Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊC HỞ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
3.1.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Nghệ An tác động đến hoạt động du lịch
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
- Điều kiện tự nhiên:
Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18033’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và 103052’ đến 105048’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; nằm trong hành lang kinh tế Đông-Tây (nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam) theo quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.498,5 km2, dân số khoảng gần 3 triều ngƣời với 6 dân tộc Kinh, Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Ơ Đu; có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, thành phố Vinh là đô thị loại 1.
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối chằng chịt với đỉnh núi cao nhất là Puxalaileng tại Na Ngoi - Kỳ Sơn cao 2711m, thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Yên Thành. Cấu tạo địa hình của tỉnh có thể chia làm 3 vùng: núi, đồi và đồng bằng, trong đó vùng đồi núi chiếm 83% diện tích toàn tỉnh.
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa đông lạnh, ít mƣa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23 - 24ºC. Sự chênh lệch giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33ºC, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7ºC; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) là 19ºC, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,5ºC. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Lƣợng mƣa bình quân hằng năm dao động từ 1.200 - 2.000 mm/năm.
- Tỉnh Nghệ An có nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng:
Tài nguyên rừng: Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây than gỗ, chƣa kể đến loại than thảo, than leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thƣờng xanh, phân bố ở độ cao dƣới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m. Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp. Tổng trữ lƣợng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m3, trong đó tới 42,5 vạn m3
gỗ Pơmu. Trữ lƣợng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây. Cùng với sự đa dạng của địa hình, cảnh quan sinh thái đã tạo cho hệ động vật ở Nghệ An cũng đa dạng phong phú. Theo thống kê động vật Nghệ An hiện có 241 loài của 86 họ và 28 bộ. Trong đó: 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lƣỡng thê, trong đó có 34 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm rừng nguyên sinh - vƣờn quốc gia Pùmát có diện tích 93.523 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích 41.127 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích trên 34.723 ha với nhiều loại động vật , thực vật quý hiếm có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Khu dự trữ này trải dài trên 9 huyện miền núi của Tỉnh.
Tài nguyên biển: Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thời, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào.
Từ độ sâu 40m trở vào là vùng có đáy tƣơng đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chƣớng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung, nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lƣợng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.
Trữ lƣợng cá ở vùng có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70% lƣợng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài nhƣ cá trích 30-39%, cá nục 15- 20%, cá cơm 10-15%. Tôm biển có 8 loài sống tập trung ở vùng nƣớc nông 30m trở vào; tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính; bãi lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lƣợng 250-300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lƣợng 360-380 tấn, khả năng khai thác 50%. Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nƣớc lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.
Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn nhƣ bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phƣơng,… nƣớc sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Tuy nhiên, chƣa đƣợc đầu tƣ để khai thác tốt phục vụ du khách nhƣ Cửa Hiền, Quỳnh Phƣơng, đảo Ngƣ, đảo Lan Châu,…
Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò (hiện tại tàu loại 10.000 tấn ra vào thuận lợi, khu vực kho bãi rộng khoảng 13.000 m2) đã đƣợc Nhà nƣớc quyết định đầu tƣ nâng cấp, mở rộng thành cảng nƣớc sâu và đã đƣợc khởi công xây dựng, có công suất tàu đến 50.000 tấn, dự kiến bắt đầu khai thác vào năm 2015. Đây là điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tƣơng lai.
Tài nguyên khoáng sản: Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố tập trung, có trên địa bàn nhiều huyện. Các loại khoáng sản của Nghệ An có chất lƣợng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đƣờng giao thông nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Tài nguyên nhân văn: Với truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xã hội của Nghệ An đã tạo ra cho mảnh đất Nghệ An có một bề dày về văn hóa, lịch sử, kho tàng văn hóa kiến trúc và nét văn hóa ứng xử riêng có của Nghệ An. Nhiều công trình, di tích lịch sử lƣu danh các lãnh tụ, anh hung, danh nhân lịch sử, khoa bảng, các nhà khoa học, nhà văn hóa của Việt Nam vẫn còn đƣợc lƣu giữ. Hiện nay, trên địa bàn Nghệ An có hơn 1.000 di lích đã đƣợc nhận biết, trong đó có 125 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 109 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh, đặc
biệt Khu di tích Kim Liên - Nam Đàn, hệ thống di tích gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới đƣợc Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hạng đặc biệt.
