Điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 100)

Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt được thực hiện trong những điều kiện sau:

Điều kiện kinh tế vĩ mô:

Kinh tế thế giới tiếp tục giai đoạn suy thoái trong 5 năm tới. Sau đó là sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Châu Á sẽ mang đến nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng thương mại tăng trưởng huy động, đẩy mạnh dư nợ và phát triển các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ hiện đại.

Điều kiện môi trường ngành ngân hàng:

Quy trình cơ cấu lại ngân hàng thương mại Nhà nước đã được đưa ra. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam sẽ được hỗ trợ trên rất nhiều phương diện trong quá trình cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với những giải pháp được đưa ra trong đề án này như:

* Giải pháp tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua:

- Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ;

- Mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng; - Mở rộng nguồn vốn huy động.

* Giải pháp nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước để sớm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng thương mại nhà nước; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

* Giải pháp đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để các ngân hàng thương

mại nhà nước có khả năng tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, trước hết là chất lượng tín dụng và khả năng thanh khoản.

* Giải pháp tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch trong phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên khu vực nông thôn; tích cực mở chi nhánh, gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực; phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.

* Giải pháp ngân hàng thương mại nhà nước phải đi tiên phong đầu tư cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.

* Giải pháp phát triển nhanh đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và nghiệp vụ có chất lượng cao, đồng thời có chính sách hợp lý để thu hút, sử dụng và quản lý có hiệu quả cán bộ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. 3.6 Một số kiến nghị

3.6.1 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cần phải có những giải pháp và chính sách nhất định nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho quá trình đổi mới của các NHTM. Một số đề xuất chính sách đối với NHNN để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam có thể đề cập như sau:

* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng: Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng và tài chính trên lãnh thổ Việt Nam, gây sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên các NHTM Việt Nam như nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, có khả năng tự bảo vệ trước cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài khi lộ trình hội nhập của ngành Ngân hàng đã sâu và rộng. Áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đảm bảo tiến độ thực hiện các cam kết hội nhập.

NHNN cần tiếp tục rà soát lại Luật ngân hàng và các văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu cải cách NHNN và cơ cấu lại các TCTD.

* Thúc đẩy chương trình tái cơ cấu các NHTM: NHNN phải thúc đẩy chương trình tái cơ cấu lại các NHTM. Đề án tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011- 2015 đã được đưa ra và NHNN có trách nhiệm giám sát để đề án này được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng lộ trình.

* Đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế: Để thực hiện các chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, trước hết, cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng trên cơ sở xây dựng hệ thống thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương đến chi nhánh NHNN tương đối độc lập về hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN ở trung ương và chi nhánh. Thanh tra ngân hàng phải là thanh tra nhà nước chuyên ngành ngân hàng thuộc NHNN. Thanh tra ngân hàng phải có đủ quyền lực tiến hành các cuộc thanh tra, giám sát và chịu áp lực hành chính của các cấp lãnh đạo trong hệ thống NHNN.

NHNN cần phát triển đội ngũ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, đặc biệt giám sát rủi ro, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp tốt. Các quy trình và biện pháp nghiệp vụ thanh tra giám sát cần được hoàn thiện theo chuẩn mực thanh tra ngân hàng (Hiệp ước Basel 1, Basel 2). Phương pháp thanh tra, giám sát cần phải được đổi mới và nâng cao hiệu quả trên cơ sở phát triển trình độ kỹ năng nghiệp vụ thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, trong đó đặc biệt coi trọng khâu giám sát từ xa như là một nhiệm vụ thường xuyên của thanh tra ngân hàng, đồng thời tăng cường sử dụng kiểm toán nội bộ như là công cụ hỗ trợ cho quá trình thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

* Cải cách công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ: NHNN cần phải coi các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ, thấu chi, nghiệp vụ tiền gửi phải là những công cụ chủ đạo trong điều

hành tiền tệ và lãi suất. Từng bước đưa vào sử dụng phổ biến các nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ. Bên cạnh đó, cần hợp lý hóa các hình thức tái cấp vốn theo hướng hạn chế tái cấp vốn dưới hình thức cho vay. Cần phải coi nghiệp vụ tái cấp vốn là một kênh cung cấp vốn thường xuyên cho các NHTM để đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM. NHNN cũng cần phải điều hành linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc để nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng vốn linh hoạt với chi phí thấp nhất có thể. Công cụ dự trữ bắt buộc cần được phối kết hợp đồng bộ với các công cụ khác của chính sách tiền tệ.

* Tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM Việt Nam tiếp cận với những kiến thức hiện đại về nghiệp vụ ngân hàng thương mại: NHNN nên thường xuyên tổ chức hội thảo, khóa học với thành phần mở rộng để trang bị kiến thức, thông tin cũng như cảnh báo các NHTM về những thách thức mà họ sẽ gặp phải.

3.6.2 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

* Đầu tư mũi nhọn vào công nghệ thông tin. Hoàn thiện hệ thống Core Bank, phát triển các sản phẩm công nghệ khác trên nền Kore Bank, nhằm giảm hạn chế về địa lý đối với khách hàng, tiến tới khách hàng có thể sử dụng dịch vụ Ngân hàng tại nhà.

* Tiếp tục xây dựng hệ thống phân tích cảnh báo rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng và ngân hàng đầu tư, hoàn thiện mô hình Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). Từ đó tạo lập các công cụ quản lý hữu hiệu hỗ trợ cho các lãnh đạo chi nhánh trong việc điều hành hoạt động kinh doanh tại cơ sở.

* Mở rộng nâng cao khả năng tự chủ cho Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt, nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh kiểm tra nội bộ.

* Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thông qua việc xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ ở từng mảng nghiệp vụ khác nhau và các chương trình phát triển kỹ năng mềm cho cán bộ trên toàn hệ thống.

* Tiếp tục hỗ trợ chi nhánh phát triển màng lưới trên địa bàn thủ đô thông qua việc thành lập riêng một bộ phận chịu trách nhiệm quy hoạch và tổ chức lại hệ thống màng lưới một cách có hệ thống và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng và nó đã trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Tham gia vào quá trình Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội cũng như đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng.

Không nằm ngoài xu thế chung đó, Việt Nam đang từng bước mở cửa nền kinh tế và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: từ quan hệ song phương tới quan hệ đa phương và rộng hơn là gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải từng bước mở cửa nền kinh tế trên mọi lĩnh vực; công nghiệp, thương mại, dịch vụ đặc biệt là mở cửa, hội nhập trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, một lĩnh vực có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thực hiện cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam khi gia nhập WTO, các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập, hàng rào bảo hộ dịch vụ tài chính ngân hàng trong nước sẽ phải được dỡ bỏ dần, các NHTM trong nước sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng nước ngoài. Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng phải nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong thị trường nội địa.

Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, không chỉ phải cạnh tranh với mạng lưới dày đặc các ngân hàng TMCP trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính và bề dày hoạt động. Sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình dần dần được hoạt động bình đẳng như các ngân hàng trong nước.

Điều đó đòi hỏi Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt phải không ngừng đổi mới sẵn sàng cho quá trình hội nhập và phát triển.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt là một vấn đề lâu dài, thường xuyên và rất cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Để tìm ra được cở sở khoa học của các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt cần phải có các công trình nghiên cứu ở các mức độ và quy mô khác nhau. Trong khuôn khổ của một bản luận văn Thạc sỹ kinh tế, với trình độ và khả năng của bản thân, bản luận văn này đã tập trung vào giải quyết được một số nội dung như sau:

(i) Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, nguồn gốc, nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí, phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại;

(ii) Phân tích thực trạng năng lực canh tranh của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt dựa trên một số tiêu chí cơ bản, có so sánh với các Ngân hàng thương mại khác của Việt Nam trên địa bàn để tìm ra những lợi thế và hạn chế, yếu kém của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

(iii) Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong tiến trình hội nhập.

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa Tài chính- Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo TS Phạm Vũ Thắng, lãnh đạo và cán bộ tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Feredric, S.Minskin (1993), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

2. Đặng Hữu Mẫn (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương

mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng (số 5), tr.

194-205.

3. Ngân hàng No&PTNT Hoàng Quốc Việt (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tài

chính, Bảng cân đối chi tiết, Bảng tổng kết tài sản các năm

4. Peter Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội 5. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

6. Nguyễn Thị Quy (chủ nhiệm đề tài) (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của

các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Ngoại thương Hà Nội Tiếng Anh

7. Michael Dunford, Helen Louri and Manfred Rosenstock (2001), Competition,

Competitiveness, and Enterprise Policies, Competitiveness and Cohesion in

EU policies, pp.109.

8. Michael Porter (1990), The competitive Advantage of Nation, The Free Press,

pp.10. Website: 9. http://www.agribank.com.vn 10. http://www.banker.com 11. http://www.bidv.com.vn 12. http://gso.gov.vn 13. http://www.saga.vn 14. http://www.sbv.gov.vn 15. http://www.vietcombank.com.vn 16. http://www.vietinbank.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)