phải kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo hội đủ các điều kiện về cấp phát thanh toán theo quy định của pháp luật.
4.2.5. Các giải pháp khác
- Hiện đại hóa nền hành chính và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Chuẩn hóa, giảm bớt thủ tục hành chính trong quản lý chi ngân sách theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, nhất là quy trình phân bổ dự toán, bổ sung dự toán và quy trình cấp phát ngân sách. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức làm công tác tài chính. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình ứng dụng trên TABMIS, nâng cao hiệu năng hệ thống… nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho ngƣời sử dụng trong công tác thực hiện kế toán nhà nƣớc áp dụng cho TABMIS. Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu năng đối với các chƣơng trình ứng dụng khác có giao diện với TABMIS nhƣ TCS, kho dữ liệu, thanh toán, dịch vụ công, đầu tƣ… góp phần hỗ trợ công tác kế toán thu ngân sách nhanh chóng, chính xác; thống nhất dữ liệu giữa cơ quan thuế, KBNN, hải quan và tài chính; cải cách thủ tục hành chính; cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cƣờng trách nhiệm trong quản lý chi NSNN, nghiêm túc thực hiện chủ trƣơng THTK, CLP trong chi thƣờng xuyên. Rà soát sắp xếp lại, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chƣa thực sự cấp thiết, tiết giảm tối đa chi phí điện, nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác… Xây dựng quy trình kiểm tra, thanh tra một cách có hiệu quả để bảo đảm kỹ cƣơng tài chính và sự lành mạnh hóa trong hoạt động của các khâu trong hệ thống NSNN.
- Tăng cƣờng lãnh đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý, nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng, giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nhằm tăng cƣờng trật tự, kỷ cƣơng tài chính, phòng chống tham nhũng, tham ô, lãng phí. Chỉ đạo chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN ở tất cả các cấp
ngân sách và các đơn vị dự toán, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, điều hành, quản lý, kiểm soát, quyết toán NSNN. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ chi, quản lý chi ngân sách và quản lý tài sản công. Trong quá trình thanh tra, kiểm tài chính ngân sách nếu phát hiện các hành vi vi phạm phải kiến nghị xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai tài chính; Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến rộng rãi các thông tin về ngân sách, đặc biệt là chi ngân sách. Trong thời gian tới, công khai thông tin về ngân sách cần chú trọng đến những vấn đề nhƣ: dự toán NSNN cần đƣợc công bố kịp thời, số liệu ngân sách cần đƣợc chi tiết và cụ thể hơn, chất lƣợng và độ tin cậy của số liệu ngân sách và các thông tin liên quan cần tiếp tục đƣợc cải thiện. Ngoài ra, cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp chế tài nhằm đảm bảo niêm yết công khai dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách ở các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Đổi mới công tác thi đua khen thƣởng và xử lý các sai phạm trong quản lý tài chính; Hoàn thiện quy chế thi đua khen thƣởng, nhằm động viên khích lệ kịp thời các tổ chức, cá nhân, các gƣơng điển hình trong quản lý, sử dụng NSNN. Đồng thời xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm chính sách, chế độ tài chính, không để dây dƣa kéo dài làm ảnh hƣởng đến nền tài chính trên địa bàn.