Hoàn thiện về công tác kê khai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 85)

1.1.4 .Đặc điểm của thuế

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý thu thuế

3.2.3. Hoàn thiện về công tác kê khai

Hoàn thiện quy trình cấp mã số thuế của cơ quan thuế cấp Cục thuế và Chi cục thuế, tăng cƣờng phân cấp ký duyệt hồ sơ đăng ký thuế cho bộ phận chuyên môn, rút ngắn thời gian cấp mã số thuế đối với ngƣời nộp thuế đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế.

Phối hợp với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh mở rộng việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh và các tổ chức khác. Hệ thống đăng ký thuế điện tử đƣợc kết nối liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh nhằm giảm thời gian, chi phí, thủ tục hồ sơ cho ngƣời nộp thuế.

Thực hiện đăng ký thuế điện tử, ngƣời nộp thuế kê khai thông tin đăng ký thuế, thông tin thay đổi về đăng ký thuế thông qua mạng Internet và nhận kết quả qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Bổ xung, sửa đổi và thiết kế hồ sơ khai thuế theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, rễ thực hiện nhằm giảm tối đa chi phí tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế và giảm chi phí cho cơ quan thuế. Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ khai thuế điện tử đến toàn bộ ngƣời nộp thuế.

Đẩy mạnh việc triển khai các phƣơng thức nộp thuế tiên tiến hiện đại. Thực hiện việc mở các tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế tại các ngân hàng thƣơng mại để thuận tiện cho ngƣời nộp thuế trong việc nộp tiền vào ngân sách nhà nƣớc.

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đầy đủ, thống nhất về ngƣời nộp thuế với sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin từ khâu thu thập, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đến khâu xử lý, phân tích thông tin xác định mức độ rủi ro phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra ngƣời nộp thuế

Tại Cục thuế nghiên cứu đề xuất theo hƣớng cơ cấu tổ chức cần đi sâu vào các chuyên ngành, hoặc đối tƣợng thanh tra, kiểm tra; giao cho một phòng làm công tác thẩm định, phúc tra kết quả của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Tại các Chi cục thuế do không có bộ phận thanh tra nên chỉ thực hiện kiểm tra đối với ngƣời nộp thuế, nghiên cứu đề xuất theo hƣớng cơ cấu tổ chức cần đi sâu vào đối tƣợng kiểm tra, giao cho một đội kiểm tra làm chức năng tổng hợp và thẩm định, phúc tra kết quả của các đoàn kiểm tra.

Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ xung lực lƣợng thanh tra, kiểm tra thông qua việc tuyển dụng mới hoặc điều động luân chuyển trong nội bộ ngành thuế. Thực hiện việc tổ chức sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế 2 năm/lần

Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Kế hoạch hóa công việc của từng bộ phận ở các Phòng thanh tra, kiểm tra, các Đội kiểm tra.

Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chia sẻ nghiệp vụ giữa Phòng thanh tra, kiểm tra với các phòng, các bộ phận khác trong cơ quan thuế từ Cục thuế đến các Chi cục thuế. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Thúc đẩy việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế, trong đó đẩy mạnh việc cập nhật thông tin báo cáo tài chính doanh nghiệp. Thực hiện giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hàng năm cho các Phòng thanh tra, kiểm tra, các Chi cục thuế.

Áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra, từ việc lập kế hoạch, lựa chon trƣờng hợp, xác định phạm vi và tổ chức thanh tra, kiểm tra. Hình thành phƣơng pháp phân tích, đánh giá để ƣớc lƣợng quy mô của nền kinh tế ngầm, lĩnh vực thất thu, số thuế thất thu từ nền kinh tế để áp dụng trong quản lý tuân thủ và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách.

Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề. Tổ chức các chƣơng trình thanh tra, kiểm tra theo nhóm đối tƣợng, theo ngành nghề, theo sắc thuế trên địa bàn theo một kế hoạch thống nhất.

Xây dựng và áp dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra phù hợp với đặc điểm của từng nhóm ngƣời nộp thuế về quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Xây dựng và trang bị kỹ năng thanh tra, kiểm tra theo từng chuyên ngành, từng lĩnh vực, từng sắc thuế.

Tăng cƣờng các chƣơng trình thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp lớn nhƣ Toyota và Honda.

Xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo kỹ năng thanh tra, kiểm tra cơ bản: thanh tra, kiểm tra các sắc thuế, thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, ƣu đãi thuế; kỹ năng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế; xử lý vi phạm hành chính thuế; kiến thức tin học phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; kỹ năng xử lý sau thanh tra, kiểm tra; kỹ năng điều hành hoạt động của đoàn thanh tra kiểm tra cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn.

Đẩy mạnh đào tạo đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử cho lực lƣợng thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ thanh tra, kiểm tra đối với ngƣời nộp thuế.

3.2.5. Đẩy mạnh công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Đẩy mạnh việc đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp đánh giá rủi ro, phân loại đối tƣợng nợ thuế. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế đầy đủ từ các thông tin bên trong và bên ngoài ngành thuế với sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin. Xây dựng phƣơng pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hƣởng của sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài (kinh tế hay lập pháp) tới số thuế nợ của ngƣời nộp thuế.

Sắp xếp, tổ chức bộ máy hợp lý, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng của hệ thống quản lý nợ thuế. Bố trí công chức quản lý theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, thƣờng xuyên có số nợ đọng phát sinh kết hợp với tập trung quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đảm bảo mục tiêu huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế để chánh trồng chéo với cán bộ ở các bộ phận khác.

Nâng cấp, hoàn thiện các ứng dụng quản lý nợ nhằm nâng cao hiệu quả công việc cho cán bộ quản lý nợ thuế. Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình

độ sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ thuế cho tất cả các cán bộ quản lý nợ thuế trên địa bàn.

Nghiên cứu quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ; bổ xung những nội dung qui định về thủ tục, trách nhiệm của các bộ phận trong việc thực hiện đôn đốc thu nợ thuế.

3.2.6. Coi trọng công tác tổ chức cán bộ

- Về tổ chức bộ máy:

Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế, Chi cục thuế tinh gọn, đảm bảo thực hiện chức năng quản lý thu thuế chính, phù hợp với thực tiễn quản lý tại địa phƣơng, nhằm tập trung nguồn lực để phát huy hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế theo mô hình quản lý thuế kết hợp hợp lý giữa quản lý thuế theo chức năng vơi quản lý theo đối tƣợng, cụ thể: tổ chức bộ máy cơ quan thuế theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tƣợng.

Triển khai mô hình quản lý đƣợc thực hiện đồng bộ với việc đổi mơi phân cấp quản lý thu thuế theo hƣớng: Cục thuế tập trung thực hiện chức năng chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thuế trên địa bàn, trực tiếp quản lý các doanh nghiệp lớn theo phân cấp và các doanh nghiệp vừa trên địa bàn quản lý. Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp nhỏ, và quản lý các sắc thuế điều tiết đối với thể nhân.

Đổi mới chế độ ủy nhiệm thu thuế gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại các đội thuế xã phƣờng, đội thuế liên xã phƣờng để công tác quản lý thuế hiệu quả hơn theo định hƣớng: đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn , địa bàn rộng, kinh tế xã hội còn chƣa phát triển thì cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu một số khoản thuế cho Ủy ban nhân dân xã hoặc một tổ chức có chức năng phù hợp với thực tế ở địa phƣơng; đối với xã, phƣờng, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đã có hệ thống các điểm thu của Kho bạc, Ngân hàng thƣơng mại thuận lợi cho ngƣời nộp thuế thì không thực hiện ủy nhiệm thu.

- Về nguồn nhân lực:

Thực hiện công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế.

Đối với cán bộ, công chức mặc dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng nhƣng năng lực còn yếu cần cho đi đào tạo, bồi dƣỡng thêm để đáp ứng yêu cầu công việc.

Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cho cán bộ thuế, quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức: đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho công chức mới vào ngành; bồi dƣỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý; đào tạo bồi dƣỡng khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý...

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng nhƣ kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hóa công sở và đạo đức công chức cho cán bộ công chức thuế. Do là địa phƣơng có nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trên địa bàn nên Cục thuế có chính sách bồi dƣỡng tiếng anh chuyên ngành cho cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu quản lý.

Điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế từng chức năng đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý, đảm bào giảm dần cán bộ, công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cƣờng nguồn nhân lực cho chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra. Cơ cấu nguồn nhân lực theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đặc thù, giảm tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

Đổi mới phƣơng thức đánh giá phân loại cán bộ công chức trên cơ sở đánh giá cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc. Tăng cƣờng công tác luân phiên, luân chuyển. Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.

