5. Kết cấu của luận văn
3.1. Tình hình phát triển KTXH của thành phố Việt Trì có ảnh hƣởng tới quản
3.1.1. Khái quát về thành phố Việt Trì:
3.1.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của thành phố:
Việt Trì là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của ngƣời Việt, quê hƣơng đất tổ vua Hùng; Là thành phố công nghiệp; Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Thành phố Việt Trì đƣợc thành lập vào ngày 4 tháng 6 năm 1962. Thành phố Việt Trì đƣợc biết đến là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ..., và còn đƣợc gọi là thành phố ngã ba sông - nơi hợp lƣu của ba dòng sông là (sông Hồng, sông Lô, sông Đà). Hiện nay Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc. Tháng 5 năm 2012, Việt Trì đƣợc Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép đầu tƣ để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam. Tháng ba âm lịch hàng năm Giỗ tổ Hùng Vƣơng hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nƣớc lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh thôn Cổ Tích - xã Hy Cƣơng - Việt Trì để thăm viếng tổ tông.
+ Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tƣờng (tỉnh Vĩnh Phúc).
+ Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên, Thạch Sơn, huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) và huyện Ba Vì, Hà Nội.
+ Phía Bắc giáp xã Phù Ninh, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh - Phú Thọ Thành phố Việt Trì có 23 phƣờng, xã trực thuộc (trong đó gồm 13 phƣờng là: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Nông Trang, Vân Cơ, Bến Gót, Gia Cẩm, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Nông, Minh Phƣơng, Vân Phú và 10 xã là: Thụy Vân, Phƣợng Lâu, Sông Lô, Trƣng Vƣơng, Hy Cƣơng, Chu Hóa, Thanh Đình, Hùng Lô, Kim Đức, Tân Đức).
3.1.1.2. Tình hình KTXH của thành phố Việt Trì giai đoạn từ năm 2014- 2017
Trong những năm qua từ năm 2014-2017, Thành phố thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản nhƣ: kinh tế xã hội trong nƣớc và của tỉnh tiếp tục ổn định; sản xuất công nghiệp tăng trƣởng khá; chỉ số giá tiêu dùng đƣợc kiểm soát; sức mua của thị trƣờng tăng; một số dự án, công trình trọng điểm đƣa vào khai thác sử dụng đã phát huy hiệu quả; thu ngân sách nhà nƣớc vƣợt kế hoạch; xây dựng nông thôn mới đƣợc quan tâm chỉ đạo và thực hiện quyết liệt; công tác chỉnh trang và quản lý trật tự đô thị đƣợc tăng cƣờng; an sinh xã hội thực hiện thƣờng xuyên; quốc phòng, an ninh trật tự xã hội ổn định. Năm 2017, Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập thành phố là sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa sâu sắc đã tạo nên phong trào thi đua trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội.
Kinh tế có mức tăng trƣởng hợp lý, bình quân đạt 8,75%, cao hơn bình quân chung của tỉnh (7,75%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực:
Ngành Công nghiệp- xây dựng tăng từ 50,42% năm 2014 lên 54,55% năm 2017; Dịch vụ đạt ổn định trung bình 43,6%; Nông nghiệp giảm từ 2,78% năm 2014 xuống còn 1,85% năm 2017. Một số ngành có sản lƣợng tăng nhƣ: giấy bìa các loại đạt gần 83.000 tấn (bằng 123% kế hoạch, tăng 23% so cùng k ), mì chính đạt 29.0000 tấn (bằng 108% kế hoạch, tăng 9,31% so cùng k ); bia các loại.... Bên cạnh đó một số ngành có sản phẩm giảm nhƣ: nhôm định hình, sợi, vải thành phẩm...
Song song với phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, các ngành thƣơng mại - dịch vụ của thành phố cũng tăng cao. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt trên 11.000 tỷ đồng (bằng 102% kế hoạch, tăng gần 12% so cùng k ). Dịch vụ ngân hàng phát triển ổn định, hoạt động tiền tệ, tín dụng tăng trƣởng, kịp thời đƣa vốn vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Công tác kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng thực hiện tốt, không xảy ra tình trạng đầu cơ, kiểm tra, phát hiện xử lý 173 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 880 triệu đồng. Đồng thời, thành phố đã triển khai Đề án phát triển các ngành dịch vụ giai đoạn 2017- 2020, định hƣớng đến năm 2030. Các phòng, ban, đơn vị, các phƣờng, xã đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch thực hiện theo từng ngành, lĩnh vực và địa phƣơng.
Phong trào xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh, nhân dân tích cực hƣởng ứng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Đặc biệt, trong năm 2017, công tác xây dựng nông thôn mới đƣợc thành phố triển khai quyết liệt. Đến nay, toàn thành phố đã hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại 3 xã: Trƣng Vƣơng, Hy Cƣơng và Chu Hóa, nâng tổng số 9 10 xã đạt Nông thôn mới ( còn xã Kim Đức đã đạt 18 19 tiêu chí, thiếu tiêu chí giao thông đang triển khai thực hiện). Hoạt động thu, chi ngân sách đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt, trong năm 2017, Công tác thu - chi ngân sách Nhà nƣớc đã đạt kết quả
tích cực. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc và thu quản lý qua ngân sách nhà nƣớc của thành phố đạt trên 1.000 tỷ đồng (Trong đó, thu theo dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao ƣớc đạt trên 823 tỷ đồng, bằng 115% dự toán năm, tăng 43% so với cùng k ); Thu hạ tầng và quản lý qua ngân sách đạt trên 178 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách cấp thành phố đạt trên 1.000 tỷ đồng (Trong đó, chi ngân sách cấp thành phố theo dự toán HĐND thành phố giao đạt 783 tỷ đồng, bằng 113% dự toán năm, bằng 139% so cùng k ; Chi các nhiệm vụ khác ƣớc trên 323 tỷ đồng). Chi thực hiện cơ chế chính sách, an sinh xã hội đƣợc quản lý, cấp phát kịp thời, đúng quy định.
Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016- 2020, thành phố xác định sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, năng động, sáng tạo, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội tạo nền tảng vững chắc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016- 2020 theo Nghị quyết số 79 2015 NQ-HĐND ngày 22 12 2015 của HĐND thành phố. Trong đó, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thƣơng mại và nông nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp doanh nghiệp, tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, quản trị doanh nghiệp; thu hút đầu tƣ theo nguyên tắc tăng trƣởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trƣờng bền vững, ƣu tiên thu hút các dự án đầu tƣ có giá trị gia tăng cao, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển công nghiệp theo hƣớng giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có giá trị kinh tế và hàm lƣợng công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt, thành phố sẽ tập trung tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, phát triển thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu hàng hóa; Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển các ngành dịch vụ của thành phố Việt Trì giai đoạn 2017- 2020, định hƣớng đến năm 2030 gắn với xây dựng thành phố Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội
nguồn dân tộc Việt Nam gắn với bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn 2016- 2020 tầm nhìn 2030; phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp và xây dựng Đô thị văn minh, văn hóa với mục tiêu xây dựng Việt Trì trở thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.