THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Nghệ An (Trang 54 - 64)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA

ĐỘNG DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010-2014

3.2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phƣơng thuộc thẩm quyền

Luật Du lịch đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch… Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận đƣợc với Luật Du lịch của nhiều nƣớc trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài đầu tƣ, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ,

tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tƣ, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Tiếp thu, quán triệt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã cụ thể hóa và chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành và địa phƣơng thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền , phổ biến đến toàn bộ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phƣơng có tiềm năng phát triển du lịch. Đến nay, có nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trƣơng, chính sách này, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT- XH, góp phần cải thiện đời sống ngƣời dân tại địa phƣơng; song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng dân cƣ cũng đƣợc nâng lên; có chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh doanh du lịch đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đầu tƣ và khai thác; chất lƣợng phục vụ du khách đƣợc nâng lên một bƣớc; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm.

Tổ chức tuyên truyền, hƣớng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch những quy định của pháp luật về du lịch; thƣờng xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc phản ánh từ doanh nghiệp du lịch. Cải cách một bƣớc thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; tuy chƣa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ nhƣng cũng đã có thông thoáng hơn.

Đồng thời Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các nghị quyết, chủ trƣơng của tỉnh nhằm phát triển du lịch trên địa bàn đúng định hƣớng của Trung ƣơng và tháo gỡ những vƣớng mắc có liên quan đến HĐDL.

3.2.2. Thực trạng việc xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở địa bàn để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hƣớng phát triển

Nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn của du lịch Nghệ An nên công tác xây dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm đƣợc thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phƣơng án điều chỉnh kịp thời. Nghệ An sớm hình thành đƣợc chiến lƣợc phát triển du lịch, ngay từ năm 1995 Nghệ An đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1996 - 2010 và định hƣớng đến năm 2015, đây là cơ sở cho công tác đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch; là công cụ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch và phƣơng hƣớng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến quảng bá tiềm năng của Nghệ An. Nhờ có định hƣớng đúng đắn đó cộng với sự nỗ lực của ngành du lịch, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp; du lịch Nghệ An đã có sự phát triển vƣợt bậc cả về quy mô, chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh. Hoạt động của ngành Du lịch đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của địa phƣơng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của nhiều vùng miền; góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và cải thiện cuộc sống cho cộng đồng tại các khu, điểm du lịch, đồng thời hỗ trợ cho công tác bảo đảm ổn định an ninh và quốc phòng trên địa bàn.

Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng: Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển và nhịp độ tăng trƣởng khá; các ngành kinh tế phát triển theo định hƣớng thị trƣờng. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông… ngày càng hoàn thiện. Diện mạo của Tp.Vinh, các thị xã, thị tứ và một số khu vực đã có điều chỉnh về diện tích, thành lập thêm một số thị xã, thị tứ và các xã; kéo theo sự thay đổi cơ cấu dân cƣ trên một số địa bàn. Nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, cửa khẩu, cảng biển đã hình thành và phát triển…

Bên cạnh đó, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 1996-2010 và định hƣớng đến năm 2015 đƣợc xây dựng trong bối cảnh du lịch trên thế giới đang phát triển mạnh, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế; các nhà đầu tƣ, khách du lịch quốc tế tăng nhanh đã dẫn đến các chỉ tiêu dự báo trong quy hoạch đặt ra ở mức tăng trƣởng cao. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các chuyên gia tƣ vấn lại chƣa tính toán và lƣờng hết sự khốc liệt về các biến cố an ninh, chính trị, kinh tế trên thế giới và khu vực, đặc biệt là khủng hoảng tài chính, tiền tệ; vấn đề chiến tranh sắc tộc, tôn giáo,

khủng bố; về tốc độ lây lan các bệnh nan y, HIV-AIDS và xảy ra các bệnh gia súc, gia cầm… đã ảnh hƣởng đến phát triển du lịch toàn cầu, tác động đối với phát triển du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.