Nghệ An có 24 lễ hội đặc trƣng gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, lễ hội mang màu sắc âm hƣởng dân gian, phản ánh cuộc sống và tâm nguyện của ngƣời dân về cuộc sống. Lễ hội ở Nghệ An tổ chức trải dài trong năm trong đó tập trung nhiều vào đầu năm (tính theo âm lịch), gắn với ngày hội mùa màng, lễ tết của từng vùng, từng dân tộc, lễ hội tƣởng nhớ các vị anh hùng đã có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Một số lễ hội đã thu hút đông đảo khách thập phƣơng nhƣ lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Cuông, lễ hội Vua Mai, lễ hội đền Hoàng Mƣời, Lễ hội Hang Bua,…
Cùng với các lễ hội truyền thống, Nghệ An có nhiều các sản phẩm và làng nghề thủ công truyền thống đa dạng và lâu đời. Làng nghề ở đây gắn liền với phong tục tập quán, tâm linh và sinh hoạt cộng đồng của ngƣời dân tại các bản làng, các làng nghề truyền thống đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác nhƣ: Làng đan nứa trúc ở Xuân Nha (Hƣng Nguyên), làng rèn ở Nho Lâm, làng đục, chạm trổ đá ở Diễn Bình (Diễn Châu), dệt phƣờng Lịch (Diễn Châu), dệt thổ cẩm, thêu đan, của các đồng bào các dân tộc Thái, H’Mông, làng nghề mây tre đan ở Nghi Lộc,…
Không chỉ có vậy Nghệ An còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị nhƣ văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, các phong tục, tập quán, lễ hội, văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống,… Trong đó Dân ca ví dặm Xứ Nghệ đã đƣợc UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Nhìn chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, kết hợp với nguồn tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam gắn liền với cuộc sống của ngƣời bản địa mang lại cho du lịch Nghệ An một bản sắc riêng hấp dẫn khách di lịch cả trong và ngoài nƣớc.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế:
Thực hiện đƣờng lối đổi mới do ĐCSVN khởi xƣớng và lãnh đạo, hơn 20 năm qua, từ năm 1986 đến nay tỉnh Nghệ An cũng hòa nhập với sự đổi mới chung của đất nƣớc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp,
cùng với sự nỗ lực vƣơn lên làm giàu chính đáng của ngƣời dân, kinh tế của tỉnh đã có những bƣớc tăng trƣởng khá và toàn diện, các lĩnh vực văn hóa, xã hội và đời sống của ngƣời dân trong tỉnh ngày càng đƣợc cải thiện và tiến bộ.
Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Giai đoạn 2010-2014, kinh tế của tỉnh luôn có sự tăng trƣởng khá, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của ngƣời dân trong tỉnh từng bƣớc đƣợc cải thiện rõ rệt. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 9 tháng năm 2014 ƣớc đạt 39.488,5 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Ƣớc tính GDP cả năm 2014 đạt 56.688,6 tỷ đồng, tăng 7,24%/KH 7-8%; trong đó, khu vực nông, lâm, ngƣ nghiệp ƣớc đạt 14.337,1 tỷ đồng, tăng 3,85%; khu vực công nghiệp - xây dựng ƣớc thực hiện 18.495,8 tỷ đồng, tăng 8,72% (riêng công nghiệp tăng 12,05%, xây dựng tăng 4,89%); khu vực dịch vụ ƣớc thực hiện 23.855,7 tỷ đồng, tăng 8,22% so với cùng kỳ.
Tốc độ tăng trƣởng năm 2014 (7,24%) cao hơn tốc độ tăng trƣởng 4 năm gần đây (2010 tăng 5,5%, 2011 tăng 5,8%, 2012 tăng 6,1%, 2013 tăng 6,5%) và cao hơn mức tăng trƣởng bình quân của cả nƣớc (ƣớc 5,8%). Giá cả ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2014 tăng 2,51% so với tháng 12/2013
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Khu vực nông lâm ngƣ nghiệp giảm từ 29,34% năm 2010 xuống 25,42% năm 2014; khu vực công nghiệp - dịch vụ tăng từ 30,12% năm 2010 lên 31,85% năm 2014; khu vực dịch vụ tăng từ 39,87% năm 2010 lên 42,74% năm 2014.
