Giới thiệu chung về Vietcombank Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 41)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN

2.1. Giới thiệu chung về Vietcombank Vĩnh Phúc

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Vietcombank Vĩnh Phúc chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 11/01/2006. Ngày 05/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc (Vietcombank Vĩnh Phúc). Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại Thành Phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc.

(Joint Stock Commercial bank for foreign trade of Viet Nam –Vinh Phuc Branch).

Tên viết tắt: Vietcombank Vĩnh Phúc.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Vietcombank Vĩnh Phúc hiện tại gồm có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 14 phòng, tổ chuyên môn và 15 điểm giao dịch máy rút tiền tự động (ATM), các phòng, tổ cụ thể như sau:

Tại trụ sở chính: gồm có các phòng sau: - Phòng khách hàng.

- Phòng kế toán.

- Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ ngân hàng. - Phòng ngân quỹ.

- Phòng hành chính nhân sự. - Phòng Quản lý nợ

- Tổ kiểm tra, giám sát tuân thủ. - Tổ Tổng hợp Các phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Vĩnh Yên - Phòng giao dịch Hà Tiên - Phòng giao dịch Phúc Yên - Phòng giao dịch Yên Lạc - Phòng giao dịch Thổ Tang

Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Vietcombank Vĩnh Phúc cụ thể như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức Vietcombank Vĩnh Phúc.

Giám đốc Phó giám đốc Phòng thanh toán và kinh doanh DVNH Phòng ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Phòng khách hàng Phòng giao dịch Phúc Yên Phòng giao dịch Vĩnh Yên Phòng giao dịch Hà Tiên Phòng giao dịch Yên Lạc Phòng Quản lý nợ Phòng kế toán Phó giám đốc Phòng giao dịch Thổ Tang Phòng Khách

hàng thẻ nhân giám sát và tuân Tổ kiểm tra thủ

2.2. Phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Vietcombank Vĩnh Phúc.

2.2.1. Khái quát về nguồn nhân lực tại Vietcombank Vĩnh Phúc.

Đến thời điểm 31/12/2012 Vietcombank Vĩnh Phúc có tổng số lao động là 94 cán bộ trong đó có 32 cán bộ nam và 62 cán bộ nữ, tuổi đời bình quân là 28,1. Số cán bộ có trình độ trên đại học: 6 người (chiếm 6,4%), trình độ đại học 79 người (chiếm 84%), cao đẳng 2 người (chiếm 2,1%), trung cấp 4 người (chiếm 4,3%), lái xe 2 người ( chiếm 2,1%) và chưa qua đào tạo 1 người (chiếm 1,1%). Số đoàn viên Công đoàn tại Chi nhánh là 94 đoàn viên, sinh hoạt tại 7 tổ công đoàn: Tổ công đoàn Khách hàng; Tổ công đoàn Hành chính nhân sự - Kiểm tra GSTT - Tổng hơ ̣p; Tổ công đoàn Kế toán ; Tổ công đoàn Thanh toán Quốc tế và Kinh doanh Dịch vụ ; Tổ công đoàn phòng Giao dịch Phúc Yên ; Tổ công đoàn Ngân quỹ - Hà Tiên; và Tổ công đoàn Thổ Tang - Yên Lạc. Chi nhánh lại đang hoạt động trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc ngay sát trục đường quốc lộ 2, nơi đây tập trung lượng lớn các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư của tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho công tác tìm kiếm và phát triển khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vốn là thế mạnh của Vietcombank. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thách thức cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh vì sự cạnh tranh gay gắt của các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đã có từ lâu, cùng với đội ngũ cán bộ của chi nhánh còn trẻ tuy rất nhiệt tình, chịu khó và năng động nhưng cũng còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế, tác nghiệp chuyên môn.