Quy hoạch phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 1996 - 2010 và định hƣớng đến năm 2015 đã đƣợc phê duyệt, xác định Nghệ An có 5 vùng du lịch trọng điểm ƣu tiên đầu tƣ phát triển là:

- Vùng du lịch Vinh và phụ cận: Đây là nơi tập trung các điều kiện cần và đủ cho phát triển du lịch: có gần 100 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó có nhiều di tích đã đƣợc xếp hạng Quốc gia nhƣ: Đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh, Thành Cổ Vinh, các bảo tàng… Đặc biệt tại thành phố Vinh có Tƣợng đài Bác Hồ và Quảng trƣờng Hồ Chí Minh ngày càng thu hút đông đảo du khách và nhân dân đến tham quan, chiêm ngƣỡng. Có sân bay Vinh, đƣờng quốc lộ 1A đi qua, ga tàu hỏa, bến xe; bên cạnh đó có rất nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay khu du lịch Vinh đã quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và đƣa vào hoạt động 3 điểm du lịch, công viên, khu vui chơi giải trí thu hút đƣợc nhiều khách du lịch nhƣ: công viên trung tâm, khu du lịch Lâm Viên - Núi Quyết, Bến Thủy và khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam.

- Vùng du lịch Nam Đàn: Trọng tâm là khu di tích Kim Liên - quê hƣơng chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lƣợt khách tham quan. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên (bao gồm quê nội, quê ngoại, khu mộ bà Hoàng Thị Loan, Núi Chung) đƣợc Nhà nƣớc xếp vào một trong 20 khu du lịch quốc gia thuộc diện ƣu tiên đầu tƣ phát triển du lịch. Cùng với khu di tích Kim Liên, tại Nam Đàn có di tích vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan), thành Vạn An, thành Lục Niên, nhà lƣu niệm Phan Bội Châu, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần… Tạo thành tuyến du lịch liên hoàn đƣờng bộ và tuyến du lịch ven sông Lam.

- Khu du lịch biển Cửa Lò: Từ năm 1995 đến nay, khu du lịch biển Cửa Lò đƣợc tỉnh và thị xã tập trung quy hoạch, đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ, nhất là các công trình cơ sở hạ tầng đƣờng, điện, cấp thoát nƣớc, cho đến nay Cửa Lò đã trở thành một khu du lịch biển hấp dẫn các du khách và các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Có thể nói việc đầu tƣ phát triển khu du lịch Cửa Lò bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận.

- Khu du lịch Vườn quốc gia Pù Mát: Đây là khu rừng nguyên sinh có diện tích hơn 91.000 ha. Hiện nay ngành du lịch Nghệ An đang có chủ trƣơng quy hoạch du lịch khu rừng này gắn với vùng đệm và phụ cận với các sản phẩm du lịch khác: làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, thƣởng thức các đặc sản cơm lam, múa lăm…

- Khu du lịch sinh thái văn hóa Quỳ Châu - Quế Phong: Đây là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với nhiều sản phẩm du lịch có sức thu hút khách quốc tế nhƣ hang Bua, hang Thẩm Ồm, Thác Xao Va, Bảo tàng dân tộc và nhiều khu rừng nguyên sinh, tái sinh thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Ngoài 5 khu du lịch trên, các khu du lịch khác nhƣ khu du lịch văn hóa lịch sử Đền Cuông - Cửa Hiền, khu du lịch nƣớc khoáng nóng Giang Sơn – Đô Lƣơng, khu du lịch biển Quỳnh Bảng, Quỳnh Phƣơng gắn với du lịch văn hóa tâm linh đền Cờn cũng đang đƣợc quy hoạch và đầu tƣ phát triển.

3.2.3. Thực trạng tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch; giữa địa phƣơng và Trung ƣơng trong quản lý nhà nƣớc về du lịch

Với mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch gắn với giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và tài nguyên thiên nhiên, UBND tỉnh đã phối hợp với các địa phƣơng trong tỉnh Nghệ An đang xúc tiến ký kết hợp tác để phát huy lợi thế của các địa phƣơng trong chuỗi hành trình về với Nghệ An. Theo đó, các địa phƣơng sẽ tập trung phát huy các tiềm năng, thế mạnh đặc trƣng về du lịch nhằm xây dựng sản phẩm bền vững, tạo sức lan tỏa tới du khách.

