Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 49)

1.1.4 .Đặc điểm của thuế

2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Về vị trí địa lý:

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nƣớc sâu Cái Lân khoảng 170km.

Tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2008, sau khi chuyển huyện Mê Linh về Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 tính đến 31/12/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.008,3 nghìn ngƣời, mật độ dân số 816 ngƣời/km2.

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: Đƣờng bộ có các tuyến Quốc lộ chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2A ( Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đƣờng cao tốc xuyên á Cảng Cái Lân - Nội Bài – Vĩnh Phúc – Lào Cai – Vân Nam ( Trung Quốc) đã khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km. Tuyến Đƣờng sắt có tuyến Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam ( Trung Quốc). Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội. Đƣờng thuỷ phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô ;

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, kinh tế; tỉnh đã trở thành

một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc; hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội...;

Tài nguyên khoáng sản:

Theo đánh giá sơ bộ tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm sau:

Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Gồm than antraxit trữ lƣợng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lƣu, Đồng Thịnh (Sông Lô), trữ lƣợng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập

Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dƣơng) có trữ lƣợng (cấp P2) 693.600 tấn, đã đƣợc khai thác làm phân bón và chất đốt.

Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại khoáng sản này đƣợc phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dƣơng, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng nên chúng chƣa phục vụ đƣợc cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dƣơng, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh đƣợc khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lƣợng 4,2 triệu tấn.

Nhóm vật liệu xây dựng: Gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lƣợng 51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lƣợng 4,75 triệu m3, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lƣợng 307 triệu m3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lƣợng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chƣa đánh giá đƣợc trữ lƣợng.

Dân số và nguồn nhân lực:

Dân số: Dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 là 1.008,3 ngàn ngƣời. Trong đó: dân số nam chiếm khoảng 49,5%, dân số, nữ chiếm khoảng chiếm 50,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2008 là 14,92‰, năm 2009 là 14,13‰, năm 2010 là 14,1‰. Trong 5 năm 2006-2010, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tƣơng đối nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009 và năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nƣớc khoảng 28,1% (năm 2008). Xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh (gần thủ đô Hà Nội, đầu mối giao lƣu với các tỉnh Tây - bắc Bắc Bộ,…), trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, ngoài số lƣợng dân số tăng tự nhiên, dự báo có một lƣợng đáng kể lao động ngoài tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế – xã hội khác ngoài các khu công nghiệp...). dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2015 là 1.130 ngàn ngƣời, trong đó dân đô thị là 452 ngàn ngƣời, dân nông thôn 687 ngàn ngƣời, tỷ lệ đô thị hoá 40%.

Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ) năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm 2009; Trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lƣợng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.

Trên địa bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo, trong đó có 3 trƣờng Đại học, 7 trƣờng cao đẳng, 13 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp và 55 cơ sở có tổ chức dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tân dạy nghề); quy mô đào tạo hơn 37.000 học sinh, hàng năm có gần 15.000 học sinh tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lƣợng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bƣớc vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động; đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung; Đặc biệt là cung cấp và đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Những điểm nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây:

Vào thời điểm tái lập tỉnh, xuất phát điểm nền kinh tế rất thấp, kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP, công nghiệp chiếm 12,86%; thu nhập bình quân đầu ngƣời là 140 USD; thu ngân sách gần 100 tỷ đồng. Tăng trƣởng bình quân GDP từ năm 1997 đến năm 2000 đạt 17,8%, giai đoạn 2001-2006 đạt 16,2%. Năm 2007, tỉ lệ GDP tăng 21,86%, tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt 5.480 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 4.230 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 914 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: công nghiệp, xây dựng chiếm 61,06%; dịch vụ chiếm 24,68%; nông, lâm, thủy sản 14,25%. Chất lƣợng của nền kinh tế đƣợc nâng lên, các nguồn lực đƣợc khai thác hiệu quả, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt cao.

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải:

Nhằm góp phần thu hút, mời gọi đầu tƣ, nhiều tuyến đƣờng quan trọng đã và đang đƣợc khởi công phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là

công nghiệp và đô thị. Bên cạnh việc chi trên 1.000 tỷ đồng cho đầu tƣ phát triển hạ tầng, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực mời gọi các DN có năng lực đầu tƣ vào lĩnh vực này theo hình thức BOT và BT. Đến nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của các DN đến đầu tƣ. Con đƣờng xƣơng sống của tỉnh là quốc lộ 2A đoạn Vĩnh Yên - Nội Bài đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng không chỉ giải quyết sự ùn tắc của lƣợng xe cộ lƣu thông mà còn mở rộng hơn cánh cửa thu hút đầu tƣ đối với Vĩnh phúc. Đƣờng từ quốc lộ 2A nối khu công nghiệp Bình Xuyên với khu công nghiệp Bá Thiện đã hoàn thành; một loạt tuyến đƣờng khác nhƣ đƣờng Nguyễn Tất Thành nối 4 khu công nghiệp, quốc lộ 2B, 2C, Đại Lải - Đạo Tú cũng đang triển khai thi công và đƣa vào sử dụng. Về nguồn cấp nƣớc sạch cho các KCN, tỉnh có kế hoạch triển khai dự án nhà máy cung ứng nƣớc từ nguồn nƣớc mặt sông Lô với quy mô lớn, hiện đang trong quá trình mời gọi đầu tƣ. Trong tình trạng khó khăn chung về điện, bên cạnh việc xây mới, cải tạo mạng lƣới, tỉnh đã làm việc với Tập đoàn Điện lực để bố trí cung ứng đủ điện cho sản xuất của các DN. Hệ thống liên lạc viễn thông cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu đến tận chân hàng rào các khu công nghiệp…