2.2.2. Phân tích đặc điểm nguồn nhân lực.

Vietcombank Vĩnh Phúc là một chi nhánh trẻ, được thành lập vào đầu năm 2006. Do đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên chủ yếu là đội ngũ trẻ, mới được tuyển dụng. Nhiều cán bộ đang làm việc tại Chi nhánh Vĩnh Phúc đa số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tình Vĩnh Phúc, ngoài ra còn có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ… Do vậy, việc tổ chức các hoạt đông chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần để cán bộ yên tâm công tác luôn được Ban Giám đốc và ban chấp hành công đoàn chi nhánh rất chú trọng. Chi nhánh thực hiện duy trì bếp ăn tập thể cho toàn thể cán bộ tại trụ sở chi nhánh, bố trí sắp xếp khu nhà ở tập thể cho các cán bộ ở xa, tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ,

thể thao, giao lưu với các đơn vị bạn, tham quan giã ngoại, duy trì việc luyện tập và thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu thể thao như các môn bóng đá, bóng bàn, tenis, bi-a….

Bảng 2.1: Thống kê lao động của chi nhánh đến 31/12/2012

Chỉ tiêu Số lƣợng Theo trình độ chuyên môn Theo độ tuổi Tổng số Nam Nữ Sau đại học Đại học CĐ, trung cấp Dưới 30 Từ 30-40 Trên 40 Tổng số (ngƣời) 94 40 54 12 70 12 70 15 9 Tỉ lệ (%) 100 43% 57% 13% 74% 13% 74% 16% 10%

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Vietcombank Vĩnh Phúc.)

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn.

* Nhận xét:

Tại bảng 2.1 ta thấy tại chi nhánh có tổng số 94 cán bộ, nhân viên đang trực tiếp làm việc trong đó trình độ sau đại học là 12 người chiếm 13%; Đại học là 70 người chiếm 74 %, còn lại là cao đẳng , trung cấp là 12 người chiếm 13%. Lực

lượng cán bô ̣, nhân viên trình độ đại học và sau đại học chiếm đa số là hoàn toàn phù hợp với quá trình chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành ngân hàng.

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi.

Về đô ̣ tuổi số cán bô ̣, nhân viên dưới 30 tuổi là 74 chiếm 74 %, từ 30 đến 40 tuổi là 15 người chiếm 16 %, trên 40 tuổi là 9 người chiếm 10%. Có thể thấy Vietcombank Vĩnh Phúc có đội ngũ cán bộ , nhân viên rất trẻ chiếm số đông với đa số đều được đào tạo chính quy, trình độ và năng lực tốt, đặc biệt về trình độ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công việc thực tế, đội ngũ cán bộ trẻ rất năng động, nhiệt tình, chịu khó, ham học hỏi và dễ tiếp thu kiến thức mới, tuy nhiên cũng còn mô ̣t số ha ̣n hạn chế về kinh nghiệm thực tế, tác nghiệp chuyên môn.

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính.

Số cán bộ nữ chiếm khá đông tính đến tháng 31/12/2012 số cán bộ nữ chiếm 57% do đặc thù công việc của ngành ngân hàng. Vì vậy cần có kế hoạch đào tạo phù hợp đối với đặc điểm tâm sinh lý của lao động nữ, để họ vừa có thể hoàn thành công việc của người phụ nữ trong gia đình và công việc cơ quan. Tuổi đời của cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng trong chi nhánh là trẻ, họ thường có con nhỏ hoặc trong giai đoạn chuân bị sinh con điều này ảnh hưởng lớn đến điều kiện học tập cũng như thời gian làm việc của họ. Việc nữ cán bộ nghỉ chế độ thai sản nếu không có sự bố trí sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân sự trong thời gian nghỉ thai sản, làm ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh. Các nữ cán bộ cũng thường ngại tham gia các lớp học vì phải chăm sóc con nhỏ, khi xây dựng một chương trình đào tạo cần phải tính toán để họ vừa chăm sóc con và vừa có thể học tập. Một ảnh hưởng khác của cán bộ nữ đến đào tạo là do quan niệm xã hội ít nhiều còn ảnh hưởng dẫn tới thái độ an phân, tự thỏa mãn với vị trí, mức lương hiện tại của mình nên không muốn phấn đấu học tập.

