Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí thu bảo hiểm xã hội tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tạ

4.2.5. Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành BHXH. Đó là cải cách về tổ chức bộ máy, xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ đặc biệt chú ý đến khâu quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm cán bộ... đồng thời xây dựng cơ chế "Một cửa" nên tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng hƣởng BHXH.

Nâng cao chất lƣợng phục vụ đối đối tƣợng tham gia BHXH và thụ hƣởng chính sách, chế độ BHXH, BHYT là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH. Đổi mới tƣ duy trong hành động, thái độ và tác phong làm việc đối với ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, trong giao tiếp đối với đối tƣợng này cần phải mềm dẻo, tạo cho họ cảm giác an toàn và tin cậy. Việc làm đó sẽ góp phần mở

rộng đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT đảm bảo quyền lợi, tăng thêm niềm tin của nhân dân và đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT vào chính sách xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và ngƣời lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội thúc đẩy sự mạnh nghiệp xây dựng đất nƣớc, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ khi thành lập nƣớc đến nay, Nhà nƣớc đã quan tâm thƣờng xuyên đến việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH đối với cán bộ, công chức, quân nhân và ngƣời lao động thuộc các thành phần kinh tế.

Qua 20 năm hoạt động, hệ thống BHXH Việt Nam nói chung và BHXH huyện Phú Bình nói riêng đã từng bƣớc đƣợc củng cố, hoàn thiện và không ngừng phát triển lớn mạnh công tác thu, chi, quản lý thu quỹ BHXH, giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho các đối tƣợng theo luật định dần đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời tham gia và hƣởng các chế độ BHXH. Tuy nhiên phát triển BHXH phải phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nƣớc. Điều đó có nghĩa là quan điểm phát triển của BHXH phải xuất phát từ mục tiêu phù hợp với chiến lƣợc phát triển nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng XHCN của Đảng và Nhà nƣớc.

Trong hoạt động của hệ thống BHXH việc quản lý thu BHXH sử dụng có hiệu quả các nguồn thu quỹ BHXH là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhà nƣớc phải có sự đổi mới thích hợp.

Hoạt động BHXH ngày nay đƣợc tất cả các nƣớc quan tâm coi trọng, đã có nhiều bài học bổ ích cần đƣợc tham khảo để đƣa vào sử dụng. Trong những năm qua BHXH huyện Phú Bình thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, kết quả nhƣ: thu BHXH ngày càng nhiều đã góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Bình. Nhƣng bên cạnh đó việc quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại một số khó khăn vƣớng mắc nhƣ: chƣa khai thác hết lực lƣợng lao động, ở các cơ quan, đơn vị.

doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh không nộp BHXH cho ngƣời lao động.

Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH đạt chƣa cao, do vậy BHXH huyện Phú Bình cần phải báo cáo kịp thời với Thƣờng trực Huyện uỷ, UBND huyện và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc để thu, quản lý thu BHXH đạt kết quả cao trên địa bàn huyện. Không ngừng mở rộng đối tƣợng thu BHXH trên nhiều mặt khác nhau nhằm cải cách tốt thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH; đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Phú Bình trong thực hiện nhiệm vụ nhƣ: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ hƣởng BHXH cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động theo đúng quy định của pháp luật, theo nguyên tắc thuận tiện, đầy đủ và kịp thời.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 1995. Quyết định số 94 ngày 4/8/1995 của BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Phú Bình, tỉnh Thái

Nguyên. Thái Nguyên.

2. Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, 2015. Mô hình tổ chức biên chế và tổ

chức hoạt động. Thái Nguyên.

3. Bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, 2014. Báo cáo tổng kết tình hình thu

BHXH huyện Phú Bình năm 2014. Thái Nguyên.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2011. Quyết định số:1111/2011/QĐ- BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt

Nam ban hành quy định quản lý thu BHXH. Hà Nội.

5. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, 1995. Nghị định số 01/CP ngày 09/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng áp dụng BHXH

bắt buộc. Hà Nội.

6. Dƣơng Xuân Triệu, 1999. Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý

thu bảo hiểm xã hội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Lao động -

Thƣơng binh và Xã hội.

7. Đỗ Tuấn Linh, 2014. Hoàn thiện công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh

Tuyên Quang. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh

doanh - Đại học Thái Nguyên.

8. Nguyễn Văn Châu, 1996. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện

nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu. Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp bộ, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

9. Trần Ngọc Tuấn, 2003. Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư

nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Đà

Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí thu bảo hiểm xã hội tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)