Về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài:

Năm 1997, khi mới đƣợc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc mới có 14 dự án đầu tƣ đƣợc cấp giấy phép với số vốn đăng ký là 303 triệu USD. Luỹ kế đến hết tháng 6/2012, trên địa bàn tỉnh có 634 dự án đầu tƣ, trong đó có 122 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ là hơn 2,4 tỷ USD và 512 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là hơn 25.000 tỷ đồng. Đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến đầu tƣ tại Vĩnh Phúc nhƣ Tập đoàn: Honda, Toyota (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal (Đài Loan), Daewoo Bus (Hàn Quốc)…

Thực tế trong những năm qua, các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc có đóng góp tích cực cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Vĩnh Phúc. Các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố chính thúc đẩy tăng trƣởng và có đóng góp quan trọng vào ngân sách cũng nhƣ tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động trong tỉnh.

Đến năm 2010, Vĩnh Phúc phấn đấu vốn đầu tƣ đăng ký đạt khoảng 2,5- 3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 50-60% tổng vốn đầu tƣ. Kim ngạch xuất khẩu từ các dự án đầu tƣ hằng năm chiếm 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, đóng góp trên 80% tổng thu ngân sách, mỗi năm, giải quyết việc làm cho từ 1,5 đến 2 vạn lao động. Giai đoạn hiện nay, tỉnh đặc biệt chú trọng thu hút các dự án điện tử công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ nhằm từng bƣớc hình thành một trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Vĩnh Phúc. Đồng thời, tập trung khai thác các dự án đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ truyền thống nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hƣớng tới các dự án đầu tƣ từ Mỹ và khối EU. Các lĩnh vực đƣợc ƣu tiên thu hút là du lịch, dịch vụ và nông nghiệp nhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ, khuyến khích các dự án công nghiệp sạch, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Năm 2009, dự báo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện rất nhiều khó khăn: kinh tế thế giới diễn biến khó lƣờng do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tƣ. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nƣớc đang có xu hƣớng giảm, ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh của các DN, việc làm của ngƣời lao động và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát đi đôi với chống giảm phát, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển trên tinh thần “Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển bền vững”. Bằng những hành động cụ thể, Vĩnh Phúc đang nỗ lực hơn để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Nhất là đẩy mạnh công tác quy hoạch và

chuẩn bị đầu tƣ; tập trung xây dựng hạ tầng thiết yếu đến hàng rào các khu công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển khu đô thị, dịch vụ, du lịch, giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho ngƣời dân và DN, tiếp tục hoàn thiện cơ chế ƣu đãi đầu tƣ,… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tƣ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã tác động mạnh đối với kinh tế một địa phƣơng có cơ cấu đầu tƣ nƣớc ngoài cao nhƣ Vĩnh Phúc. Trong cả nƣớc, các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm hơn 60 % nền kinh tế nhƣ Vĩnh Phúc là địa phƣơng chịu tác động rõ nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới. Sau một thời gian dài có tốc độ tăng trƣởng cao, việc suy giảm là quy luật thƣờng thấy của kinh tế. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn ƣớc đạt 4.068 tỷ đồng, bằng 34,5% kế hoạch, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2008. Sáu tháng đầu năm 2009, tổng thu ngân sách trên địa bàn ƣớc đạt 3.821,8 tỷ đồng, giảm 40,9% so cùng kỳ và đạt 38,2% dự toán năm HĐND tỉnh giao, trong đó: thu nội địa ƣớc đạt 3.121,8 tỷ đồng, giảm 24,2%; thu thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ƣớc đạt 700 tỷ đồng, giảm 33,6% so cùng kỳ. Sáu tháng đầu năm 2009 thu hút đƣợc 5 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 80,5 triệu USD, giảm 61,5% về số dự án và giảm 45,4% về vốn đăng ký và 35 DDI, với số vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng, giảm 5,41% về dự án và giảm 38,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Vốn đầu tƣ thực hiện của các dự án FDI ƣớc đạt 89,8 triệu USD, tăng 42,77% so với cùng kỳ và dự án DDI đạt 620 tỷ đồng, bằng 100%so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp khu vực FDI vẫn chƣa có dấu hiệu phục hồi do gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, nhất là hai sản phẩm chủ lực là ôtô và xe máy. Ngoài lĩnh vực thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài thì tỉnh Vĩnh Phúc cũng chú trọng phát triển các khu công ngiệp, cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp trong nƣớc. Có thể kể đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ tập đoàn Prime. Đây là tập đoàn sản xuất gạch Ceramic lớn nhất khu vực Đông nam á và đứng thứ 5 trên thế giới.

Về phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch:

Thƣơng mại, dịch vụ đang trên đà phát triển mạnh, du lịch chậm phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Một số mặt hàng của tỉnh Vĩnh phúc có thị trƣờng khá ổn định, đƣợc trong và ngoài nƣớc biết đến nhƣ sản phẩm oto Toyota, xe máy honda, gạch Ceramic của tập doàn Prime, sản phầm chè xuất khẩu của các công ty nhƣ công ty Thế hệ mới, công ty Đại lợi... Về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 49)