Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH MTV điện lực ninh bình (Trang 69 - 77)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHHMT

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong thời gian nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chƣa cao, biểu hiện ở một số mặt:

Chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản thấp do lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay tăng trƣởng thấp, không ổn định trong thời gian nghiên cứu.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cao, hệ số hao mòn tiến gần đến 1 thể hiện TSCĐ của công ty đã cũ, lạc hậu và cần đƣợc đổi mới, thay thế.

Khả năng thanh toán cao, doanh thu thuần tăng trƣởng tốt qua các năm nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay không cao biểu hiện khả năng kiểm soát chi phí SXKD đầu vào còn nhiều bất cập.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên nhằm đƣa ra các giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Đó cũng chính là cơ sở để Công ty tăng khả năng cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trƣờng hiện nay.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản lý tài sản còn hạn chế

Năng lực quản lý tài sản hạn chế biểu hiện ở các mặt sau: + Quản lý khoản phải thu chƣa tốt.

Các khoản phải thu tăng trong bối cảnh Công ty phải chịu lãi vay sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Trong ba năm qua tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng gia tăng cả

về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng TSNH và đặc biệt là các khoản phải thu khó đòi tăng lên lớn hơn tốc độ gia tăng doanh thu làm hiệu quả sử dụng TSNH giảm. Năm 2012, tốc độ gia tăng tỷ trọng các khoản phải thu so với năm 2011 là 231% trong khi doanh thu tăng 18,36%. Năm 2013, các khoản phải thu có tỷ trọng giảm so với năm 2012 nhƣng vẫn chiếm 19,75 % trong tổng TSNH.

Nguyên nhân là do công tác theo dõi, thu hồi nợ chƣa sát sao, do cơ chế hoạt động vì là doanh nghiệp có mục tiêu công ích phục vụ tƣới tiêu, bơm nƣớc chống úng, xả lũ cho nông, lâm, ngƣ nghiệp nên thƣờng cấp điện cho bơm nƣớc trƣớc và chờ thanh toán từ nguồn ngân sách sau. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích thanh toán đúng kỳ, thanh toán sớm đối với khách hàng chƣa đƣợc Công ty quan tâm thực hiện triệt để.

+ Quản lý dự trữ chƣa hợp lý.

Thật khó để nói tồn kho bao nhiêu là vừa đủ vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lƣợc kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất đặc thù nhƣ ngành điện thì cần có kế hoạch xác định rõ nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ phục vụ sản xuất theo từng tháng, quý, nguyên vật liệu phục vụ khắc phục sự cố đột xuất lƣới điện nhằm giảm thiểu thời gian mất điện do chờ vật liệu đồng thời lƣợng tồn kho hợp lý sẽ tránh đọng vốn tiết kiệm đƣợc chi phí.

+ Quản lý tiền mặt còn bất cập.

Công ty chƣa áp dụng mô hình quản lý tiền mặtgiúp cho hoạt động này có hiệu quả hơn. Do đó, lƣợng tiền dự trữ quá nhiều không có chiến lƣợc đầu tƣ ngắn hạn phù hợp làm giảm lợi nhuận có thể thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn khác dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của Công ty, không tối đa hóa đƣợc giá trị cho chủ sở hữu.

+ Hoạt động đầu tƣ đổi mới thiết bị còn chậm.

Là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện năng, TSCĐHH là một bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Những năm gần đây mặc dù có sự đổi mới, sửa chữa, nâng

cấp TSCĐHH song việc đầu tƣ này không đáng kể so với việc tiếp nhận khối lƣợng lớn lƣới điện hạ áp nông thôn cũ nát cần đầu tƣ, cải tạo nhiều.

Năm 2012 nguyên giá TSCĐHH tăng thêm là 591,4 tỷ đồng đạt 77,56% nhƣng hao mòn TSCĐHH là 478,3 tỷ đồng tỷ lệ hao mòn 122,5%; năm 2013 nguyên giá TSCĐHH tăng thêm 72,2 tỷ chỉ đạt tốc độ tăng 5,3 %, hao mòn là 70,1 tỷ đồng tốc độ hao mòn là 8,06% làm giá trị TSCĐHH giảm 1,41% do nguồn kinh phí từ khấu hao không đủ để bù đắp cho nhu cầu đầu tƣ TSCĐ . Phần lớn TSCĐHH đều không còn mới, năng suất không cao, giá trị còn lại rất nhỏ so với nguyên giá. Điều này dẫn đến chất lƣợng TSCĐ ngày càng giảm làm tăng chi phí nguyên vật liệu và chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng trong quá trình hoạt động dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Đây là một trong những nguyên nhân làm giá vốn hàng bán của Công ty. Đến năm 2012, Công ty đã đầu tƣ thêm nhiều vào TSCĐHH, tổng giá trị TSCĐHH tăng lên hơn 591,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự đầu tƣ này chƣa đƣợc đồng bộ năm 2013 giá trị TSCĐHH giảm 6,8 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay giảm từ 35,5 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 15,96 tỷ đồng vào năm 2013.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý tài sản chƣa phù hợp, chƣa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để quản lý góp phần làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty không cao.