2.2.3 Phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua. qua.

Chi nhánh luôn yêu cầu và khuyến khích cán bộ, nhân viên chủ động học tập, tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu

cầu công tác, tiêu chuẩn chức danh theo ngạch, bậc và quy hoạch cán bộ… góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

2.2.3.1. Công tác đào tạo.

Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo. Với sự quan tâm đúng mức của Vietcombank và Lãnh đạo Chi nhánh, Ban lãnh đạo luôn coi người lao động là tài sản quý nhất và quyết định thành bại của chi nhánh vì vậy công tác đào tạo luôn nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo chi nhánh. Đặc biệt chi nhánh Vĩnh Phúc được thành lập chưa lâu vì vậy đội ngũ cán bộ nhân viên vẫn còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều cần phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Chi nhánh luôn coi đào tạo nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng, là một yếu tố quyết định sự thành bại của chi nhánh vì vậy luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công tác đào tạo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng. Chi nhánh đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và thường xuyên hàng tuần, hàng tháng để tổ chức phổ biến kiến thức, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn trong nội bộ cơ quan. Đặc biệt chi nhánh đã tổ chức học tập và luyện thi để chọn những cán bộ giỏi tham gia cuộc thi cán bộ ngân hàng giỏi toàn ngành đạt kết quả tốt. Chi nhánh đã cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo nghiê ̣p vu ̣, sau đại học, lý luận chính trị, tổ chức cho cán bộ tham gia các buổi tập huấn nghiệp vụ do Trung tâm đào ta ̣o Vietcombank – Vietcombank Vĩnh Phúc và các đơn vị khác tổ chức, góp phần đào tạo được số lượng cán bộ đáng kể có trình độ và năng lực công tác, giúp cán bộ nâng cao nhận thức và kỹ năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mặc dù trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác đào tạo còn một số vấn đề bất cập cần phải đổi mới, khắc phục và hoàn thiện nhưng có thể nói , từ 2008 đến nay công tác đào tạo của chi nhánh đã tiến một bước dài, góp phần quan trọng vào thành công của chi nhánh cả về quy mô và chất lượng, xứng tầm với một ngân hàng chuyên nghiệp.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên tại chi nhánh từ 2009 đến 2012 như sau:

Bảng 2.2: Kết quả đào tạo tại chi nhánh giai đoạn 2009- 2012.

TT Loại hình đào tạo, bồi dƣỡng Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Đào tạo trên đại học (Thạc sỹ) Người 2 3 2 3

2 Lý luận chính trị Người 1 1 1 1 3 Tập huấn do Vietcombank và các cơ quan tổ chức. Người 15 23 28 30 4 Tập huấn do chi nhánh tự tổ chức. Người 38 48 56 72 5 Tỷ lệ đạt yêu cầu % 100 100 100 100 6 Tỷ lệ khá, giỏi % 46,8 50,5 55,8 60,5

7 Tổng kinh phí đào tạo (không bao gồm kinh phí tập huấn do Vietcombank)

Triệu đồng

55,8 75,5 82,5 105,2

8 Chi phí đào tạo bình quân/người Tr.đ/ người

1,01 1,05 0,96 1,03

(Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo hàng năm của Vietcombank Vĩnh Phúc.)

Bảng trên cho thấy chi nhánh rất chú trọng đến công tác đào tạo, thể hiện qua số người được đào tạo và chất lượng đào tạo ngày càng tăng. Tuy nhiên đối tượng cán bộ tham gia đào tạo tập trung (do Trung tâm đào ta ̣o Vietcombank – Vietcombank Vĩnh Phúc và các cơ quan tổ chức) chủ yếu là lãnh đạo cấp phòng của chi nhánh. Chi nhánh có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ: hỗ trợ kinh phí, bố trí công việc phù hợp để nhân viên chi nhánh vừa tham gia học tập vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ…Tuy nhiên hầu hết các cán bộ mới được tuyển dụng, quy trình đào tạo tại chi nhánh chưa được khoa học, bài bản, đa phần học hỏi lẫn nhau từ những cán bộ có kinh nghiệm công tác. Đôi lúc do công việc hàng ngày không thu xếp được thời gian nên việc truyền đạt kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mới từ cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.