Ba địa phƣơng tiên phong thực hiện ký kết hợp tác để tạo thành một tour du lịch là Vinh - Nam Đàn - Cửa Lò. Qua gần hai năm liên kết chặt chẽ, tuyến du lịch này đã khai thác đƣợc tiềm năng du lịch sẵn có của các địa phƣơng, bƣớc đầu hình thành tour du lịch tâm linh nhƣ Đền Vạn Lộc (Cửa Lò) - đền Hồng Sơn, chùa Sƣ Nữ (thành phố Vinh) - chùa Đức Sơn, đền Vua Mai (Nam Đàn); dâng hƣơng tƣởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu di tích Kim Liên huyện Nam Đàn, tham quan mua sắm tại thành phố Vinh, thƣởng thức đặc sản tại Cửa Lò. Sau khi di sản Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cả ba địa phƣơng đang xúc tiến đƣa dân ca vào phục vụ khách du lịch.

Không những liên kết trong tỉnh, phối hợp với Cục Xúc tiến du lịch, Vụ Lữ hành-Tổng Cục Du lịch, Nghệ An còn đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch. Chính nhờ sự liên kết này, lƣợng khách du lịch đến Nghệ An nói riêng, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nói chung ngày càng tăng. Riêng Nghệ An, tổng lƣợt khách du lịch 6 tháng năm 2015 ƣớc đạt 1,805 triệu lƣợt ngƣời, tăng 9% so với cùng kỳ 2014; trong đó khách quốc tế ƣớc đạt 29,5 ngàn lƣợt ngƣời, bằng 101% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng vẫn giữ ổn định, nhất là dịch vụ ăn uống ven biển có xu hƣớng tăng. Tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch khoảng 2.570 tỷ đồng, tăng 10,12% so cùng kỳ.

Nhờ sự liên kết chặt chẽ này mà một số tour du lịch mới theo tuyến hàng không Vinh - Viêng Chăn (Lào), Vinh - Liên Khƣơng (Lâm Đồng) và cả tuyến đƣờng bộ nhƣ Vinh - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình - Vinh, Vinh - Thành phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Phú Quốc - Cần Thơ - Mỹ Tho - Vinh cũng đƣợc triển khai.

Việc đẩy mạnh hợp tác du lịch với các nƣớc trong khu vực, các nƣớc có chung đƣờng biên cũng đƣợc tỉnh Nghệ An xúc tiến, mở rộng. Hiện nay, Nghệ An đã xây dựng đƣợc nhiều tour đƣờng bộ từ Vinh đi các tỉnh của Lào, đông bắc Thái Lan nhƣ Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Udonthani, thủ đô Băng Cốc… sức hấp dẫn của tour Vinh – Viêng Chăn – Udonthani là sự hòa hợp giữa văn hóa tín ngƣỡng của 3 nƣớc, du khách vừa đƣợc tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh của mỗi nƣớc vừa đƣợc cầu lộc, cầu tài, cầu an tại các đền, chùa linh thiêng của mỗi quốc gia.

3.2.4. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Chất lƣợng nguổn nhân lực cho hoạt động du lịch đang là vấn đề bức bách của du lịch Nghệ An, đặc biệt trƣớc yêu cầu phát triển và xu thế hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần sớm có giải pháp để tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch, mà trƣớc hết phải phát huy đƣợc mối liên kết giữa mục tiêu và yếu tố thực chất trong công tác đào tạo.

Về thực trạng các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch, trên địa bàn tỉnh hiện có 7 cơ sở, trong đó, có 2 trƣờng đại học, 3 trƣờng cao đẳng, 2 trƣờng trung

cấp nghề. Hằng năm, có khoảng trên 2.000 sinh viên ra trƣờng từ các Trung tâm đào tạo này. Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực này hiện vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu, nhất là những chuyên ngành quan trọng nhƣ hƣớng dẫn viên du lịch, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp trƣởng, nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn… Trƣờng Cao đẳng Nghề Du lịch – Thƣơng mại Nghệ An là cơ sở vừa đào tạo hệ chính quy, vừa học, vừa làm; liên kết đào tạo, đào tạo liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học; đào tạo các bậc trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề. Hằng năm , trƣờng có hơn 1.000 sinh viên ngành Du lịch, khách sạn tốt nghiệp. Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An là cơ sở đầu tiên trên địa bàn tỉnh đào tạo trung cấp hệ chính quy về hƣớng dẫn viên du lịch, nhƣng số lƣợng sinh viên đăng ký học ngày càng ít đi. Bắt đầu từ năm 2012, trƣờng mở thêm chuyên ngành đào tạo nghề nhƣ quản trị lữ hành, quản trị nhà hàng, hƣớng dẫn viên ngắn hạn… Với mô hình đào tạo ƣu tiên cho thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Nghệ An (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)