Thứ hai, do công tác khảo sát, thiết kế, tư vấn ĐTXD, thi công công trình điện.

Trong những năm qua, công tác khảo sát, thiết kế, tƣ vấn ĐTXD của Công ty đạt hiệu quả chƣa cao dẫn đến tình trạng đầu tƣ xây dựng công trình điện có giá trị cao nhƣng chƣa hết thời hạn khấu hao mà công trình phải đại tu sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên, đột xuất nhiều gây tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mặc dù năm 2013 chi phí SXKD dở dang có giảm nhiều do công tác thanh quyết toán công trình đƣợc đẩy mạnh. Điều này gây ứ đọng vốn và ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Ngoài ra, có một số công trình khi thực hiện, thời gian và chi phí vƣợt quá dự toán làm giảm lợi nhuận của Công ty so với dự kiến.

Theo đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Công thƣơng việc tiếp nhận dần toàn bộ lƣới điện hạ áp nông thôn cũ nát, hƣ hỏng nhiều khiến công ty phải thực hiện đầu tƣ xây dựng, SCL. Việc này cần huy động sử dụng lƣợng kinh phí không nhỏ nhƣng gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Chi phí khấu hao TSCĐ không đủ bù đắp cho việc mua sắm, cải tạo, ĐTXD, sửa chữa lớn tài sản dẫn đến công ty phải đi vay và chi phí lãi vay, chệnh lệch tỷ giá làm phát sinh chi phí không nhỏ.

Qua ba năm, nguồn vốn tăng lên không đáng kể, từ 636,6 tỷ đồng đến 709,5 tỷ đồng tăng 11,45%. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 163,4 tỷ đồng đến 353,2 tỷ đồng tốc độ tăng 116,16%. Thêm vào đó, các khoản: phải trả dài hạn ngƣời bán, vay và nợ dài hạn có xu hƣớng giảm mạnh làm tổng nợ dài hạn giảm từ 283,7 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 211,3 tỷ đồng năm 2013 tốc độ giảm 25,52% . Cho thấy nguồn vốn đƣợc bổ xung từ vốn chủ sở hữu là chính, điều này phần nào là gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Nguồn vốn đƣợc tài trợ chủ yếu sau vốn chủ là vốn từ chƣơng trình "Hỗ trợ chính sách cải cách ngành điện - DPL1" của Ngân hàng Thế giới (WB). Sự hạn chế về vốn dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cũng nhƣ việc tăng cƣờng doanh thu, phát triển lợi nhuận của Công ty.

Công ty chƣa quan tâm đến vấn đề xác lập và duy trì cơ cấu vốn tối ƣu dẫn đến chi phí vốn lớn gây ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả hoạt động của Công ty làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

Thứ tư, năng lực quản lý tổn thất điện năng

Tổn thất đƣợc chia làm hai loại tổn thất kỹ thuật và tổn thất thƣơng mại, Công ty chịu tổn thất kỹ thuật là do khâu tƣ vấn thiết kế, lập phƣơng án kỹ thuật thiếu hợp lý tạo nên. Tổn thất thƣơng mại của Công ty vẫn còn tồn tại nhất là lƣới điện 0,4kV phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ của đƣờng dây hạ thế.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Nhƣng bên cạnh đó còn có nhóm những nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Nguyên nhân khách quan

Sơ đồ 3.2 – Các nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty

Thứ nhất, nhân tố kinh tế biến động mạnh

Những năm qua thế gới có những bất ổn về chính trị, kinh tế đã ảnh hƣởng không nhỏ tới nền kinh tế trong nƣớc làm tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng tăng cao làm sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng bị đình trệ, điều này làm sản lƣợng điện thụ các năm từ 2011-2013 bị hạn chế. Ảnh hƣởng không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận của Công ty.

Nhân tố tự nhiên Nhân tố khoa học, công nghệ Nhân tố kinh tế Nhân tố chính trị, pháp luật Nhân tố xã hội Hiệu quả sử dụng tài sản

Hơn nữa phải kể đến sự biến động mạnh của tỷ giá. Do nợ dài hạn của Công ty chủ yếu đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàn Thế giới (WB) nên sự biến động mạnh của tỷ giá những năm vừa qua, hệ quả của khủng hoảng tài Mỹ làm lạm phát tăng mạnh, trƣớc đây EVN vay vốn nƣớc ngoài với tỷ giá quy đổi 1USD=13.000đ-14.000đ nay tỷ giá này đã giao động 1USD=20.000đ-21.000đ. Làm phát sinh khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá cho toàn bộ các Công ty sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ trong đó có Công ty Điện lực Ninh Bình. Điện năng với các yếu tố đầu vào là than, khí, thủy điện tất cả yếu tố đầu vào đều chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ biến động của tỷ giá (ví dụ các công ty cung cấp yếu tố đầu vào đều có nợ nƣớc ngoài, mua nguyên liệu của nƣớc ngoài). Vì vậy, biến động của tỷ giá sẽ tác động không nhỏ đến chi phí đầu vào.