3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế

Xác lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống chứng thực điện tử, cấp chữ ký số của các đơn vị đƣợc cấp phép cấp để đƣa dịch vụ sử dụng chữ ký điện tử vào các thủ tục hành chính thuế giữa cơ quan thuế với ngƣời nộp thuế và trao đổi trong nội bộ ngành thuế.

Xây dựng và triển khai hệ thống về chính sách an toàn, bảo mật để vận hành hệ thống tập trung tại Cục thuế. Đảm bảo thống nhất với quy định của ngành thuế và của Bộ tài chính. Tăng cƣờng hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin cho từng cán bộ trong ngành thuế trên địa bàn nhằm đảm bảo phục vụ yêu cầu kỹ thuật.

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Xây dựng hệ thống thuế điện tử nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp tốt hơn. Kế hoạch ứng dụng thuế điện tử đƣợc thực hiện đồng với các nội dung: cải cách hành chính thuế, đổi mới thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Cơ quan thuế từ câp Cục thuế đến cấp Chi cục thuế tiếp tục đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công điện tử trong việc hỗ trợ doanh nghiệp gửi tờ khai qua mạng, kê khai trực tuyến, xây dựng cổng thông tin điện tử trao đổi thông tin về thuế với các Ngân hàng để hỗ trợ ngƣời dân, doanh nghiệp nộp thuế qua mạng, qua thẻ ATM.

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về ngƣời nộp thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung thông tin đầy đủ, chính xác về ngƣời nộp thuế và tình hình thu nộp thuế tại Cục thuế. Củng cố và nân cấp cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp đã đƣợc xây dựng từ giai đoạn trƣớc. Xây dựng và triển khai ứng dụng khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung này phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý thuế theo phƣơng pháp rủi ro.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đá ứng yêu cầu công việc quản lý thuế trên địa bàn. Xây dựng và chuẩn hóa chức năng nhiệm vụ của cán bộ tại Cấp cục thuế và Chi cục thuế ở từng vị trí công tác, có chính sách đãi ngộ và tuyển dụng cán bộ thông tin có trình độ cao phù hợp với yêu cầu của ngành. Phối hợp đào tạo, tập huấn nâng cao trình sử dụng, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin cho 100% cán bộ, công chức ngành thuế trên địa bàn.

3.2.8. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý thu thuế

Đầu tƣ xây dựng mới văn phòng Cục thuế theo phƣơng án đã đƣợc phê duyệt. Xây dựng trụ sở mới cho những Chi cục chƣa đƣợc đầu tƣ hoặc trụ sở hiện tại không có nâng cấp, mở rộng do hạn chế về diện tích đất hoặc kết câu hạ công trình cũ không đảm bảo.

Ƣu tiên những trụ sở làm việc phải thay đổi vị trí do chia tách địa bàn quản lý, do thay đổi quy hoạch của địa phƣơng hoặc tại nơi có các công trình công cộng đi qua. Xác định nhu cầu Đội, Trạm trong địa bàn tỉnh gắn với cơ chế ủy nhiệm thu để có phƣơng hƣớng cụ thể trong việc xây dựng hệ thống Đội, Trạm. Kiểm kê lại toàn bộ hệ thống Đội, Trạm trong toàn tỉnh, xác đinh nhu cầu thực tế của Đội, Trạm trên cơ sở của số thu, biên chế, địa bàn hoạt động và cự ly so với Chi cục thuế. Nếu nhu cầu thực sự cần thiết thì tiếp tục sử dụng, nếu bố trí đƣợc về Chi cục thuế thì thanh lý, chuyển giao hoặc bán đấu giá Đội, Trạm theo đúng quy định.

Đầu tƣ sửa chữa, cải tạo mở rộng trụ sở làm việc, đối với những trụ sở làm việc của Chi cục thuế thiếu diện tích, đã xuống cấp và không phù hợp với điều kiện sử dụng thì cho phép cải tạo mở rộng theo hƣớng hiện đại và hợp khối với công trình cũ trong điều kiện có đất dự trữ và có khả năng nâng chiều cao công trình.

Mua sắm tài sản, thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuyên môn của ngành. Trang bị tài sản là phƣơng tiện làm việc của cán bộ công chức theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 85)