2.2.3.2. Chính sách bố trí sử dụng để phát triển nguồn nhân lực.

Chi nhánh luôn có chính sách ta ̣o đô ̣ng lực và cơ hô ̣i phát triển nghề nghiệp cho cán bô ̣ có đủ năng lực , trình độ chuyên môn , nghiê ̣p vu ̣ vững vàng , phẩm chất đa ̣o đức tốt. Hàng năm chi nhánh đều xây dựng quy hoạch cán bộ nguồn qua phiếu thăm dò ý kiến của cán bô ̣ nhân viên ta ̣i chi nhánh và các lãnh đa ̣o phòng, làm cơ sở để xây dựng đội ngũ lãnh đạo khung cho chi nhánh trong thời gian tới . Luôn động viên, khuyến khích và khen thưởng kịp thời những cán bộ có thành tích xuất sắc, những cán bộ có ý tưởng để triển khai công việc hiệu quả tốt hơn.

Ban giám đốc luôn linh hoa ̣t trong viê ̣c bố trí nhân sự phù hợp với trình đô ̣ , khả năng, chuyên môn của cán bô ̣ nhân viên chi nhánh , luôn ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi nhất cho cán bô ̣ yên tâm công tác như sắ p xếp bố trí nhân sự hợp lý , tạo điều kiện cho cán bô ̣ nhân viên được công tác gần gia đình bằng viê ̣c thuyên chuyển công tác cho cán bô ̣ giữa các phòng giao di ̣ch với nhau, giữa phòng giao di ̣ch và ta ̣i tru ̣ sở chi nhánh. Viê ̣c bố trí ho ̣ vào công việc và đi ̣a bàn thích hợp vừa mang lại lợi ích cho người lao động vừa mang lại lợi ích cho chi nhánh.

Tuy nhiên do chi nhánh mới được thành lập, cán bộ quản lý còn thiếu nhưng việc bổ sung vẫn gặp nhiều khó khăn do cán bộ nói chung thời gian công tác chưa lâu, chưa có kinh nghiệm điều hành, chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định để đảm nhận các vị trí quản lý trong khi đó việc phát triển mạng lưới rất cấp bách để cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Một số thành viên quản lý cấp phòng mới được bổ nhiệm còn rụt rè, thiếu kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, thiếu tính chủ động trong quá trình triển khai công tác.

2.2.3.3. Các kết quả đã đạt đƣợc.

Năm 2012 là một chặng đường đầy khó khăn và thách thức đối với tập thể chi nhánh nói riêng và hệ thống nói chung khi đối mặt trong bối cảnh kinh tế suy thoái từ năm 2009. Điều đó đã tạo nên một khó khăn lớn cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoạt động tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Ban lãnh đạo Vietcombank, Ban lãnh đạo chi nhánh và bằng sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên,

chi nhánh đã đảm bảo được vai trò và nhiệm vụ của mình, đa số các chỉ tiêu được giao đều hoàn thành và với mức độ vượt mức cao. Thực tế cho thấy , đó là kết quả của sự nỗ lực , tích cực về nhiều mặt của Lãnh đạo và cán bộ , nhân viên chi nhánh , trong đó công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã góp phần hết sức quan trọng vào sự thành công và phát triển của chi nhánh.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh chi nhánh giai đoạn 2009- 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thực hiện +/- % so với năm trƣớc Thực hiện +/- % so với năm trƣớc Thực hiện +/- % so với năm trƣớc Thực hiện +/- % so với năm trƣớc 1 Tổng nguồn vốn huy động. 1.180.000 28 1.396.000 18% 1.924.000 38% 2.325.000 21% 2. Tổng dư nợ cho vay. 1.030.000 19 1.450.000 41% 1.850.000 28% 2.025.000 9,5% 3. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)