Thứ hai, nhân tố khoa học kỹ thuật

Nhân tố này biến đổi và tác động rất lớn đối với doanh nghiệp đƣợc thể hiện bởi sự tiến bộ nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ làm chu kỳ biến đổi công nghệ ngày càng rút ngắn, hao mòn TSCĐ vô hình tăng lên, ứng dụng công nghệ mới khiến Công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng lại nguồn nhân lực.

Thứ ba, nhân tố tự nhiên về thời tiết, địa lý

Từ xƣa đến nay, các yếu tố thuộc về tự nhiên có tác động không nhỏ đến tổ chức, bao gồm các yếu tố sau: Thủy văn, điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất, tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng. Các yếu tố thời tiết diễn biến phức tạp, thời tiết cực đoan không dự đoán đƣợc khô hạn hay lũ lụt ở các mùa trong năm gây khó khăn đến công tác cấp điện ổn định làm phát sinh chi phí (ví dụ nhƣ năm 2012 bão liên tục thời điểm cuối năm gây ra rất nhiều sự cố đƣờng dây và trạm biến áp làm phát sinh thêm nhiều chi phí sửa chữa đột xuất, khiến giá thành 1kWh điện cũng tăng theo đó; khô hạn kéo dài làm hạn chế sản lƣợng của các nhà máy thủy điện gây mất điện luân phiên năm 2011, 2012).

Địa hình miền núi hiểm trở tại nhiều xã trên địa bàn Huyện Nho Quan, Hoa Lƣ, Tam Điệp, Gia Viễn cộng với địa hình giáp biển của Huyện Kim Sơn cũng gây khó khăn nhất định trong công tác quản lý vận hành đƣờng dây và trạm biến áp.

Thứ tư, nhân tố xã hội

Các yếu tố thuộc môi trƣờng xã hội tác động lên các hoạt động và kết quả của Công ty bao gồm: Dân số và thu nhập. Ta thấy các tiêu chuẩn về dân số và thu nhập nhƣ độ tuổi, giới tính, mật độ, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tình trạng hôn nhân, tín ngƣỡng, động cơ, thói quen, sở thích, hành vi tiêu dùng là khác nhau giữa các vùng. Có sự khác nhau rõ rệt giữa thu nhập của dân cƣ ở miền núi, nông thôn, và thành thị dẫn đến nhu cầu tiêu dùng điện của khách hàng có sự khác nhau khá lớn.

Thứ năm, luật pháp chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ

Là Công ty TNHH MTV trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Ninh Bình hoạt động tuân theo phát luật về Luật Doanh nghiệp, Luật Điện lực bên cạnh đó còn tuân thủ các bộ luật khác của Nhà nƣớc ban hành.Việc hành lang pháp lý đang từng bƣớc sửa đổi, bổ xung hoàn thiện khiến doanh nghiệp gặp những trở ngại nhất định trong quá trình SXKD. Luật Điện lực đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005 có ý nghĩa quan trọng, là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên liên quan tới ngành điện có hiệu lực pháp lý cao nhất, đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về điện lực, tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực và sử dụng điện bình đẳng trƣớc pháp luật. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, thực tiễn thi hành Luật cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đặt ra những thách thức đối với ngành điện, đặc biệt khi triển khai thực hiện thị trƣờng phát điện cạnh tranh. Việc quy hoạch và đầu tƣ phát triển điện lực, khâu lập, phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực địa phƣơng còn chồng chéo, chƣa có cơ chế giám sát thực hiện quy hoạch. Vấn đề tiết kiệm điện tuy đã đƣợc triển khai rộng nhƣng chƣa có những quy định, biện pháp, chế tài xử lý nên hiệu quả chƣa cao. Về giá điện, cơ chế điều chỉnh giá điện vẫn còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giảm rủi ro cho doanh nghiệp sản xuất điện khi có sự biến động lớn về giá đầu vào và điều kiện thuỷ văn.

Bên cạnh đó chi phí mua điện do EVN, NPC phân bổ khiến công ty tƣơng đối bị động trong việc tìm nguồn cung giá rẻ nhƣ những ngành có tính cạnh tranh khác.

Kết luận:

Trong chƣơng 3 của luận văn, chúng ta đã tìm hiểu những nét chính về Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình, đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty. Nhận thấy việc sử dụng tài sản của Công ty đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc bảo toàn vốn chủ sở hữu của Nhà nƣớc, quy mô tổng tài sản từng bƣớc đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định ta nhận thấy đó là hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty vẫn còn hạn chế, chƣa cao tƣơng xứng với nguồn vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. Nhằm khắc phục những hạn chế đã chỉ ra để mang lại hiệu quả cho hoạt động SXKD của Công ty, để bảo toàn và phát huy vốn chủ sở hữu của Nhà nƣớc cần phải có những giải pháp hợp lý và tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty, điều này đƣợc tác giả trình bày trong nội dung chƣơng 4.

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH MTV điện lực ninh bình (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)