Thứ hai, về đầu tư phát triển:
Hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện hƣớng vào khai thác những vùng, lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, lợi thế, đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Đến lƣợt nó, kinh tế tăng trƣởng nhanh lại tạo điều kiện huy động ngày càng nhiều vốn để tập trung đầu tƣ cho các lợi thế của tỉnh, nhƣ nông nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng, khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản, xây dựng các khu trung tâm thƣơng mại và kết cấu hạ tầng, nhƣ giao thông, điện, nƣớc, thủy lợi, hệ thống cảng cá,… để tạo tiền đề cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 54 tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động. Tình hình lãi suất trên địa bàn tƣơng đối ổn định; tỷ giá và hoạt động ngoại hối trên địa bàn diễn biến tƣơng đối ổn định và phù hợp với diễn biến chung tình hình cả nƣớc. Các TCTD thƣờng xuyên bám sát các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế của tỉnh để đầu tƣ vốn tín dụng, đặc biệt tập trung vào 5 lĩnh vực ƣu tiên (dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 41.152 tỷ đồng, chiếm 37,6%; cho vay xuất khẩu 1.309 tỷ đồng, chiếm 1,2%; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 26.161 tỷ đồng, chiếm 24% tổng dƣ nợ) và gói hỗ trợ nhà ở của Chính phủ (cho vay 43 tỷ đồng với 110 khách hàng).
Tính đến 31/10/2014, nguồn vốn huy động trên địa bàn ƣớc đạt 63.900 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm, ƣớc cả năm đạt 66.901 tỷ đồng, tăng 19,2% so với năm 2010. Tính đến 31/10/2014, tổng dƣ nợ của các TCTD ƣớc đạt 105,200 tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm, ƣớc cả năm đạt 109,341 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2014; trong đó dƣ nợ ngắn hạn chiếm khoảng 48,15%, dƣ nợ trung và dài hạn chiếm khoảng 51,85%. Tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.578% tỷ đồng, chiếm 1,5% trong tổng dƣ nợ.
Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đƣợc quan tâm đúng mức, nhƣ: cho vay đối với đối tƣợng hộ nghèo và gia đình chính sách; giải quyết việc làm; cho vay mua nhà trả chậm thuộc dự án xây dựng cụm tuyến dân cƣ vƣợt lũ; xuất khẩu lao động (trong và ngoài nƣớc), cho học sinh, sinh viên vay; chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng…Các hoạt động cho vay này đã mang lại ý nghĩa kinh tế và chính trị sâu sắc, mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.
3.1.1.3. Điều kiện xã hội:
Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện, thị và thành phố, bao gồm: Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai, thị xã Thái Hòa, huyện Nghi Lộc,huyện Thanh Chƣơng, huyện Yên Thành, huyện Tƣơng Dƣơng, huyện Tân Kỳ, huyện Quỳ Hợp, huyện Quỳ Châu, huyện Diễn Châu, huyện Nghĩa Đàn, huyện Kỳ Sơn, huyện Đô Lƣơng, huyện Con Cuông, huyện Anh Sơn, huyện Hƣng Nguyên, huyện Nam Đàn, huyện Quế Phong, huyện Quỳnh Lƣu. Với tổng số 480 xã, phƣờng, thị trấn. Dân số của tỉnh Nghệ An khoảng 3,037 triệu ngƣời (2014).
Thứ nhất, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo và chính sách xã hội:
Công tác giải quyết việc làm đƣợc quan tâm chỉ đạo. Chƣơng trình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động từng bƣớc có tiến bộ với các chính sách về cấp đất, thuê đất, hỗ
trợ cho vay vốn từ nhiều nguồn, chế độ tuyển dụng lao động (kể cả xuất khẩu lao động),…Hàng năm, đã giải quyết cho 30 - 37 ngàn lao động có việc làm ổn định, tỷ lệ lao động chƣa có việc làm trên địa bàn giảm từ 4,23% năm 2010 còn 3,25% năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2013 là 13,4%, đến cuối năm 2014 còn khoảng 10%. Các hoạt động xã hội và chăm sóc ngƣời có công, diện chính sách tiếp tục đƣợc thực hiện tốt. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nƣớc nhớ nguồn, xây dựng nhà tình nghĩa tiếp tục đƣợc đẩy mạnh.
Thứ hai, giáo dục - đào tạo:
Chất lƣợng giáo dục có chuyển biến tiến bộ rõ rệt; việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh tiếp tục đƣợc quan tâm. Triển khai tích cực phổ cập