Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu, cụm công hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 31)

1.2. Quản lý Nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu, cụm công hiện nay

Phát triển khu, cụm công nghiệp hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có một số yếu tố nối bật sau: Hệ thống chủ trƣơng, chính sách của tỉnh trong phát triển các CCN; tài nguyên thiên nhiên và điều kiện địa lý; khả

năng thu hút các nguồn lực; năng lực lãnh đạo điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phƣơng; sự giúp đỡ của Nhà nƣớc.

i) Hệ thống chủ trương chính sách liên quan đến sự phát triển các khu, cụm công nghiệp

Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, sự phát triển của các CCN trên phạm vi cả nƣớc nói chung, Thái Bình nói riêng là nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp trƣớc hết phụ thuộc vào chủ trƣơng, chính sách phát triển của lãnh đạo và chính quyền địa phƣơng. Ở đâu, khi nào chủ trƣơng, chính sách phát triển các CCN đúng thì ở đó, nơi ấy các CCN mọc lên mạnh mẽ, hiệu quả cao, có tác dụng mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của địa phƣơng; bộ mặt kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân các địa phƣơng theo đó cùng từng bƣớc đƣợc cải thiện. Trái lại, chủ trƣơng, chính sách liên quan đến phát triển các CCN không đúng hoặc không sát với thực tế của địa phƣơng thi việc triển khai thực hiện là rất khó khăn, ì ạch, mức độ lấp đầy và mở mang của các CCN chậm chạp, khả năng thu hút và huy động các nguồn lực thấp, tính hiệu quả không cao. Theo đó, ảnh hƣởng của việc mở mang các CCN sẽ không những không góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn gây ra nhiều vấn đề bức xúc về giải quyết việc làm, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững.

Vì vậy, để định hƣớng đúng đắn cho sự phát triển các CCN của tỉnh đòi hỏi hệ thống chủ trƣơng, chính sách của tỉnh về phát triển các CCN phải mang tính chất đồng bộ từ khâu triển khai đến khâu thực hiện, lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng đến phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách ƣu đãi thu hút đầu tƣ phải thống nhất thể hiện sự nhất quán trong đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc xác định chủ trƣơng, quy hoạch và theo đó là các chính sách bảo đảm cho sự phát triển của CCN cần đƣợc tổ chức thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và phát huy đƣợc dân chủ với mọi tầng lớp nhân dân, cần đƣợc tính toán cân nhắc chặt chẽ cả trƣớc mắt và lầu dài. Khi đã có chủ trƣơng, quy hoạch thì cần phải có hệ thống chính sách bảo đảm và tổ chức thực hiện đồng bộ kiên quyết với những bƣớc đi và lộ trình hợp lý. Cần kiên quyết tránh việc đề ra các chủ trƣơng, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển các CCN theo kiểu tƣ duy “nhiệm kỳ”, cục bộ, hay chạy theo lợi ích nhóm, thiếu căn cứ khoa học xác đáng.

ii) Tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp. Các CCN nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ rất thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh, giúp cho các nhà đầu tƣ giảm bớt đƣợc chi phí vận chuyển, nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên của Thái Bình là tƣơng đối thuận lợi, tài nguyên khoáng sản của tỉnh tƣơng đối phong phú đa dạng có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiến nhƣ mỏ khí đốt, mỏ nƣớc khoáng ở Tiền Hải phục vụ đắc lực cho ngành công nghiệp sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh gạch ốp lát, xi măng trắng của tỉnh. Ngoài ra trong lòng đất Thái Bình còn có mỏ than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng có trữ lƣợng lớn với bờ biển dài 54 km rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản, hệ thống giao thông của tỉnh khá phát triển. Hơn nữa, đất đai

của tỉnh tƣơng đối rộng và màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh, cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH. Đây là nhân tố hết sức thuận lợi cho phát triển các CCN. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi Thái Bình vẫn còn gặp không ít khó khăn đó là, trình độ công nghệ phục vụ cho khai thác tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thu nhập và sức mua của dân cƣ thấp việc giao lƣu hàng hóa với bên ngoài gặp nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển lớn, đây là những rào cản lớn cho việc phát triển các CCN. Vì vậy, trong quá trình phát triển các CCN cần có sự thống nhất trong quy hoạch quản lý để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh.

iii) Mức độ bảo đảm của các yếu tố như vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các khu, cụm công nghiệp

Sự hình thành và phát triển các CCN là một trong những phƣơng thức quan trọng để tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. Thực tiễn, trong những năm gần đây cho thấy sự phát triển của những CCN là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phƣơng thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phƣơng thức sản xuất mới hiện đại theo hƣớng CNH-HĐH. Nhƣng đến lƣợt nó sự phát triển của các CCN lại phụ thuộc vào chính các nguồn lực bảo đảm cho nó. Mức độ bảo đảm các nguồn lực nhƣ vốn, khoa học công, nghệ, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự thành công của các CCN.

Bảo đảm nguồn vốn cho đầu tƣ đƣợc coi nhƣ là tiền đề để thu hút các nguồn lực cho phát triển các CCN. Hiện nay, huy động vốn cho phát triển nền kinh tế thông qua hai nguồn đó là trong nƣớc và nƣớc ngoài, vốn trong nƣớc huy động từ các kênh nhƣ ngân sách nhà nƣớc, vốn tự có của doanh nghiệp và vốn trong dân cƣ đang ngày càng giữ một vai trò quyết định. Bên cạnh đó, vốn

thay đổi. Do vậy, nếu thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất nhanh chóng tiến hành xây dựng nhà máy đi vào sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, khi cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ có điều kiện để thu hút các dự án sản xuất có tỷ lệ vốn đầu tƣ trên quy mô sử dụng đất cao đồng nghĩa với việc sẽ thu hút đƣợc nhiều máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế, đây chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các CCN.

Đối với nguồn nhân lực, Thái Bình cũng giống nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, nguồn nhân lực cũng phải chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố tác động nhƣ: tốc độ tăng trƣởng dân số, độ tuổi của nguồn nhân lực, chất lƣợng nguồn nhân lực và các chính sách đãi ngộ. Những nhân tố tác động kể trên tác động thuận chiều làm cho nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình đang chuyển biến mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, những nhân tố cản trở quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển các CCN đang là những thách thức lớn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực, tƣ duy, lối sống nếp nghĩ và tác phong làm việc công nghiệp là những cản trở không nhỏ tới quá trình phát triển CCN. Do vậy, quá trình thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao về làm việc tại các CCN của tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi các giải pháp thu hút nguồn nhân lực chƣa phát huy đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên, những nhân tố tác động trên không phải là bất biến mà luôn vận động biến đổi mà nhờ vào những nỗ lực chủ quan của con ngƣời và quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình. Vì vậy, hoạch định các giải pháp cơ bản nhằm

phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển các CCN phải thƣờng xuyên quan tâm chú trọng tới những nhân tố nói trên.

Đối với cơ sở hạ tầng, là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển các CCN nhất là về thu hút đầu tƣ. Bởi vì, nếu cơ sở hạ tầng phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lƣu thông hàng hóa giảm chi phí giá thành sản phẩm. Với Thái Bình là một trong những địa phƣơng có mạng lƣới giao thông tƣơng đối phát triển đây là nhân tố hết sức thuận lợi cho phát triển các CCN và kêu gọi thu hút đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 31)